Hôm nay,  

Các Nước Bí Mật Đưa Thêm Lính Vô Trường Sa

05/11/200000:00:00(Xem: 4462)
LONDON - Nhiều nước Á Châu đang lặng lẽ đưa thêm quân, xây thêm các căn cứ tại các đaỏ Trường Sa, và điều này dẫn tới cơ nguy có thể sớm có chiến tranh ở Biển Đông, theo phân tích của một tạp chí thuộc Bộ Quốc Phòng Anh Quốc, Jane’s Intelligence Review, hôm 27/10. Tình hình có một phần bị thúc đẩy bởi nỗi lo sợ thiếu năng lượng sắp tới của thế giới, vì ước lượng vùng Trường Sa có thể có tới 30 tỉ tấn dầu.

Biển Đông vẫn là một vùng tranh chấp cao độ, với những đòi hỏi chủ quyền vềTrường Sa và các nguồn tài nguyên tiềm tàng hydrocarbon trong vùng. Clive Schofield, Phó Giám Đốc của International Boundaries Research Unit (IBRU) tại Đại học Durham, đã khảo sát các đòi hỏi về chủ quyền của các quốc gia quanh đảo và khả năng cho một Bộ Luật Hành Xử về Biển Đông.
Sự phức tạp về những tranh chấp chủ quyền và pháp lý chồng chất, Biển Đông có lẽ là nơi tranh chấp nhiều nhất trên quả địa cầu.

Biển Đông là một đường thủy chiến lược cung cấp sự nối mạng chính về hàng hải giữa Aán Độ Dương và Đông Á.

Trong khi việc tranh giành chủ quyền vẫn chưa được giải quyết, các nước tiếp tục tăng sự hiện diện quân đội vào vùng như một phương tiện thi hành việc đòi chủ quyền lãnh thổ, khả năng chạm trán, và chiến tranh hiện xảy ra.

Trong vài tháng gần đây những tranh chấp về Biển Đông được mô tả do sự chiếm đóng các đảo nhiều hơn, tăng lên hoạt động xây cất và nâng cấp những thiết bị hiện có, những vụï đụng tàu thuộc các nước tranh chấp, nhiều sự kiện nổ súng, các sự chống đối. Sự kiện này đưa đến những biện pháp về việc thiết lập một Bộ Luật Hành Xử về Biển Đông để hòa giải sự tranh chấp và giảm xuống cơ hội chiến tranh giữa các nước tranh chấp.

Nhóm 170 đảo gọi chung là Trường Sa nằm về phần phiá nam Biển Đông, trải dài khoảng 900 km từ tây nam đến đông bắc. Đa số các đảo của Trường Sa thực ra là những bãi cạn ngập nước, những vùng san hô và những dòng thủy triều thấp. Được biết chỉ có 36 đảo nhô lên khỏi mặt nước để tạo nên những hòn đảo nhỏ, hòn lớn nhất trong các đảo đó (Itu Aba) chỉ dài 1.4km và rộng 400m. Vùng đất toàn bộ của đảo Truờng Sa đuợc ước lượng ít hơn 8km2, tuy nhiên các đảo trải quanh ra một diện tích 240,000km2.

6 nước nằm ven biển - PRC (People's Republic of China's), the Republic of China (ROC/ Taiwan), Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - đòi chủ quyền về tất cả hay từng phần về quần đảo Trừơng Sa và Hoàng Sa và khu vực hàng hải bao quanh, 6 nước chỉ trừ Brunei, có sự hiện diện của quân đội trên một hay nhiều đảo.

Hoa Lục (PRC) đòi chủ quyền tất cả đảo thuộc Trường Sa dựa trên nền tảng về sự khám phá và sự hiện diện của Trung Quốc trên đảo từ thời triều đại nhà Hán (thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch). Trung Quốc đòi chủ quyền chính thức đầu tiên về quần đảo Trường Sa năm 1950, chưa đầy một năm sau khi thành lập cơ sở trên đảo, để đáp lại việc đòi chủ quyền của Phillippine.

Cũng như Hoa Lục, Đài Loan đòi chủ quyền tất cả những đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên chứng cớ lịch sử. Kết quả về những tranh chấp giữa các đồng minh thời chiến mà chính phủ đại diện cho Trung Quốc, Đài Loan cũng như PRC không có mặt tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco năm 1951 vào cuối thế chiến thứ 2. Kết quả, Đài Loan thương thảo một hòa ước hòa bình riêng với Nhật, được ký vào 28-4-1952. Theo hòa ước thì Nhật giao cho Đài Loan toàn bộ các đảo kể cả Trường Sa, Hoàng Sa.

Phillippines đòi chủ quyền về đảo Trường Sa giống như các nước khác. Tuy nhiên, 36 đảo trong khu vực Kalayaan, chỉ có 8 đảo được chiếm đóng bởi Phillippines.

