Hôm nay,  

Xin Thận Trọng Về Thuốc Men

9/23/200000:00:00(View: 6963)
Tại nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, uống thuốc chữa bệnh có thể mua tự do, không cần toa bác sĩ. Bệnh nhân thường được hướng dẫn bởi cán sự dược khoa, không nhất thiết phải là dược sĩ. Thuốc men mua lẻ tẻ, không đúng liều lượng. Bạn cũng có thể mua thuốc dễ dàng bên kia biên giới, từ Mễ Tây Cơ.

Tại Hoa kỳ, ngược lại, thuốc cần toa bác sĩ chỉ định đúng liều lượng. Nếu bác sĩ có lầm lẫn trong vấn đề viết toa thuốc, dược sĩ sẽ kiểm soát lại, và sẽ cho bác sĩ biết nếu có sự sai lầm. Sự lầm lẫn thuốc men có thể đưa tới nhiều biến chứng tai hại, kể cả tử vong. Gần đây có Hãng bảo hiểm đã trả cả bạc triệu để nghiên cứu tìm cách giảm bớt những lỗi lầm trong vấn đề thuốc men.

Sau đây là vài lời chỉ dẫn của Cơ Quan Kiểm Soát Thuốc Men (Food and Drug Administration) về vấn đề sử dụng thuốc uống (AppleSeeds, Fall/Winter, 2000), mục đích tìm cách giảm những lỗi lầm khi uống thuốc:

. Trước hết, bệnh nhân nên ghi chép lại tất cả những thuốc đang uống, liều lượng, sẽ uống trong bao lâu. Kể cả những thuốc mua tự do ngoài quầy, sinh tố, hay dược thảo. Bạn nên cho bác sĩ gia đình biết tất cả những thứ thuốc đang uống. Đôi khi, bệnh nhân còn cho dược sĩ biết danh sách thuốc gì hiện đang uống. Nếu phải nằm nhà thương hay vào Phòng Cấp Cứu chữa bệnh, cũng nên cho bác sĩ trông nom trong nhà thương hay bác sĩ cấp cứu biết danh sách thuốc đang uống. Cũng nhớ nói cho bác sĩ biết mình bị có dị ứng gì, đã bị phản ứng thuốc gì trong quá khứ.

. Khi bác sĩ cho toa thuốc mới, bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau đây:
- Cần biết đánh vần tên thuốc. Dùng thuốc này để làm gì" Tự mình viết tên thuốc cho nhớ. Đôi khi đưa cho bác sĩ gia đình coi lại, nếu có gì thắc mắc.
- Hiểu rõ sau khi uống thuốc, chừng nào thì triệu chứng hay tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
- Hỏi bác sĩ gia đình để hiểu rõ những biến chứng của thuốc, và sẽ phải làm sao nếu lỡ bị biến chứng do thuốc gây ra.
- Nên biết khi nào cần uống thuốc. Cũng nên hỏi cho rõ: ngày uống thuốc 3 lần có nghĩa là cứ 8 tiếng đồng hồ sẽ uống một lần, hay ngày uống 3 lần mỗi bữa ăn" Trước hay sau bữa ăn"
- Cần uống thuốc trong bao lâu"
- Nếu lỡ quên liều lượng thuốc thì sẽ phải làm thế nào" Nhiều bệnh nhân tự động ngưng thuốc uống vì chưa thấy thuyên giảm. Một vài trường hợp như uống thuốc giảm cao huyết áp, hay thuốc hạ cholesterol trong máu, mặc dầu bệnh nhân không cảm thấy gì, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc. Lỗi lầm khác là bệnh nhân uống thuốc trụ sinh nửa chừng, dễ làm vi trùng quen thuốc.


