Hôm nay,  

Ai Cập: Đối Lập Biểu Tình, Đòi Thêm Dân Chủ

5/26/200500:00:00(View: 6049)
CAIRO - Hôm Thứ Tư, cảnh sát và công an chìm đánh và bắt người biểu tình tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp để mở đường cho bầu cử TT đa đảng. Phe chống đối phê bình trưng cầu dân ý là chưa đủ trong tiến trình mở rộng dân chủ, vì cac điều luật cải tổ sẽ bảo đảm không có thử thách quan trọng chống TT Mubarak và đảng đương quyền sẽ tiếp tục nắm quyền. Phóng viên nhận thấy khó tìm kiếm những cử tri dự định bỏ phiếu "không", nhưng không rõ điều này có phải là phản kháng hay không lưu ý tới biện pháp mà giới quan sát tin rằng sẽ được thông qua.
Mặc dù điều kiện an ninh khắt khe, 5, 6 tổ chưc đối lập kêu gọi tẩy chay và 1 số tập thể dự định xuống đuờng trong ngay trưng cầu dân ý.
Biểu tình rải rac được ghi nhận trên đường phố và có bạo động lẻ tẻ. Nhiều cuộc tập trung bị cảnh sát giải tán bằng sức mạnh. Trên 12 người của phong trào Kifaya chống Mubarak bị phe cảm tình viên của TT Mubarak đánh đập - người biểu tình kêu cứu cảnh sát, nhưng 1 viên chức cao cấp hạ lệnh cho cảnh sát rút lui, mặc cho người biểu tình đánh đập.

Có nơi trong thành phố Cairo, 150 phần tử thân chính quyền đánh hội viên Kifaya bằng cây gỗ giương biểu ngữ chống Mubarak. Phóng viên ngoại quốc chứng kiến an ninh chìm đánh và chửi mắng người biểu tình, đặc biệt là phụ nữ. Cảnh sát loan báo 10 người bị bắt trong khi phong trào Kifaya báo tin ít nhất 2 đoàn viên Kifaya bị thương. Tại trung tâm Cairo, 350 nhân viên của đài truyền hình quốc gia tập trung bên ngoài cơ sở, phát cờ và hô hào dân chứng đi bỏ phiếu.
TT Mubarak lãnh đạo Ai Cập từ năm 1981, và mỗi 6 năm lại được lưu nhiệm bằng thủ tục trưng cầu dân ý về 1 ứng cử viên độc diễn, mà nay ông muốn chấm dứt. Ông Mubarak chưa loan báo ý định tái tranh cử, nhưng dư luận tin rằng ông sẽ tái tranh cử. Điều bị tranh cãi ở luật tu chính là đòi hỏi cac ứng cử viên độc lập phải có 250 giới thiệu của cac nhà lập pháp và nghị viên địa phương. Tu chính án cần ít nhất 51% số phiếu chấp thuận - khi được thông qua, luật bầu cử sẽ đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn cho cuộc bầu cử dự kiến vào Tháng 9.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
BRUSSELS - Hàng ngũ lãnh đạo Liên Âu sắp họp tại Sibiu (Romania) để thảo luận tương lai của khối sau ngày vương quốc Anh ly thân – bầu cử QH Âu Châu diễn ra 2 tuần sau hội nghị thượng đỉnh này.
MOSCOW - Nga đánh dấu 74 năm chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã (là ngày lễ lớn nhất tại Nga) bằng 1 cuộc diễn binh tại thủ đô – đây cũng là dịp để Điện Kremkin phô trương kỹ thuật quốc phòng hiện đại, cùng lúc vinh danh sự hy sinh của các giới.
KIEV - Thêm 1 phóng viên chiến đấu chống lại tử thần trong bệnh viện sau 1 vụ hành hung thô bạo – phóng viên Vadym Komarov chỉ mới hứa cung cấp thông tin mới đã bị đánh.
BEIJING - Bệnh nhân của cuộc thí nghiệm liệu pháp mới chống nghiện ma túy là 1 người đàn ông gầy gò đã mất cả vợ con, tiền của vì opioid.
Khoảng đầu tháng 05/2019, Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Wright cho biết, việc triển khai mạng 5G tại Anh có thể bị hoãn vì lý do an ninh. Theo Bộ trưởng, ông sẽ không đánh đổi lợi ích kinh tế khi sử dụng bộ sản phẩm rẻ tiền nhưng có rủi ro bảo mật.
WASHINGTON - Công điện ngoại giao gửi từ Beijing tối Thứ Sáu 3 tháng 5 là tái biên có hệ thống gần 150 trang dự thảo thỏa ước mậu dịch. Nó có thể xóa bỏ kết quả của nhiều tháng thương lượng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới.
ROME - Cơ quan lương nông quốc tế (FAO) báo động: cơ nguy đói đang tăng tại Cận Đông và Bắc Phi – trên 52 triệu người thiếu ăn, đa số tại các vùng xung đột, gồm Libya, Syria, Iraq, Sudan, Yemen.
HONG KONG - Hình ảnh vệ tinh mới có thể giúp thế giới nhận diện lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Trung Cộng đang được xây dựng tại 1 xưởng đóng tàu lớn bên ngoài thành phố Shanghai.
LONDON - Tạp chí y khoa Lancet cho hay: tiêu thụ rượu của thế giới được dự báo tăng 17% trong 1 thập niên. Năm 2030 sẽ có khoảng 50% dân số trưởng thành uống rượu.
BERLIN - 1 nhóm nghiên cứu làm thẩm định áp lực của di trú đánh giá các biện pháp ứng phó của chính quyền Merkel là hữu hiệu – giới chuyên môn cũng nhận thấy hệ thống di trú của Liên Âu là thiếu phối hợp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.