Hôm nay,  

Tt Bush Còn Cần Phải Chiêu Dụ Dân Gốc Á Châu

14/05/200100:00:00(Xem: 4854)
WASHINGTON (KL) –Tin của Reuters – Dân Hoa kỳ gốc Á cũng đã sẵn sàng có lịch sử tràn ngập vào hàng cao cấp nhất về chính trị Hoa kỳ trong thời đại của Tổng thống George W. Bush, nhưng việc hội thẩm còn nằm ngoài, liệu tổng thống có nhớ ra để đỡ đần hay là cản trở đối với một trong những sắc dân thiểu số tăng trưởng nhanh nhất.

Với 100 ngày đầu tiên được chấm dứt, vừa đúng lúc Tháng Di Sản Hoa Ky øÁ châu Thái Bình Dương được mở ra, nội các Bush để tâm tới cộng động này và cho vào nghị trình về hội nghị tưởng nhớ của thủ đô Hoa kỳ.

Clayton Fong là người được bổ nhiệm từng làm trong tòa Bạch Ốc dưới thời cha của ông Bush, nay làm giám đốc điều hành của Trung tâm Á châu Thái Bình Dương Quốc gia về người già, ông Fong đã cho biết : “Tôi nhìn vào ly nước thấy đầy một nửa.”

Diễn đàn tại hội nghị của các nhà cầm đầu cộng đồng Á châu Thái Bình Dương của khắp nơi trên đất chú Sam (Uncle Sam) trong tuần này, ông đã chỉ những vụ bổ nhiệm mà ông Bush đã làm. Có những người ngồi trên cao nhớ chính họ đã từ đâu mà ra để không làm mặt lạ, theo như lời của ông Fong, người cũng từng làm việc như liên lạc cho thống đốc tiểu bang với các cộng đồng Á châu tại California.

Nhà cựu chính trị Hoa kỳ gốc Nhật Norman Mineta là người đảo Á châu Thái Bình Dương đầu tiên được đề nghị giữ một chức vụ trong nội các dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nay Mineta làm bộ trưởng vận chuyển trong nội các Bush. Elaine Chao, dân Hoa kỳ gốc Hoa làm bộ trưởng lao động.

“Sự xuất hiện của hai người này thiệt là quá sững sờ” theo lời của ông Fong. Ông nói điều này đang cho thấy người dân Hoa kỳ gốc Á đã được những chiếc ghế trong bàn hội nghị như thế nào.

CHỨC VỤ Ở CẤP THẤP CỦA NỘI CÁC CŨNG CÓ SỰ KHÁC THƯỜNG

Nhưng theo đúng sự quan trọng để cho điểm nội các Bush là những việc bổ nhiệm người nội các cấp dưới, theo như ông Fong đã cho biết.

Bobby Piyush Jindal đang chờ xác nhận để làm phụ tá bộ trưởng kế hoạch và giám định Bộ y tế và xã hội vụ (Health and Human Services). Nếu được xác nhận, Jindal sinh quán tại Louisiana, vừa đúng 29 tuổi, sẽ là dân Hoa kỳ gốc Ấn có cấp bậc cao nhất trong vị trí của chính quyền liên bang Hoa kỳ.

Shinae Chun là một phu nữ Hoa kỳ gốc Đại Hàn của thế hệ đầu tiên, nguyên giám đốc của sở Lao động của Illinois đã được công nhận tuần vừa qua như là giám đốc của Văn phòng phụ nữ tại Bộ Lao động.

Trong bộ tư pháp, Việt Đinh sinh quán tại Việt Nam là người đã tới Hoa kỳ như một đứa trẻ tỵ nạn, Việt Đinh đã tốt nghiệp trường luật của đại học Havard, ông đã được chỉ định giữ chức phó tổng chưởng lý, một chức tương đương với bộ trưởng tư pháp và hiện nay đang chờ để được thượng nghị viện Hoa kỳ công nhận.

Matt Fong, nguyên bộ trưởng ngân khố của tiểu bang California và là ứng cử viên Cộng hòa tranh cử chức thượng nghị sĩ Hoa kỳ đã được đề nghị để phục vụ như thứ trưởng lục quân. David Chu, một dân Hoa kỳ gốc Hoa khác, đang chờ Thượng viện công nhận chức vụ thứ trưởng quốc phòng trông coi về quân số và lực lượng ứng trực.

Ông Fong đã phỏng đoán là trong tám năm của nội các Clinton, có sáu chức vụ trong nội các cấp thấp do dân Hoa kỳ gốc Á Thái Bình Dương đã nắm giữa. Với nội các Bush, “Vào ngày dứt điểm bổ nhiệm, tôi cho rằng chúng ta sẽ nhìn thấy có từ 12 đến 15 dân Hoa kỳ loại này được công nhận để giữ các chức vụ trong nội các.ï”

Karen Narasaki, giám đốc điều hành của Tập đoàn Luật pháp Hoa kỳ Á châu Thái Bình Dương đã không khỏi ngạc nhiên : “Có một cuộc đấu tranh đang diễn ra ngay bây giờ … để xác định nội các này sẽ phải đi theo hướng nào,” theo như bà Naraki đã nói ra trong hội nghị. “Tôi cho đó là một việc còn đang làm.”

Tập đoàn này hoạt động để đưa ra trước dân quyền ( Civil Right : quyền tự do, bình đẳng trước luật pháp) cho dân Hoa kỳ Á châu Thái Bình Dương xuyên qua việc biện hộ và việc rèn luyện.

CĂN BỊNH BẤT BÌNH THƯỜNG CỦA NỘI CÁC BUSH

Gọi ra căn bịnh bất bình thường của nội các Bush, bà Naraki đã chỉ ngay như việc bổ nhiệm ông John Ashcroft vào chức vụ Tổng Chưởng Lý. Đề nghị phong chức cho Ashcroft đã bị đa số các nhóm dân quyền (Civil Right Groups) đã phản đối dựa trên cơ sở là ông này thuộc loại người vô tâm, không nhậy bén đối với các vấn đề kỳ thị chủng tộc.

Bà Narasaki đã cho biết : “Trên mặt khác, người ta phải hiểu cho rằng đây là một xứ sở của những người di dân.”

Bà đang đợi để nhìn xem ông Bush đã làm cái gì trong những vấn đề hiện nay khi quan tâm tới người dân Hoa kỳ gốc Á, chẳng hạn như ban hành luật về những tội thù ghét (hate) – tội nhắm ngay vào các cá nhân căn cứ vào cơ sở như chủng tộc, tín ngưỡng, mầu da, phái tính, thương tật, xu hướng tính phái hay quốc gia gốc – sống nhờ trợ cấp xã hội và diện di dân.

Bà Narasaki đã cho biết, dịch vụ che chở và phải được tiếp tục đối với các di dân đang là vấn đề quan trọng cho phần đông những người nằm trong cộng đồng này. Bà cho biết : “Theo như các ngài biết, sự quan tâm của chúng tôi là kinh tế chúng ta đã bắt đầu trượt (và còn tệ hơn nữa) … chúng tôi biết rõ ai sẽ là con vật hy sinh để tế thần sắp đến.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.