Hôm nay,  

TQ Phản Đối Nhật Về Phản Ứng Chống Vùng Phòng Không

11/26/201300:00:00(View: 2809)
BẮC KINH - Viên chức cao cấp Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phản đối với ĐS Nhật về phản ứng của Tokyo chống lại "vùng phòng không" của Nhật tại Biển Đông - Tân Hoa Xã đưa tin: hôm Thứ Hai, thứ trưởng Zheng Zeguang đã mời gặp ĐS Kitera Masato và phản đối "các tố giác không hợp lý" về vùng phòng không Hoa Đông mà Bắc Kinh công bố hôm Thứ Bảy.

Bộ ngoại giao Trung Quốc nói: vùng phòng không này đuợc thiết lập để bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ và không phận, phù hợp với luật và sự thực hành luật quốc tế.

Ông Zheng nhắc lại: từ thập niên 1950, trên 20 quốc gia, gồm Nhật, đã làm thế - khi nhắc tới trường hợp đảo Senkaku mà người Hoa gọi bằng tên Diaoyu, thứ trưởng Zheng khẳng định đảo này là 1 phần của lãnh thổ Trung Quốc, nên lẽ tự nhiên "vùng phòng không Hoa Đông" bao gồm đảo này.

Cùng ngày Thứ Hai, phát ngôn viên Qin Yang của Bộ ngoại giao hô hào chính phủ Nhật nỗ lực giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và thương luợng. 1 ngày trước, Bộ quốc phòng đã lên tiếng, mô tả phản ứng của Tokyo là vô căn cứ và không thể chấp nhận.

Mặt khác, Bắc Kinh báo động Washington chớ nhúng tay vào cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật - sau khi chính phủ Hoa Kỳ tỏ ý bất bình với tuyên cáo về vùng phòng không Hoa Đông,

Bắc Kinh yêu cầu Washington tức khắc điều chỉnh sai lầm và đòi ĐS Hoa Kỳ giải thích. Đại tá phát ngôn viên Bộ quốc phòng Yang Yujun tuyên bố "Mục đich của thiết lập vùng phòng không là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh không phận, là hành xử hữu hiệu quyền tự phòng thủ".

Ông Yang khẳng định "Trung Quôc hành động phù hợp với hiến chương LHQ và luật quốc tế". Tân Hoa Xã cho biết Bộ ngoại giao đã phản đối với ĐS Gary Locke, dẫn lời phát ngôn viên Qin Yang.

Tại Tokyo hôm Thứ Hai, thứ trưởng ngoại giao Akitaka Saidki đã tiếp ĐS Cheng Yonghua - cùng ngày, Thủ Tướng Shinzo Abe khẳng định không chấp nhận tất cả các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, và rằng "Các tuyên bố chủ quyền đó không có giá trị với Nhật, Trung Quốc nên rút lại các biện pháp xâm phạm tự do bay tại không phận quốc tế".

Ngoài ra, ngoại trưởng Kishida tuyên bố "Đó là hành động 1 chiều có thể đưa tới hiểm nguy không thể luờng trước".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng trăm người tại thành phố Tigray thuộc phía bắc Ethiopia đã bị đâm, bóp cổ và tấn công cho đến chết trong một cuộc tấn công dựa vào chủng tộc rõ rệt mà có thể dẫn đến tội ác chống nhân loại và chiến tranh, theo tổ chức theo dõi nhân quyền của Ethiopia cho biết hôm Thứ Ba, 24 tháng 11 năm 2020 qua tường thuật của báo The Washington Post.
Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức điều mà họ gọi là “tuyên bố chủ quyền biển quá đáng” của Nga đối với vùng Biển Nhật Bản hôm Thứ Ba, 24 tháng 11 năm 2020, đưa tàu chiến vào một vùng biển được Moscow tuyên bố chủ quyền, một hành động đưa tới cảnh báo từ một tàu chiến Nga, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Ba.
Kế hoạch của Tổng Thống Donald Trump rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan gặp phải sự chống đối từ các nhà lập pháp Cộng Hòa, gồm Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell, người đã liên kết việc này với việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam vào năm 1975, theo bản tin của báo Business Insider cho biết hôm Thứ Hai, 16 tháng 11 năm 2020.
Bộ trưởng Gia đình Cộng Hòa Liên bang Đức, Franziska Giffey, đã quyết định không sử dụng học vị tiến sĩ (Dr.) của cô. Chính trị gia SPD tuyên bố. Đồng thời, bà khẳng định sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch của Berlin SPD vào cuối tháng 11.2020.
“Hôm nay,” theo nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernando Cheung phát biểu, “nhất định là ngày đen tối nhất tại Hong Kong từ trước tới nay,” theo bản tin của Đài ABC News cho biết hôm Thứ Tư, 11 tháng 11 năm 2020.
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án việc chặt đầu hơn 50 người bởi Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria có liên hệ tới những tên tấn công tại tỉnh Cabo Delgado thuôc miền bắc của Mozambique, theo bản tin của CBS News cho biết hôm Thứ Tư, 11 tháng 11 năm 2020.
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á bắt đầu các cuộc họp hôm Thứ Năm mà được dự kiến sẽ đưa tới một thương ước đầy tham vọng được TQ hậu thuẫn vào lúc kết quả bầu cử chưa chắc chắn tại Hoa Kỳ khiến cho nhiều nghi vấn về sự dấn thân của Mỹ trong khu vực, theo bản tin của Reuters cho biết hôm 10 tháng 11 năm 2020.
Sau 4 năm tạo ra nhiểu căng thẳng giữa Tổng Thống Donald Trump và các đồng minh quốc tế quan trọng, các nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng đối với tin tức về chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 hôm Thứ Bảy với sự ca ngợi và chúc mừng, theo bản tin của trang mạng www.buzzfeednews.com cho biết hôm Thứ Bảy, 7 tháng 11 năm 2020.
Các nhà lập pháp Nga đã đệ trình dự luật mà sẽ trao cho Vladimir Putin quyền đặc miễn trọn đời khỏi bị truy tố nếu và khi ông rời khỏi chức vụ, theo các tường trình cho biết qua bản tin của Fox News hôm Thứ Sáu, 6 tháng 11 năm 2020.
Trung Quốc lại có hành động gây thêm căng thẳng trên Biển Đông qua việc họ dự định cho lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong vùng biển mà gọi là “thuộc quyền tài phán” của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 5 tháng 11 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.