Hôm nay,  

Tq: Mở Chương Trình ‘ngàn Nhân Tài’ Thu Hút Chất Xám

24/09/201000:00:00(Xem: 3996)

TQ: Mở Chương Trình ‘Ngàn Nhân Tài’ Thu Hút Chất Xám

SAN FRANCISCO   -      Khi từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ để theo học ngành kỹ sư tại trường Stanford năm 1982, chàng sinh viên Weiping Li không định ở lại lâu - nhưng sau khi lấy cấp bằng Ph.D. anh nhận thấy những cơ hội tốt nhất là tại nước Mỹ.
Anh bằng lòng nhận việc dạy khoa điện cơ tại trường Lehigh ở Pennsylvania, nhập tịch và lập gia đình.  Nhưng, cách đây mấy tháng, Li rời Hoa Kỳ để làm việc tại 1 quốc gia đang bùng nổ kinh tế, với các trường đại học tăng đâàu tư vào tương lai. Đó là nước bản quán của Li  Trung Quốc.
Được tuyển dụng trong chương trình gọi là "Ngàn Nhân Tài" của Bắc Kinh, Li được cử làm khoa trưởng của ban tin học thuộc trường đại học khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Trường cấp cho giáo sư Li nhà ở rộng 2000 feet vuông, và chi phí dọn nhà trị giá gần 150,000 MK.
Li nói "Tôi thấy đây là 1 cơ hội - cũng như khi tôi đến Hoa Kỳ vào thời đểm có nhiều cơ hội mà chúng tôi có thể tưởng tuợng tại Trung Quốc".
Li là 1 trong hàng trăm khoa học gia gốc Hoa trở về quê hương để nhận các chức vụ cao tại trường đại học và phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh là khởi động việc canh tân khoa học kỹ thuật, là lãnh vực chậm tiến bộ ngay cả khi nền kinh tế Hoa Luc đã qua mặt Nhật để trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì của thế giới.
2 khoa học gia từ châu Âu về đã đuợc cử làm bộ trưởng y tế và bộ trưởng khoa học kỹ thuật. Ông Vivek Wadhawa, doanh nhân trở thành học giả có liên lạc với các trường Harvard, Berkeley và đại học Duke, nói "Họ tìm kiếm các đấu thủ hạng A.  Họ giao phòng thí nghiệm, họ cung cấp mọi thứ bạn cần. Họ làm cho bạn cảm thấy như anh hùng".


Trong số các nhân vật nổi bật có giáo sư Yigong Shi đã bỏ trường Princeton để làm 1 khoa trưởng của trường Tsinghua - giáo sư Rao Yi rời trường đại học Northwestern để làm 1 khoa trưởng tại trường đại học Bắc Kinh. Giáo sư Shiyi Chen bỏ trường John Hopkins để làm khoa trưởng khoa cơ khí của trường đại học Bắc Kinh.
Trung Quốc đã kiên nhẫn chờ nhiều thập niên sự trở về của những khoa học gia giỏi nhất và thành công nhất. Cho đến gần đây, họ chưa thể cung cấp cơ sở nghiên cứu tân tiến và tài trợ để thu hút. Nhưng, từ vài năm qua, họ đã đầu tư nhiều vào hạ tầng cơ sở, trường đại học.  Mục tiêu của Bắc Kinh là nhanh chóng biến các khám phá mới thành sản phẩm càng sớm càng tốt.
Ông Richard Applebaum, giáo sư của trường UC Santa Barbara mới từ Trung Quốc về, kể cho biết 1 công viên khoa học bên ngoài thành phố Shanghai có kích thước như 1 thành phố.
Chương trình "Ngàn Nhân Tài" không chỉ chiêu dụ "ruà biển" nhưng cũng sẵn sàng linh động để thương luợng với "hải âu", là những chuyên gia chia thời gian giảng dạy ở 2 nước. 1 "hải âu" đuợc biết là giáo sư Chao Tang của trường UC San Francisco - ông là nhà sáng lập và giám đốc trung tâm sinh học lý thuyết tại trường đại học Bắc Kinh. Ông nói : họ có mọi thứ : tiền, nhà cửa và sinh viên thông minh, để xây dựng 1 hệ thống, họ cần con người.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ hiện nay, các nhà nghiên cứu thấy là khó tìm tài trợ của liên bang và các trường đại học công như UC đối diện nhu cầu giảm ngân sách.
Bắc Kinh ra sức thuyết phục giáo sư Tang trở về luôn. Ông nói : có thể quyết định khi các con lớn hơn. Theo lời ông, Hoa Kỳ không nên quan ngại về "xuất huyết chất xám", vì sẽ hưởng lợi từ sự hợp tác của khoa hoc gia 2 nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.