Hôm nay,  

Ác Mộng, Đêm Ngủ Hãi Hùng

01/07/200000:00:00(Xem: 7344)
Mộng mị khi ngủ chỉ là hiện tượng nhắc lại của hoạt động tâm trí. Khi ta ngủ, có 4 giai đoạn: giai đoạn 1 bắt đầu ngủ, giai đoạn 2 ngủ nhẹ, giai đoạn 3 và 4 ngủ thật say. Mộng mị có thể sẩy ra trong cả 4 giai đoạn khi ngủ.

Còn ác mộng là gì"
Là giấc mơ hãi hùng. Người bị ác mộng (nightmares) bất thình lình tỉnh giấc, sẽ nhớ lại rõ ràng giấc mơ vừa qua.
. Phái nữ bị ác mộng thường xuyên hơn phái nam.
. Khoảng 18 phần trăm trẻ em bị ác mộng. Nhiều nhất, tuổi từ 5 tới 12. Mỗi tuần lễ, cứ 4 trẻ em lại có một bị ác mộng.
. Và ác mộng thường sẩy ra khoảng 4 tới 6 giờ sáng.
. Sau cơn ác mộng, vì quá sợ, trẻ thức giấc và bò sang giường bố mẹ.
Trẻ kể cho cha mẹ nghe giấc mơ hãi hùng, và rồi sau đó trẻ sẽ không ngủ lại được (American Family Practice, April 2000).

Và người lớn cũng bị ác mộng:
. Đó là căng thẳng tâm lý tột độ sau những biến cố khiếp đảm (post-traumatic stress disorders, PTSD).Thí dụ điển hình là những lính Mỹ tại Việt Nam sau năm 1975, hay cựu chiến binh chiến tranh Ả Rập và Do Thái năm 1973. Nhưng, tâm lý căng thẳng vì biến cố khiếp đảm, càng ngày càng thấy nhiều trong xã hội chúng ta đang sống (L Culpepper, Hippocrates, June 2000).
. Ác mộng của người lớn cũng có thể do bệnh tâm trí (psychiatric illness), hay bệnh tâm lý, xuống tinh thần (depression). Có thể do bệnh xuyễn, khó thở ban đêm.
. Ác mộng cũng có thể tại thuốc dùng chữa bệnh tâm trí (antidepressants), thuốc chữa cao máu (centrally active hypertensives: beta-blockers, Rauwolfia alkaloids, Alpha agonists), thuốc trị bệnh Parkinson (Levodopa, Selegiline), hay vài thuốc khác như: Flutamide, Procarbazine, Barbiturates.
. Và sau nữa, người lớn có thể bị ác mộng sau khi uống rượu.

Đêm kinh hoàng (night terrors) là gì"
Nhiều trẻ bị những giấc mơ kinh hoàng. Đó là những đêm hết sức hãi hùng. Giấc mơ kinh hoàng thường xẩy ra trong lúc ngủ say, khoảng 1 tới 3 giờ sáng. Trẻ bất chợt thức giấc la hét om sòm. Trẻ bị toát mồ hôi, thở hổn hển. Con ngươi nở lớn. Lúc này trẻ còn ngái ngủ, nhưng mắt vẫn còn mở. Nếu bạn hỏi thì trẻ vẫn còn ú ớ, mê mẩn. Có thể trẻ không tỉnh ngủ hoàn toàn. Đôi khi không nhớ được giấc mơ kinh hoàng vừa qua.

Khi nào hết ác mộng" Hết đêm ngủ kinh hoàng"
Khi trẻ lớn tuổi, những cơn ác mộng và những đêm kinh hoàng từ từ sẽ giảm đi. Có nhiều trường hợp, khi tới tuổi giậy thì, sẽ hết hẳn. Tuy nhiên, có trường hợp lớn rồi vẫn còn ác mộng. Người lớn hay có ác mộng thường là những người giầu tưởng tượng, có óc sáng tạo.

Khi nào ác mộng hay những đêm ngủ kinh hoàng sẽ gây nguy hiểm"
Bình thường, trẻ em bị ác mộng hay la hét trong đêm. Không phải do những bệnh tật hay tâm trí lúc lâm nguy. Ác mộng thường xẩy ra khi trẻ bị cơ thể căng thẳng hay xúc động tột độ. Ác mộng có thể kéo dài 6 tháng sau khi bị xúc động hay tâm lý căng thẳng. Nhưng nếu ác mộng cứ liên tiếp xẩy ra thì có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đêm ngủ mộng mị hãi hùng hay mộng du (sleepwalking) cần phải thận trọng hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình.

Cách chữa ác mộng:
Thường thường, bệnh gây trở ngại cho bố mẹ hay những người sống chung trong gia đình.
. Bởi vậy, chẩn định bệnh ác mộng, cũng như khuyên nhủ thân nhân, đều quan trọng như nhau.
. Cần phải bỏ những vật dụng nguy hiểm trong nhà hay lối đi. Đôi khi phải chặn những đường đi có thể gây tai nạn, nhất là trong trường hợp trẻ bị mộng du.
. Cần khuyến khích, nâng đỡ bệnh nhân thường xuyên, vì khi lớn tuổi trẻ sẽ dần dần hết bệnh.
. Dùng tâm lý trị liệu đôi khi giúp trẻ khỏi bệnh ngủ mê, giảm được ác mộng tới 70 phần trăm.
. Ít dùng thuốc trị bệnh ác mộng cho trẻ.
. Thuốc dùng chữa bệnh tâm lý sau những biến cố căng thẳng tột độ (PTSD), cần bác sĩ chuyên môn về tâm trí điều trị. (J.F. Pagel, American Family Practice, 61: 2037, 2000).

Nói tóm lại, ác mộng hay những đêm kinh hoàng của trẻ không phải do bệnh tật hay xúc động tâm lý. Ác mộng, hãi hùng có thể kéo dài tới 6 tháng. Nhưng dần dần trẻ sẽ quen. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị ác mông, sẽ ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ và sức khỏe. Nên tham khảo bác sĩ gia đình.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích giúp nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.