Năm 1979 Malaysia phát hành một bản đồ để vạch rõ lằn ranh về việc đòi chủ quyền thềm lục địa- gồm các đảo thuộc Trường Sa, gồm những đảo được chiếm đóng bởi Phillipines và Việt Nam. Năm 1983 Malaysia chiếm đảo San hô Swallow, và quân lính đã chiếm hai hay hơn nhiều hơn các đảo 3 năm sau đó.

Phần Việt Nam, Việt Nam khẳng định rằng: "[Việt Nam] đã duy trì sự chiếm đóng có hiệu quả về hai quần đảo [Trường Sa và Hoàng Sa] ít ra từ thế kỷ 17 khi các đảo không thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào, và Việt Nam đã áp dụng chủ quyền một cách có hiệu quả, liên tục và hòa hoãn trên hai quần đảo cho tới lúc các đảo đó bị xâm lăng bởi lực lượng vũ trang Trung quốc.

Hà Nội cũng tuyên bố rằng Pháp đã quản lý các đảo như là phần của nước Việt Nam và những quyền này giao cho Việt Nam với sự chấm dứt về Đông Dương thuộc Pháp. Pháp tuyên bố chủ quyền để có đảo Trường Sa được chiếm đóng vào năm 1930. Tháng 4 năm 1975 quân đội Bắc Việt chiếm giữ 6 hòn đảo của Trường Sa. Lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ ở đảo Truờng Sa năm 1988. Trận "Battle of Fiery Cross Reef" làm cho 75 lính Việt Nam bị chết hay bị mất tích và 3 chiếc tàu của Việt Nam cháy.

Việt Nam hiện chiếm đóng 25 đảo thuộc Trường Sa, nước chiếm nhiều đảo nhất trong bất cứ nước đòi chủ quyền nào. Việt nam đòi chủ quyền về tất cả các đảo thuộc Trường Sa.
Brunei nằm giữa các nước tranh chấp về Trường Sa, Brunei không đưa ra lời đòi chủ quyền công khai nào để dành chủ quyền trên đảo. Tuy nhiên, Brunei đòi chủ quyền EEZ vây quanh đảo san hô Louisa.

Indonesia không bị xem như là nước đối tác trong việc tranh chấp đảo Trường Sa. Tuy nhiên, cho rằng đường hình chữ U của Trung Quốc cắt ngang qua các vùng biển tới miền bắc của đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia - gồm phần về phát triển những khu vực khai thác hơi đốt Natuna khổng lồ.

Sự tranh chấp giữa Indonesia và Việt Nam về đòi chủ quyền hàng hải giữa đảo Natuna của Indonesia và bờ biển Việt Nam về phía tây nam Biển Đông, đòi chủ quyền về thềm lục địa của hai nước vào thập niên 1970s.

Bất cứ khi nào từ "Quần đảo Trường Sa" được nhắc nhở trong báo chí hầu như đuợc thay thế bằng những chữ "theo tin đồn có nhiều dầu hỏa". Ước lượng khả năng về tài nguyên Hydrocarbon của vùng đảo Trường Sa chứa trên 30 tỉ tấn dầu.

Mặc dù "yếu tố" dầu không là vấn đề nổi bật trong những tranh chấp về pháp lý và hàng hải, khái niệm rằng vùng đảo Trường Sa có thể chưa chứng minh được là một nguồn giàu có về dầu hỏa nhưng là một một lý do đặc biệt song song với những yếu tố chiến lược và chính trị. Điều này chỉ làm tăng lên giá dầu mới đây.

Sự quan trọng gắn liền tới khả năng hyrocarbons có lẽ dễ hiểu hơn được dẫn chứng cho sự đói về năng lượng đang gia tăng ở Đông Nam Á - Sự tăng lên về tổng sản luợng (GDP) trong vùng đuợc tiên đoán trên 3% mức trung bình năm nay. Trung Quốc dẫn đầu với 7.2%. Điều đó có thể gây tranh cãi rằng khả năng dầu hoả đã góp phần đặc biệt trong việc dẫn đến những cố gắng về giải pháp tranh chấp ở Biển Đông.

Một Bộ Luật về Hành Xử cho Biển Đông đuợc soạn bởi Phillippines và Việt Nam cho một cuộc họp khối ASEAN hồi tháng 11.1999. Bộ Luật này đã bị từ chối bởi Trung Quốc. Sự chối bỏ Bộ Luật về Hành Xử này dẫn đến những cáo trạng rằng Trung quốc đang hành động như một "kẻ bắt nạt phương bắc" đối với ASEAN.

Tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc xuất hiện để chiếm một thế đứng nhiều chủ động hơn về lời đề nghị Bộ Luật Hành Xử. Bắc Kinh công bố rằng sẵn sàng ký một tài liệu như thế vào năm 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.