Hôm nay,  

Mỏ Dầu Cạn, Tìm Dầu Từ Cát

25/02/200700:00:00(Xem: 3033)

Mỏ Dầu Cạn, Tìm Dầu Từ Cát: Sẽ Tái Cấu Trúc Kỹ Nghệ Dầu

Tin từ ký giả Carola Hoyos từ London đăng trên báo mạng Financial Times cho rằng từ 15 năm qua, nhân loại đã phải chuyển sang sử dụng các nguồn dầu phụ, mà việc khai thác thường rất tốn kém và hủy hoại môi sinh trầm trọng. Đó là vùng mỏ cát Canada và vùng nhựa đường vành đai Orinoco của Venezuela.

Một phúc trình của Wood Mackenzie, văn phòng tham vấn đặt tại Edingburgh, Anh ước lượng rằng thế giới hiện đang khai thác khoảng 6,600 tỉ thùng dầu, gas như thế từ cát và nhựa đường do nhu cầu năng lượng gia tăng. Cho tới nay người ta mới khai thác được 8% các nguồn dầu khó khăn như vậy vì lâu nay thế giới thường dựa vào các nguồn dầu và khí dễ khai thác hơn. Và chỉ mới có 15% của 3,600 tỉ thùng dầu nặng phụ trội đó được khai thác. Phần còn lại hiện nay vẫn còn là thách thức đối với con người.

Wood Mackenzie nói rằng không rõ là liệu sau năm 2020 nguồn dầu hiện nay sẽ đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng của nhân loại nữa hay không. Do vậy mà các sản phẩm khí lỏng có thể sẽ trở thành nguồn tăng trưởng quan trọng. Và sự thay đổi khuynh hướng cung cấp dầu sẽ đòi hỏi phải tái cấu trúc nền kỹ nghệ năng lượng.

Tập đoàn Royal Dutch Shell và Total của Liên Âu, cũng như ExxonMobile và Chevron của Hoa Kỳ đã bắt tay vào việc đầu tư mạnh mẽ ở Canada và Venezuela. Các tập đoàn năng lượng khác, trong đó có Hoa Lục cũng đang nhìn về khả năng phát triển dầu nặng ở Madagascar.

Devron Energy năm ngoái đã bỏ ra 2.2 tỉ đô để mở rộng qui mô khai thác một loại đất sét ở Barnett, Texas. Việc khai thác này theo dự trù sẽ mang lại cho Hoa Kỳ 40% sản lượng từ nguồn dầu khó khai thác này vào năm 2020.

Tuy nhiên theo nhà đầu tư kỹ nghệ Matthew Simmons, sự thách thức của công cuộc khai thác này quả vô cùng lớn lao, khắc nghiệt và ông là người đã gây ra cơn sốc dữ dội khắp thế giới dầu hỏa khi đặt câu hỏi rằng liệu Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu quan trọng nhất thế giới có thể tiếp tục gia tăng sản lượng dầu cung cấp thêm nữa hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.