Hôm nay,  

Lhq: Phải Tăng Gấp Đôi Thực Phẩm, Cứu Nạn Đói, Năm 2050

01/02/200900:00:00(Xem: 1787)

LHQ: phải Tăng Gấp Đôi Thực Phẩm, Cứu Nạn Đói, Năm 2050; Năm 2050: Dân Số Thế Giới Sẽ Lên Tới 9 Tỉ Người

Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã có khủng hoảng thực phẩm toàn thế giới. Năm ngoái, giá cả lên cao đối với các thực phẩm căn bản đã dấy lên làn sóng bạo động tại khoảng 30 quốc gia.
Trong tháng 6, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để đối phó với tình trạng đó. Trong tháng 7, nhóm G-8 đã cam kết hành động. Nhưng trong mùa thu, mọi việc sụp đổ từ những thị trường tài chánh. Hiện nay, giống như ngọn núi bắp, những lo ngại kinh tế của nhiều quốc gia đe dọa chôn vùi các quan tâm của họ đối với việc gia tăng nạn đói trên thế giới.
Giá thực phẩm nhẹ bớt đi trên các thị trường toàn cầu, nhưng vẫn còn cao trong nhiều nước. Giá cả thay đổi, tín dụng siết chặt, và tiền bạc eo hẹp (cả cá nhân và chính quyền) đang tạo khó khăn hơn cho những nông gia vay mượn để đầu tư và trồng trọt mùa màng.
Tại cuộc họp tiếp theo về nạn đói trong tuần này, Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng có thêm 40 triệu người trong giới "thiếu dinh dưỡng" trong năm 2008, đưa số người đói lên gần 1 tỉ - hay khoảng 1/7 dân số thế giới. Bởi vì các quốc gia hiến tặng chỉ cống hiến nhỏ giọt trong số 22 tỉ đô la mà họ đã cam kết trong năm ngoái.


Trong khi đó, việc sản suất lương thực phải tăng gấp đôi vào năm 2050 để ngăn chận số người đói quá lớn giữa số lượng dân số toàn cầu tăng lên từ 6.5 tỉ tới 9 tỉ người, Liên Hiệp Quốc cho biết như vậy.
Thế giới có thể giải quyết nan đề này. Trong thập niên 1960, "cuộc cách mạng xanh" kỹ thuật trong các lãnh vực trồng trọt mễ cốc, hệ thống tưới nước, và bón phân đã nâng cao mức sản xuất thực phẩm, đặc biệt tại Á Châu. Nhưng Phi Châu thì vẫn không có tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Thay đổi khí hậu cũng được cho là đã làm tồi tệ hơn những khó khăn trong việc sản xuất tại những khu vực này.
Theo Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ cải thiện việc chứa giữ thực phẩm cũng có thể gia tăng mức sản xuất từ 30 tới 40% trong nhiều quốc gia nghèo nàn.
FAO phỏng đoán rằng chỉ 30 tỉ đô la mỗi năm đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và sản xuất là có thể xóa sạch những nguyên nhân căn bản đưa đến nạn đói trên thế giới vào năm 2025.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.