- Nếu không hỏi được bác sĩ gia đình về vấn đề thuốc men, thì bạn nên hỏi dược sĩ. Dược sĩ là những người chuyên môn rành rẽ thuốc men, sự công phạt của thuốc, và biến chứng của thuốc, hơn ai hết thẩy. Đôi khi còn có lời khuyên cho bệnh nhân là nên mua thuốc một nơi, vì ngày nay hầu hết các Nhà Thuốc Tây-Pharmacy đều có máy vi tính, ghi chép đầy đủ thuốc men, rất dễ coi, xét lại.
- Khi bệnh nhân nhận được toa thuốc mới, nên so sánh nhãn hiệu chai thuốc và thuốc bác sĩ vừa cho toa, để chắc chắn không bị đưa lộn thuốc. Nhất là khi xin thuốc-refill, cần phải chắc chắn là mình đang dùng cùng một loại thuốc. Nếu có sự khác biệt hay nghi ngờ, xin đừng ngần ngại hỏi dược sĩ, hoặc nhờ dược sĩ điện thoại hỏi bác sĩ, xem có phải mình đang uống cùng một thứ thuốc hay không"
- Khi dùng thuốc, nên theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự động ngưng thuốc, mặc dầu đã thấy bệnh thuyên giảm.
- Vài loại thuốc chữa cao huyết áp có ít công phạt. Cũng xin đừng ngần ngại hỏi bác sĩ gia đình.
- Không nên dùng chung thuốc với người khác, hay xin thuốc cho người khác. Thuốc có nhiều công phạt hay phản ứng với thuốc khác nhau. Cũng có khi thuốc ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý khác. Đặc biệt nên cho bác sĩ gia đình biết nếu mình hiện đang uống thêm những dược thảo gì" Có nhiều dược thảo phản ứng với thuốc Âu-Mỹ bạn đang uống.
- Cần lưu ý thuốc ngày nào sẽ hết hạn. Hãy vất bỏ thuốc quá hạn. Vì thuốc quá thời hạn không còn tác dụng mạnh và an toàn.
- Thuốc men cần để trong tủ, có nhiệt độ thấp hơn. Cũng có vài thứ thuốc phải để trong tủ lạnh. Nếu thuốc để nơi có ánh nắng mặt trời, chỗ nóng quá hay ẩm quá, có thể làm hư thuốc.
- Sau hết và quan trọng nhất là thuốc cần dấu kỹ, không cho trẻ em leo trèo lấy thuốc. Cũng nên để gần tủ thuốc: số điện thoại của Sở Kiểm Soát Trúng Độc nơi mình đang cư ngụ (Local Poison Control), để lỡ nếu trẻ em uống bậy thuốc, sẽ kịp thời cấp cứu. Và, dù trong bất cứ trường hợp nào: uống lộn thuốc, đều phải đưa bệnh nhân vào nhà thương cấp cứu ngay.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; [email protected] ; Điện Thoại: (714) 547-3915.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mùa thu năm ngoái, số liệu thống kê liên bang cho thấy mức tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ năm 2021 đã giảm hai năm liên tiếp. Dễ thấy rằng nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất là do COVID-19. Đại dịch tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ. Mức tuổi thọ trung bình đã giảm trong hơn hai năm, và giảm gấp đôi ở những người gốc Tây Ban Nha, người gốc da đen và người Mỹ bản địa, khiến đất nước chúng ta thụt lùi lại hai thập niên. Đây cũng là mức giảm tuổi thọ trung bình đột ngột nhất kể từ Thế Chiến II.
Trong tuần này, Đức Giáo Hoàng, Pope Francis đã trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ một khối thoát vị ở vùng bụng khiến ngài đau đớn không thôi. Nó là một khối thoát vị từ vết mổ của các ca phẫu thuật trước đó, được gọi là thoát vị vết mổ (incisional hernia). Thoát vị (Hernia) khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau. Không phải tất cả các loại thoát vị đều phải làm phẫu thuật. Vậy thoát vị thực sự là gì? Và nếu cần phải làm phẫu thuật thì thế nào?
Hoa Kỳ đang bước vào mùa bệnh “Lyme”, và nguy cơ lây nhiễm loại bệnh do bọ ve cắn đang gia tăng, đặc biệt là khi có một nửa số người dân hiện đang sống ở những nơi có bọ ve. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh kịp thời, bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh, viêm khớp và các biến chứng khác, khó mà chữa trị. Mặc dù nhiều loại vắc xin đang được phát triển, nhưng số ca nhiễm đã đạt đến mức độ nạn dịch ở Hoa Kỳ. Có khoảng 476,000 ca nhiễm Lyme được báo cáo mỗi năm, tiêu tốn khoảng 1 tỷ MK chi phí y tế.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh lớn của thời đại. Hơn một phần ba phụ nữ và gần một phần tư đàn ông ở Thụy Điển bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Đối với một số người, thì một sự kiện căng thẳng tâm lý nào đó gây ra trầm cảm, ở những người khác, bệnh dường như bùng phát một cách tự nhiên và với một số ít là do tác dụng phụ của thuốc.
Năm 2011, Gert-Jan Oskam đang sống ở Trung Quốc thì bị tai nạn xe máy, khiến ông bị liệt từ phần hông trở xuống. Giờ đây, với sự kết hợp của các máy móc thiết bị hiện đại, các khoa học gia đã giúp ông kiểm soát lại phần thân dưới của mình, theo trang NYTimes đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2023.
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Y tế Quốc tế WHO đưa ra hướng dẫn mới nhất của họ về chất làm ngọt thay thế đường (non-sugar sweeteners) và khuyên không nên dùng các chất này để giảm cân. WHO đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống với 283 nghiên cứu về chất tạo vị ngọt mà không dùng đường. Nghiên cứu tổng quan này bao gồm cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát (randomized controlled trials and observational studies).
Một số trẻ nhỏ bị dị ứng có thể ăn đậu phộng với liều lượng thấp mà không bị phản ứng nghiêm trọng sau khi đeo miếng dán trong một năm trong một thử nghiệm lâm sàng. Miếng dán thử nghiệm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho các gia đình có trẻ nhỏ bị dị ứng. Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đối với trẻ mới biết đi bị dị ứng với đậu phộng, một miếng dán da mới có thể làm tăng khả năng chịu đựng của các em đối với loại đậu này.
Số ca tử vong do Covid-19 ở Hoa Kỳ hiện đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Dịch Bệnh. Tỷ lệ ca bệnh cũng giảm ở mức tương tự, mặc dù việc lây nhiễm trở nên khó theo dõi hơn do các xét nghiệm nhanh tại nhà được phổ biến rộng rãi; nhiều hệ thống giám sát được thiết lập vào đầu đại dịch cũng đã ngừng hoạt động.
Toát mồ hôi về đêm là một hiện tượng khá phổ biến, và cách giải quyết cũng đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số nguyên nhân đáng lo ngại. Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệt độ cơ thể người bình thường là 98.6 độ F (37 độ C), nhưng thực tế là nhiệt độ đó sẽ thay đổi trong chu kỳ 24 giờ theo nhịp sinh học của chúng ta. Ngay trước khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể của chúng ta bắt đầu giảm xuống, và sẽ đạt mức thấp nhất là khoảng 97.7 độ F trước khi chúng ta thức dậy khoảng ba tiếng. Đây là mức giảm nhiệt tối thiểu, nhưng để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ đó, nhiều người thường phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi – đặc biệt nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị nấc cụt và đôi khi các cơn nấc cụt khá lì lợm, không chịu biến đi. Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý của cơ hoành (diaphragm) – cơ ngăn cách phần ngực với phần bụng, đóng vai trò chính trong việc hít thở – sau đó là các dây thanh âm đóng lại đột ngột.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.