Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Rồi Nó Bón… Không Ra

10/10/200300:00:00(Xem: 6015)
-Nguy quá rồi, Bác sĩ ơi.
- Đau ruột dư hay sao mà nhăn nhó ôm bụng vậy". Hãy bỉnh tĩnh nói tôi nghe xem nào
-Từ sáng tời giờ tôi không đại tiện.
-Thế ngày hôm qua cụ có đi cầu không
-Ngày nào mà tôi chả di. Chắc bác sĩ phải cho tôi thuốc xổ đi. Kẻo mà nó sinh bệnh táo bón thì nguy lắm.
Vâng đó là ưu tư hôm nay của cụ Nhân.
Từ nhiều năm nay, cụ là bệnh nhân "ruột" của bác sĩ Luyện. Có vấn đề sức khỏe nào dù lớn hay nhỏ cụ đều đến ông thầy vui tính này. Cụ thường xin hẹn vào lúc cuối chầu, vãn khách. Để hai người có cơ hội nói chuyện nhiều hơn. Mà ông bác sĩ cũng không phiền hà gì. Vì đây là giờ rảnh, nên thầy thuốc bệnh nhân có cơ hội tâm sự với nhau. Họ biết nhau từ lâu nên ngoài chuyện bệnh tật, còn nói về thiên hạ sự. Chuyện bên nhà, chuyện ở đây. Gọi là để thông tin cho nhau ấy mà.
Thấy cụ Nhân cứ lâu lâu lại ám ảnh với chuyện đại tiện táo bón, thầy lang bèn dành một một thời gian dài để đả thông vấn đề với ông bệnh nhân …
Niềm e ngại bị táo bón là một trong những than phiền thông thường nhất của mọi người. Nhất là ở quý vị cao tuổi.
Chẳng thế mà theo thống kê, hàng năm số tiền bỏ ra để mua các loại thuốc chống táo bón lên đến cả tỷ mỹkim. Và trên thị trường có cả trăm loại thầm dược này, Các tay sản xuất trả tiền quảng cáo rùm beng trên đài cũng như trên báo. Ngồi ăn bữa cơm, mà cứ nghe thấy giới thiệu thuốc đi cầu, mà mất cả khẩu vị.
Không hiểu từ căn bản lý luận nào mà nhiều người vẫn cứ tin tưởng là mỗi ngày phải đi cầu một lần mới được. "Nếu không, chất độc nó ngấm vào máu tôi thì sao"".Mỗi sáng, trước khi đưa con ra xe bus đi học, bà mẹ đều hỏi xem con đã "pu" chưa. Nếu mà con nói chưa , là bà mẹ lại lo ngại, chiều về hỏi nữa. Bà chỉ sợ là con bị bón.
Theo các chuyên gia y học, chỉ được coi là táo bón khi nào ta đại tiện dưới hai lần một tuần. Hoặc đi cầu mà phải rặn, cục phẩn rắn cứng. Hoặc cảm thấy là phẩn vẫn ngoan cố, nằm đâu đó ở hậu môn, không chịu ra hết.
Có nhiều người lại quá quan tâm cả đến hình dáng, kích thước, mầu sắc cục phẩn. Thấy nó khác hôm qua hôm kia là la hoảng. Chỉ thiếu điều mời ông Tiên Cẫu tới nếm phẩn, định bệnh mỗi ngày cho chắc dạ.
Việc thải chất bã dinh dưỡng tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Ta có uống nước đầy đủ không. Có đang uống thuốc trị bệnh nào. Thói quen đi cầu của ta ra sao. Đang có bệnh kinh niên nào không…
Nhiều người có thói quen đi cầu mỗi ngày. Có người hai ba ngày một lần. Có người đi một ngày hai lần, có người chỉ có một lần. Đó là thói quen riêng của mỗi cá nhân. Cũng như trong lúc ngồi bàn cầu thì có vị thích đọc báo, nghe nhạc, làm thơ hoặc nói điện loại viễn liên.
Nhưng, đột nhiên mà mất thói quen, kéo dài trong vài tuần thì lúc đó là ta phải quan tâm, theo dõi. Và cho thầy thuốc hay ngay. Nhất là khi có kèm vài dấu hiệu như buồn nôn, ói mửa, ngầm ngầm đau trong bụng…
Xin nhắc lại làsự tiêu hóa một món ăn mất khoảng 8 giờ đồng hồ, kể từ lúc ta ăn cho tới khi phế thải cặn bã,
Một giờ sau khi ăn, thực phẩm được bao tử, gan, tụy tạng, ruột non xúm nhau vào hành động để biến thành phần tử bé nhỏ hơn mà tế bào có thể dùng được. Năm giờ sau, phần phế thải của món ăn được chuyển xuống ruột già, nước được hút trở lại , rồi sẵn sàng đưa xuống trực tràng sau đó vài giờ để đẩy ra ngoài.

