Hôm nay,  

Du Khách Mỹ Lo Nước Việt: Cộng Sản Bị Tây Hóa Quá Mau

05/02/200600:00:00(Xem: 5243)
Bài báo của Rhoda Amon trên báo Newsday ghi nhận cảm nghĩ của ông sau chuyến du lịch VN, như sau.

Joe Griffey với mái tóc điểm hoa râm trong dòng du khách hối hả bước ra từ khách sạn Trúc Xanh ở Đà Nẵng. Hai ông lái xe ôm đã luống tuổi vẫy tay với câu chào tiếng Mỹ nhanh nhẹn. Griffe lập tức chụm hai chân lại và chào đáp trả.

Và một ông lái xe ôm nhận ra Griffe, người đã từng đến Đà Nẵng - lần chót lúc ông còn là một thiếu tá Quân đội Hoa Kỳ vào năm 1968. Nhưng giờ đây ông có nhiệm vụ khác - người hướng dẫn một nhóm du khách Friendship Force International, một tổ chức được cựu TT Jimmy Carter và người bạn, Wayne Smith thành lập để khuyến khích gia tăng sự hiểu biết thế giới, phần lớn thông qua các chuyến du lịch và lưu trú tại nhà dân.

"Thay đổi nhiều quá," Griffe 68 tuổi, kêu lên khi ông đối diện với những người lái xe ôm. "Có lẽ họ là những người lính miền Nam VN cũ."

Chúng tôi đã trải qua nhiều chuyến du lịch VN, hầu hết ở miền Bắc. Thật ngạc nhiên khi chúng tôi bước vào các khách sạn, nhận ra thái độ hiếu khách và thân thiện nồng nhiệt ở Hà Nội, vốn là thủ đô thù địch cũ, hơn hẳn TP Saigon cũ của người Việt miền Nam vốn là nơi ăn chơi linh đình.

Chuyến đi của chúng tôi ở Hà Nội không phải là chuyến đi tiêu biểu. Tuy vậy chúng tôi vẫn được ông Khong Dai Minh của Hội Hữu Nghị Việt Mỹ chào đón và tặng hoa tại sân bay Nội Bài, với một biểu ngữ lớn: "Chào mừng các viên chức ngoại giao thân thiết đến từ Hoa Kỳ." Minh nhắc nhở chúng tôi rằng người VN đã đánh giặc, nhưng không phải đánh với quân đội chúng tôi, cũng không phải với người Pháp, người Trung Quốc, Nhật Bản, Cam Bốt và các nước khác. Theo ông Minh, họ đã có 15 năm hòa bình sau những tro tàn chiến tranh.

Người đàn bà của gia đình nhà trọ mà Griffe lưu trú, cũng là một thành viên của đoàn du khách, tên Yen, 37 tuổi, một nhà tâm thần học đang làm việc tại một bệnh viện công, trông coi một tòa nhà năm tầng, chăm sóc 2 đứa con, nấu ăn đủ loại món cho cả nhà (gồm cả ông bà ngoại nữa) và khám bệnh cho các bệnh nhân ở phòng mạch tư, tại tầng trệt nhà riêng của họ. Chồng của Yen, Thang, 42 tuổi, làm nghề châm cứu, rất thích hát nhạc Mỹ với dàn karaôkê tại nhà họ.

Đôi vợ chồng này có một đứa con gái 10 tuổi rất thông minh tên là Trinh, nói tiếng Anh lưu loát, làm thông dịch cho tất cả chúng tôi. Căn nhà khách được trang bị các vật dụng hiện đại nhưng không có máy điều hòa không khí, chỉ có quạt trần và một phòng tắm nhỏ mà tôi và Griffe chia nhau sử dụng vì không có màn cửa; chúng tôi đi bì bõm vì sàn nhà tắm ngập nước. Nhưng Yến lo cho chúng tôi bữa ăn sáng rất ngon với thức uống pha chế với trứng, gạo và rau quả. Hai vợ chồng luôn đứng chờ chúng tôi ở dưới tầng trệt mỗi buổi tối khi chúng tôi trở về nhà, sau một ngày dạo chơi các thắng cảnh.

Rời Hà Nội, chúng tôi đi về phía nam VN. Chúng tôi ở trong khách sạn 4 hoặc 5 sao với giường êm và tấm màn cửa nhà tắm đàng hoàng, nhưng hoàn toàn khác với lúc ở Hà Nội, vì ở đấy chúng tôi là những du khách. Tuy nhiên, chúng tôi gặp may, nhờ có một người hướng dẫn cùng đi với chúng tôi suốt tuyến đường: một phụ nữ trẻ dịu dàng, tên là Thu Giang, được Hội Hữu nghị Việt - Mỹ cử đến, luôn nghĩ ra những món ăn cho chúng tôi trên đường đi, kể cả việc xoa bóp cho những người trong đoàn bị đau nhức.

