Hôm nay,  

Đối Lập Đòi Hạ Bệ Musharraf

21/02/200800:00:00(Xem: 2764)

- Mỹ Kêu Gọi Các Phe Hợp Tác

ISLAMABAD  -    Theo AFP, TT Pakistan Pervez Musharraf đã bác bỏ đòi hỏi phải rời bỏ chức vụ hôm Thứ Tư và kêu gọi một “liên minh hòa giải” với đảng đối lập thắng thế để hình thành một tổ chức có thể thu hút được sức mạnh từ sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ.

Musharraf đã đưa ra lời tuyên bố chính thức đầu tiên kể từ sau cuộc bầu phiếu quyết định bầu Quốc Hội nước này hôm Thứ Hai, bắt buộc ông phải đấu tranh cho sự địa vị chính trị sau khi những người thân cận bị thất bại nặng nề. Bản thông báo của Bộ Ngoại Giao xác định rằng tổng thống Musharraf nhấn mạnh đến sự cần thiết phải liên minh hòa hợp cho sự cai trị trong hòa bình, phát triển và tiến bộ của đất nước Pakistan.

Tuy nhiên tại cuộc họp báo vào cuối ngày Thứ Tư, phu quân cố thủ tướng Benazir Bhutto đã tố cáo viên chức thẩm quyền Pakistan không chịu công bố kết quả bầu cử và đang cố tìm cách thay đổi kết quả bằng cách gian lận.

Các đảng đối lập thắng đa số phiếu trong cuộc bầu cử QH tại Pakistan cho biết họ muốn hành động theo hướng khác trong việc đối phó với du kích Hồi Giáo cực đoan, bằng đối thoại hơn là đối đầu. Ông Zardari, chồng goá của cố lãnh tụ Bhutto, tuyên bố: trật tự chính trị mới sẽ thắng, và cho biết QH tân cử sẽ thay đổi nhiều phần trong các chính sách đã đưa tới sự chống đối TT Musharraf và đảng cầm quyền.

Chính phủ Bush muốn thấy giới lãnh đạo đối lập tìm cách hợp tác với TT Musharraf, là đồng minh chống khủng bố trong 6 năm qua, nhưng nhận rằng điều này không chắc xẩy ra. Ông Zardari tỏ rõ ý định không làm việc với bất kỳ ai trong chính quyền Musharraf, tuy mong muốn 1 chính phủ đồng thuận toàn quốc, và cho biết sẽ bàn việc tổ chức 1 cuộc liên hiệp giữa 2 đảng với cựu Thủ Tướng Sharif - nhưng các điều kiện ông Sharif đã đặt ra gồm: luận tội TT Musharraf, phục chức các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã bị TT Musharraf cách chức hồi Tháng 11. Ông Zardari không đòi hỏi luận tội TT Musharraf, và chủ trương thay đổi từng bước nhỏ, vì cho rằng dân chủ hoá là 1 tiến trình dài và gian khổ.

Trong 1 buổi họp 50 đảng viên cao cấp, ông Zardari nói: việc ưu tiên là bỏ các hạn chế với truyền thông và tái lập hệ thống toà án độc lập. Trong khi đó, cựu tham mưu trưởng quân đội là Tướng Jehangir Karamat nhận xét rằng cuộc bầu cử vừa qua sẽ đưa tới 1 chính phủ hữu ích cho Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với các thế lực ôn hoà.

Các nhà phân tích khác đồng ý - như phân tích gia Shuja Nawaz tại thủ đô Hoa Kỳ nói "Cuộc nổi lên của QH ôn hoà tại Pakistan là tin tốt cho Washington".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.
Hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5, Tổng Thống Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công dữ dội vào Bắc Kinh, nêu ra những hành vi sai trái từ gián điệp đến vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông, và tuyên bố một loạt các biện pháp trả đũa sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào khủng hoảng sâu hơn, theo CNN cho biết. "Họ đã xé toạc Hoa Kỳ như chưa có ai từng làm trước đây," theo ông Trump nói về Trung Quốc, khi ông tuyên bố cách Bắc Kinh đã "đột kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, chọn Bắc Kinh như một lá cờ trung tâm chạy đua trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5 năm 2020 tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) – một hành động bất ngờ có thể phá hoại việc đối phó vi khuẩn corona trên toàn cầu và làm cho tổ chức này thêm khó khăn để dập tắt những mối đe dọa bệnh tật khác. Trump đã chỉ trích cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này vì thất bại trong việc lên tiếng cảnh báo nhanh chóng khi vi khuẩn corona đã trỗi dậy và cáo buộc tổ chức này đã giúp TQ che đậy mối đe dọa mà nó bày ra. “Vô số sinh mạng đã bị lấy đi và khó khăn kinh tế sâu rộng đã bị gây ra cho toàn cầu,” theo ông Trump cho biết trong một thông báo từ Bạch Ốc.
Một lần nữa Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông hôm Thứ Năm, 28 tháng 5 năm 2020, khi chiếc khu trục hạm phi đạn dẫn đường loại Arleigh Burke là USS Mustin đã vào gần Quần Đảo Hoàng Sa, theo bản tin CNN cho biết. Hải Quân Hoa Kỳ đã 2 lần đưa tàu chiến vào Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước để thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông và thực hiện một hoạt động tương tự gần Hoàng Sa trong tháng 3.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt ít nhất 300 người trong các cuộc biểu tình cả ngày và nhiều vụ đụng độ khắp thành phố, khi nhiều cư dân xuống đường biểu tình chống dự luật gây tranh cãi nhằm đưa lãnh thổ này vào tròng kiểm soát của Bắc Kinh thêm nữa, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm 27 tháng 5 năm 2020. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông khi nhiều người hô to các khẩu hiệu. Nhiều cảnh sát đã chận và truy tìm các cư dân, gồm nhiều học sinh, và bao vây những người biểu tình bị nghi ngờ, buộc họ phải ngồi xuống thành hàng trên mặt đất.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay, xịt ớt và vòi rồng khi nhiều ngàn người biểu tình chống dự luật an ninh được đề xuất nhằm siết chặt sự kềm kẹp của Bắc Kinh lên lãnh thổ bán tự trị. Những người biểu tình tụ tập đông đảo tại nhiều quận buôn bán đông đúc nhất của Hồng Kông vào trưa xế Chủ Nhật, 24 tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi quốc hội TQ bắt đầu làm việc về các luật chống nổi loạn và an ninh, đã đưa tới sự chống đối từ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Cuộc biểu tình không được phép và trong sự thách thức của luật giữ khoảng cách xã hội.
Thời hạn sắp hết đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí mà, nếu để cho nó hết hạn, thì thế giới sẽ không còn các hạn chế hợp pháp đối với vũ khí nguyên tử Mỹ và Nga lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Nếu TT Trump không gia hạn Hiệp Ước Giảm Trừ Vũ Khí Chiến Lược Mới (New START) -- chỉ giữ thỏa ước kiểm soát vũ khí Mỹ-Nga – hay tiếp tục thương lượng một hiệp ước thay thế, thì nó sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm tới. Đó là chỉ 16 ngày sau khi TT Trump bắt đầu nhiệm kỳ 2 hay người kế vị ông tuyên thệ nhậm chức.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.