Hôm nay,  

Ai Cập: Phe Đối Lập Từ Chối Đối Thoại Với TT Morsi

12/8/201200:00:00(View: 10468)
CAIRO - Mặt Trận Cứu Quốc (NSF), là liên minh đối lập mới thành lập, từ chối gợi ý đối thoại với TT Morsi.

Tuyên cáo của NSF cho hay bài nói chuyện tối Thứ Năm của ông Morsi không đáp ứng nguyện vọng của toàn dân. Tuyên cáo ghi "Bài diễn văn truyền hình của TT Morsi gây ngạc nhiên vì phủ nhận mọi thực tế là cả thế giới đã thấy qua làn sóng truyền hình cảnh người biểu tình ôn hoà bị tấn công do sự kích động của các thủ lãnh Huynh Đệ Hồi Giáo - phát biểu của ông Morsi có chủ ý chia rẽ quốc dân thành 2 phe. Dựa trên những điều kiện như thế, Mặt Trận từ chối đối thoại theo gợi ý của TT, vì thiếu các nguyên tắc của thương thảo nghiêm chỉnh, bằng cách phớt lờ các yêu sách căn bản của đối lập, là đình chỉ sắc lệnh ngày 22-11, hủy bỏ trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp dự định ngày 15-12".

NSF yêu cầu điều tra về bạo động bên ngoài Dinh TT hôm Thứ Tư, và khẳng định sẽ tiếp tục tranh đấu bằng những biện pháp hợp pháp để bảo vệ các quyền của công dân, và tự do.

Bài nói của TT Morsi lên án đụng độ đổ máu và mời gọi các lực lượng đối lập họp tại Dinh TT vào chiều Thứ Bảy để nói chuyện về giải pháp chấm dứt xung đột. Ông Morsi loan báo: nếu trưng cầu dân ý không chấp nhận bảo dự thảo hiến pháp, cơ quan Lập Hiến mới sẽ đuợc thành lập - ông tái xác nhận mục tiêu của sắc lệnh ngày 22-11 là bảo vệ chủ quyền đất nước và để hoàn thành hiến pháp.


Trang mạng của Huynh Đệ Hồi Giáo cho hay khoảng 3000 người biểu tình chống Morsi tấn công và phóng hoả bản doanh của phong trào hôm Thứ Năm.

Từ Washington, hôm Thứ Năm TT Obama đã điện đàm với TT Morsi để bày tỏ quan ngại về thiệt hại nhân mạng trong cuộc biểu tình tại khu vực Dinh TT Ai Cập. Bạch Ốc cho biết: TT Obama nhấn mạnh rằng tất cả thủ lãnh chính trị Ai Cập cần làm rõ với cảm tình viên của họ là bạo động không thể chấp nhận.

Quân đội đã giải toả khu vực phiá trước Dinh TT - thiết vận xa và hàng rào kẽm gai ngăn không cho dân chúng đến gần. Dân chúng và các đoàn thể chống chính quyền đã trở lại tập họp tại công trường Tahrir - biểu tình đuợc dự kiến rộng lớn cùng với lệ cầu nguyện ngày Thứ Sáu hàng tuần.

NSF mô tả bài nói chuyện truyền hình của ông Morsi là đóng cửa đối thoại và hô hào dân chúng khắp nước xuống đường. Phát ngôn viên Hussein Abdel Ghani tuyên bố "Chúng tôi tiếp tục leo thang biểu tình và vận dụng các phương tiện hoà bình".

1 tổ chức thanh niên tham gia NSF kêu gọi tuần hành từ các đền Hồi Giáo tập trung tại công trường Tahrir.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.