Chúng tôi lội qua giòng nước ngập sâu đến mắc cá chân khi đến thăm cung điện ở Huế. Griffey chỉ một cái lỗ bị đạn bắn thủng khi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ẩn náu trong hoàng cung, sau cuộc đụng độ với quân VC hồi năm 1968. Người hướng dẫn của chúng tôi, mặc đồng phục, ít khi nào nói về cuộc chiến Hoa Kỳ." Đa số họ chưa được sinh ra khi chiến tranh ập đến.

Chúng tôi ăn trưa ở khu Lang Co Beach Resort (Lăng Cô) trong không khí mát lạnh và đầy thú vị. Thức ăn VN được dọn riêng mỗi người một đĩa, với cá và thịt heo, rất ngon miệng. Bữa ăn tối ở trong một nhà hàng sang trọng như Apsara ở Đà Nẵng bắt đầu với cá và súp mì, sau món tôm, và chả giò, bò nhúng giấm, đậu hũ chiên, cơm, trái cây và trà. Món ăn VN ít chất béo hơn Trung Quốc và ít ăn món tráng miệng bằng bánh ngọt, có thể giải thích lý do tại sao hầu hết dân VN đều gầy. Có một lần chúng tôi nhai phải món thịt bò dai cứng, Griffe nói vui rằng đó là phần dưới bụng của một con trâu nước.

Thức ăn VN thường thì rẻ, kể cả ở các nhà hàng sang trọng. Ở Hà Nội, chúng tôi ăn bữa tối ở nhà khách trọ, hóa đơn tính tiền cho cả 7 người chúng tôi chỉ đến 38 đô. Gia đình tính luôn cả tiền taxi, chỉ có 1.5 đô.

VN hiện nay là nước cộng sản nhưng người dân đang đi theo chủ nghĩa tư bản. Sách cẩm nang du lịch cảnh báo các du khách rằng "giá cả hàng hóa nói thách gấp 4 lần giá thật." Tôi phát hiện ra cách khôn ngoan hơn những người buôn bán tinh ranh đó, không phải là cách "xã giao" mà tôi vẫn thường nghĩ.

Nhóm chúng tôi sớm trở thành những "chuyên gia mặc cả." Trong một cửa hàng tơ lụa ở Hà Nội và kế tiếp là Hội An chẳng hạn, Griffe mua 3 chiếc áo T shirt với giá 5 đô. Hyrich mua được một chiếc khăn quàng bằng lụa chỉ có 1 đô. Một số trong nhóm chúng tôi đặt hàng với khổ vừa vặn. Buổi sáng hôm sau khi chúng tôi chuẩn bị ra đi, tôi nghĩ việc đặt hàng như vậy thật là mạo hiểm. Tuy nhiên, chủ nhà may đã giao hàng cho chúng tôi đúng 7 giờ sáng như lời hứa, vừa vặn, mặc dù phần lớn cảm thấy bị chật ở dưới cánh tay.

Sài Gòn là chặng chót của chúng tôi, với chuyến đi thăm Đồng bằng sông Cửu Long và địa đạo Củ Chi. Cửa sông Cửu Long hiện nay đầy những nguy hiểm- Thượng nghị sĩ John Kerry và những người bạn cùng thuyền rất nhanh lẹ trong chiến tranh VN, cũng đang trong một chuyến đi tàu đầy thú vị. Chúng tôi ăn bữa trưa trong công viên ở giữa rừng, và quan sát một chuyên viên nấu cơm lão luyện cho đến khi nó được làm thành những khối tròn bằng cái chén. Một người bán hàng không có một chiếc răng nào chỉ cho chúng tôi xem một con rằng trong trong chai rượu, nói là để chữa bệnh đau lưng.

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống chằng chịt gồm có khu nhà ở, bệnh viện, trung tâm hội họp và nhà bếp. Địa đạo này đã được VC dùng để phóng ra những trận tấn công bất ngờ quân đội Hoa Kỳ và Nam VN. Một nhân viên bảo vệ của VN dẫn chúng tôi đi băng qua khu rừng rậm, thiên nhiên và chỉ cho thấy những cánh cửa đặt bẫy.

Rời khu rừng rậm yên tĩnh, chúng tôi trở lại khu thương mại đông đúc của Saigon, được ăn trong nhà hàng Pháp với nĩa, nhưng cũng có thể với đũa, nếu muốn.

Những bước Tây hóa quá nhanh đã làm nhiều người VN lo lắng. Du khách cũng vậy. Nhìn xuống bờ biển Lăng Cô trải dài chưa bị ô nhiễm, Caroline Barmettler 78 tuổi, thành viên của Friendship Force, tiên đoán: "Nơi đây sẽ mọc lên các khu nhà cao tầng trong một vài năm nữa." Nhưng bà lại mong rằng bà đoán lầm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.