Hôm nay,  

Pháp, Đức Đòi Xiết Thị Trường Tài Chánh

02/04/200900:00:00(Xem: 2418)

pháp, đức đòi Xiết thị trường tài chánh; Anh, Mỹ: Lạc Quan Khả Năng Tìm Kiếm Giải Pháp Chung

LONDON  -    TT Obama và Thủ Tướng Brown tỏ ý lạc quan về khả năng tìm kiếm giải pháp kiểm soát khủng hoảng toàn cầu, và coi nhẹ bất đồng với TT Sarkozy trước lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh G-20.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố: hiện có sự đồng thuận rộng lớn giữa các cường quốc kinh tế và các quốc gia đang phát triển về kế hoạch kích thích kinh tế, trong khi TT Sarkozy báo động rằng Pháp và Đức sẽ không theo phe của thỏa hiệp giả hình, ám chỉ rằng một cam kết rõ ràng không thể bảo đảm.
Pháp và Đức cho rằng chưa có đủ hành động để xiết chặt các giám sát với hiện tượng quá đà của thị trường tài chính.
 Cuộc tranh cãi làm hạ thấp kỳ vọng về thành quả của hội nghị thượng đỉnh G-20 bắt đầu bằng dạ tiệc tối Thứ Tư 1-4 trước các thảo luận cụ thể.
Qua bản thông cáo chung phổ biến sau cuộc hội đàm tay đôi, TT Obama tuyên bố "Các bất đồng nếu có đã bị phóng đại, tôi tuyệt đối tin tưởng rằng hội nghị này phản ảnh sự đồng thuận rộng lớn về nhu cầu hành động phối hợp để giải quyết các nan đề".


Thủ Tướng Brown cũng nêu cao khả năng đồng thuận trong lúc các nhà lãnh đạo của G-20 tán đồng kế hoạch tăng dự trữ của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) tới mức 500 tỉ MK để sẵn sàng cứu nguy nước nào khó khăn.
Nhà lãnh đạo Pháp xác nhận rằng ông sẵn sàng tranh luận hơn là chấp nhận đồng thuận mơ hồ về những vấn đề cấp thiết như là giám sát thị trường tài chính và diệt trừ các thủ đoạn trốn thuế.
Trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Europe-1 sáng Thứ Tư 1-4, TT Sarkozy tuyên bố "Tôi không là 1 phần của hội nghị thượng đỉnh kết thúc bằng các thỏa hiệp giả hình không giải quyết các nan đề mà chúng ta đang đối đầu".
Về phần nước Đức, Thủ Tướng Angela Merkel nói: các nhà lãnh đạo không nên né tránh thực tế và tìm kiếm đồng thuận yếu ớt về định chế của thị trường tài chính tương lai.
Cần nhắc lại rằng tại hội nghị G-20 họp trong Tháng 11, các nước hưá hẹn tránh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, nhưng kể từ khi đó đã có 17 quốc gia bắt đầu tài trợ các ngành nghề nội địa và hạn chế nhập cảng, theo nhận định của Ngân Hàng Thế Giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.