Hôm nay,  

Imf: Thêm Quyền Đại Diện Cho Các Nước Đang Phát Triển

05/10/200900:00:00(Xem: 1608)

IMF: Thêm Quyền Đại Diện Cho Các Nước Đang Phát Triển; Mỹ Chiếm 17% Quyền Biểu Quyết Của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)

ISTANBUL  -     Hôm chủ nhật, 1 ủy ban của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố hậu thuẫn ý kiến tăng thêm quyền biểu quyết cho các nền kinh tế đang phát triển.
 Ủy ban tiền tệ và tài chính của định chế quốc tế này tán đồng đề nghị chuyển 5% quyền biểu quyết cho các nươc kém ảnh hưởng để phản ảnh các thay đổi thực tế của kinh tế thế giới.
Tuyên cáo của IMF viết : cải tổ về định mức là cấp thiết với tính hợp thức và hiệu năng của định chế này.
IMF định sẽ xét lại các tiến bộ tại hội nghị kế tiếp họp tại thủ đô Hoa Kỳ vào ngày 24-4-2010, và tìm kiếm thỏa thuận về tỉ lệ biểu quyết vào đầu năm 2011. Sau đó, thay đổi sẽ là đối tượng biểu quyết của cơ quan lập pháp của 1 số nước thành viên.
Ông Youssef Boutros-Ghali, chủ tịch ủy ban, tuyên bố "Tiến trình này đòi hỏi thời gian, không hoàn tất trong một sớm một chiều - chúng ta đang cải tổ 1 cơ chế phức tạp, tinh tế, và có ảnh hưởng với mọi phần của thế giới".


Hội nghị thường niên 2009 của đang họp tại Istanbul, tiếp theo quyết định của thượng đỉnh Pittsbug biến nhóm G-20 trở thành diễn đàn chính quyết định các vấn đề kinh tế của thế giới.
Sáng chủ nhật, bộ trưởng ngân khố Hoa Kỳ Tim Geithner phát biểu : cải tổ để có sự đại diện sát thực tế, đáp ứng và có trách nhiệm hơn là hệ trọng để củng cố vai trò hợp thức của IMF.
G-20 quy tụ các nền kinh tế đang lớn mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Theo ông Geithner, việc cải tổ cơ chế điều hành của IMF cũng là sinh tử để hiện đại hoá tổ chức đại diện 186 quốc gia.
 Hoa Kỳ khuyến cáo thu nhỏ ủy ban điều hành nhưng vẫn duy trì số ghế đại biểu của các thành viên đang phát triển.
IMF thường đặt dưới quyền lãnh đạo của 1 viên chức Âu Châu, và Ngân Hàng Thế Giới dưới quyền 1 chuyên gia Hoa Kỳ.
 Tại IMF, Hoa Kỳ chiếm 17% quyền biểu quyết.
Tại cơ quan từ thiện OXFAM, cố vấn Caroline Pearce nhận xét : cần có thêm tiếng nói của các nước nghèo và bỏ quyền phủ quyết của Hoa Kỳ.
Phóng viên báo cáo : tại hội nghị Istanbul, nhóm 35 nước mắc nợ nhiều nhất hoan nghênh vai trò của G-20.
Bộ trưởng tài chính của Cameroon phát biểu : chúng tôi cần ít nhất 1 phiếu để gần 1 tỉ dân châu Phi có thể bày tỏ quan điểm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.