Việc đẩy ra mà ta gọi là đại tiện cho văn vẻ, là do các cơ thịt của ruột già co bóp, đẩy đưa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sức người không ảnh hưởng vào được. Nhưng sức người có thể cầm cự hoãn "mót" được một thời gian ngắn, nếu phẩn xuống trực tràng. Đang lái xe trên xa lộ mót đi thì làm sao đi ngay được; ván bài đang gây cấn làm sao đứng lên vào cầu. Khoan khoan nàng hãy đợi ta. Nhưng phiền một nỗi là nếu đợi quá lâu, ruột hút hết nước, phẩn cứng lại, làm nghẹt lưu thông Thế là bón táo.
Thành ra, thưởng thức xong một đĩa cơm gà, với chút la de, ta ngỡ là xong bổn phận với cơ thể. Mấy ai để ý đến cái công việc tỷ mỉ, công phu mà bộ phận tiêu hóa phải làm sau đó. Để giúp ta nuôi cơ thể của ta.
Thực ra cái nguyên nhân chính đưa tới phân cứng, phân ra bất thường là tại ta ít tiêu thụ chất lỏng và ít dùng chất xơ.
Nước là yếu tố chính. Thử tưởng tượng, nhét một bát cơm, miếng thịt vào một cái ống nhỏ. Đẩy mãi cơm thịt chẳng chịu di chuyển. Nhưng cho chút nước làm trơn tru lòng ống, đẩy nhẹ cơm thịt cũng đi.
Chất xơ không tiêu hóa được. Aên vào làm sao thì nó nguyên con ra như vậy. Lại hút nhiều nước, nên giúp cục phân mềm. Hãy quan sát con bò, con trâu. Aên cỏ toàn chất xơ nên phẩn lúc nào cũng thông, cũng nhão. Chẳng cần viên thuốc táo bón nào cả.
Nhưng với tuổi về chiều, cũng có một số nguy cơ đưa tới "thượng thông, hạ tắc".
Các cụ là hay dùng nhiều dược phẩm lắm. Nào thuốc cao máu, đau nhức, cao cholesterol, kèm thêm vài huờn sinh tố, anti oxidant, bổ thận hoàn, thuốc an thần thuốc chống trầm cảm…Oâi thì đủ loại. Mà nhiều thuốc cũng gây táo bón. Cho nên khi thấy thói quen đi cầu của mình bị rối loạn sau khi uống một loại thuốc nào đó, thì thông báo cho thầy thuốc hay ngay. Để thay thuốc, bớt phân lượng.
Táo bón là một trong những dấu hiệu chính của Ưu tư, trầm cảm. Khi người ta buồn, con ruồi đậu khóe mép còn chả muốn đuổi, nói chi đến tín hiệu mót đi cầu. Lại còn tác dụng của thuốc trị sầu hoặc biếng ăn, biếng uống.

Lạm dụng thuốc sổ, thuốc táo bón khiến cho ruột trở nên lười biếng, không làm việc. Ruột ngồi chờ để thuốc đưa phẩn ra ngoài. Mỗi ngày mỗi quen thuốc, phải tăng liều lượng. Không thuốc không đi.
Đời sống quá tĩnh tại, không vận động cơ thể làm giảm sự co bóp của ruột cũng khiến phân bã ngọa triều lâu hơn trong ruột. Và thói quen đi cầu bị gián đoạn.
Thần kinh suy yếu trong bệnh tiểu đường, tai biến động mạch não, chấn thương tủy sống cũng làm trì trệ sự di chuyển phân bã. Lại còn suy tuyến giáp, rối loạn chức năng đường ruột, suy nhược tổng quát cơ thể cũng góp phần gây khó khăn này. Nhưng đáng lưu tâm hơn là u bướu đường ruột với tiêu lỏng tiêu chặt thay phiên bất thường, máu dính trong phân, bụng đau ngầm ngầm… Tỷ lệ ung thư ruột già ở quý cao niên cũng khá cao đấy ạ.
Nghe thầy lang tây thuyết cho một hồi, ông cụ Nhân dường như tỉnh ra. Cụ gật gù, cụ cười. Cụ đứng lên. Rồi "Tự nhiên như người Hà Lội", cụ mở tủ lạnh riêng của thầy thuốc ở góc phòng. Lấy chai nước khoáng, tu một hơi dài. Cạn bình.
Từ hôm đó, về nhà cụ cứ sách nhiễu cụ bà mua nhiều rau muống về sào thịt bò; rau đay nấu canh cua Cờ Bông; trái vải Hưng Yên, sầu riêng Thủ Đầu Một, về ăn. Rau muống thì tư bản Mỹ nó mới cấm, nên đắt như vàng. Hết cả tiền già.
Rồi cụ vận động liên miên. Trên giường, dưới đất. Cụ bà theo không kịp, vừa vui vừa than …Chưa đã.
Còn ông tây y thì …nhớ ai như nhớ thuốc lào. Lâu rồi chẳng thấy cụ Nhân ghé thăm.
Biết thế mình chẳng nói hết. Để thỉnh thoảng cụ còn tới… Nhỏ to tâm sự với nhau.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 9/03.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.