Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6259)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
KIEV - Giai đoạn cuối trong thương lượng tái lập hòa bình tại Ukraine vấp phải trở ngại thực tế vào phút chót: 2 phe đối đầu không thuận rút quân.
SINGAPORE - Thủ Tướng Lee Hsieng Loong hô hào các chính quyền trong khu vực cập nhật giao thương thích hợp với kinh tế chuyển hóa theo thời đại digital (kỹ thuật số) bằng các quy định theo định hướng này.
TAIPEI - Giới quan sát nhận xét: trước bầu cử của Taiwan mà Hoa Lục gọi là “tỉnh nổi loạn”, các biện pháp “bọc đường” được giới lãnh đạo cộng sản của chính quốc gia hạn.
MADRID - Trả lời phỏng vấn của AFP, ngoại trưởng Tây Ban Nha nói rõ: bạo động bùng nổ tại Barcelona là thủ phủ Catalonia để tranh đấu ly khai là định hướng không thể chấp nhận.
SANTIAGO - Phong trào chống chính quyền Chí Lợi tổ chức xuống đường nhiều tuần lễ tại thủ đô bị đàn áp gây ra 1 số thương vong.
TEHRAN - Nứơc cộng hòa Hồi Giáo Iran loan báo: giảm các điểm giao kết trong thỏa ước nguyên tử Vienna 2015 nhằm kềm hãm tham vọng nguyên tử của Tehran.
BAGHDAD - 3 người chết và 19 người bị thương khi lực lượng an ninh Iraq bắn vào đoàn biểu tình tại thủ đô vào cuối tuần qua.
Khoảng cuối tháng 10/2019, cảnh sát Bỉ phát hiện 11 người Syria và một người Sudan trốn trong xe container chở rau quả trên đường cao tốc gần Oud-Turnhout.
Khoảng cuối tháng 10/2019, kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về ký kết thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp một trở ngại lớn khi Chile bất ngờ tuyên bố hủy đăng cai hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2019 - sự kiện mà lãnh đạo Mỹ-Trung dự kiến sẽ gặp nhau.
GENEVA - Tổ chức sức khỏe loài vật (WOAH) cho hay vào ngày 31/10: dịch sốt Châu Phi đang đe dọa giết chết 25% số lượng heo của toàn thế giới, có khả năng đưa tới thiếu hụt thực phẩm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.