Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Trái Tim Thi Ca- Trái Tim Khoa Học

30/07/200400:00:00(Xem: 6311)
Một khoa học gia có ý kiến là khi nói tới trái tim, nhiều người thường nghĩ tới hai khía cạnh: thi ca và khoa học.
Vì trái tim được coi như cái nôi của tình cảm yêu thương, của lòng trắc ẩn nhưng trái tim cũng là một máy bơm rất công hiệu.
Mà nói tới tình cảm từ trái tim thì thi ca đã có nhiều diễn tả trong ít nhất là năm khía cạnh " Hỉ, nộ, ái, ố, lạc. Riêng với tình yêu nam nữ thì nhiều không kể, nhất là tình yêu dang dở, đoạn trường.
Nhà văn người Anh Edward G Lytton có ý kiến: "Một trái tim ngây thơ là một vật mỏng manh, và chỉ một lời thề ước giả dối có thể làm tan nát nó."
Cho nên ta thấy những tim tan nát, tim đau, tim phai, tim lạnh trong các vần thơ quý giá của văn chương Việt Nam. Như là:
T.T.KH trong mối tình tan vỡ giữa người con gái vườn Thanh với chàng nghệ sĩ; nàng gạt nước mắt xe duyên với người chồng luống tuổi:
"Bảo rằng : Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi" -Hai sắc hoa ty-gôn
và:
"Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng"
Để rồi:
"Biết chăng chị" Mỗi mùa Đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng" -Đan áo cho chồng

"Biết đâu tôi một linh hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi"
Để :
"Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình".
Cảm thông hoàn cảnh, nhà thơ Thâm Tâm đáp lại:
"Một cánh hoa xưa màu hy vọng
Nay còn dư ảnh trái tim đau" Màu máu ty-gôn.
Chỉ trong một bài thơ "Tim Em" mà Tương Phố của " Đôi ta ân ái lỡ làng, Giữa đường sinh tử đoạn trường chia hai", đã bốn lần nói tới trái tim thương tích:
"Tim em tan nát từ năm ấy" ;rồi
"Em biết tim em đã nát rồi" và
"Tim nát, thời gian lặng lẽ qua"; do trách nhiệm người mẹ phải:
"Vì đứa con côi em phải sống,
Nuôi con rỏ lệ máu tim hòa."
Tâm sự của Nguyễn Vĩ trong cuộc đời phiêu lãng cô quạnh ngày đêm không bến bờ thì:
"Tim đọng tuyết, rã rời tan từng mảnh,
Đêm sầu về tê lạnh lắm, đêm ôi"! Nguyễn Vỹ- Đêm sầu về
Thanh Tịnh trong Tình yêu thì:
"Nhưng, thời gian xóa vết yêu thương,
Trong quả tim tình tắm lệ sương".
Dù Muộn màng, Xuân Diệu vẫn muốn:
"Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
Anh chỉ xin về một chút hương".
Nhà thơ bình dân quần chúng Nguyễn Bính chung tình với:
"Tim ai khắc một chữ "nàng"
Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo"-Lỡ bước sang ngang
Huy Cận-Trình bày nỗi thống khổ ở trần gian sau khi chết để " thuở trần gian- xin Thượng Đế thương tôi":
"Trước Thượng Đế hiền từ tôi sẽ đặt
Trái tim đau khô héo thuở trần gian".
Và Huy Thông
"Nhưng than ôi! Tháng ngày càng tan...biến
Tình vẩn vơ càng quyện Trái tim đau"
Đó là vài trong số trăm ngàn vần thơ với con tim. Các nhà tư tưởng cũng nói nhiều tới trái tim với cuộc đời.
Trong L'Homme et l'Amour, Paul Geraldy nêu ra là "Có những thân thể và khuôn mặt toàn hảo nhưng không có những con tim toàn hảo."
La Rochefoucauld lại nhận thấy " Trí óc luôn luôn bị con tim đánh lừa"
Nhà chính trị W. Churchill quan niệm "một trái tim để thương xót và một bàn tay để ban phúc".
Ngoài ra còn trái tim thiêng liêng Từ bi, Trái tim Vô Nhiễm... mà người người kính trọng.
Chẳng hiểu các lương y, các chuyên viên giải phẫu khâu vá những mảnh tim tan tác như vậy ra sao, nhưng có điều chắc chắn là người trong cuộc cũng chịu nhiều tổn thương thể chất.
Vì về phương diện y khoa học thì các chức năng của khối thịt rỗng ruột, lớn bằng hai nắm tay, nặng khoảng 300 gr, chịu nhiều ảnh hưởng của cảm xúc vui buồn, phẫn nộ.
Đông y ta vẫn thường quan niệm: "Mừng hại tâm, giận hại can, lo nghĩ hại tỳ, buồn rầu hại phế, sợ hãi hại thận" hoặc "Tâm bất lão", "Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu".
Bên Tây y thì từ thế kỷ 16, y sư Hoàng Gia Anh Quốc William Harvey đã có nhận xét: "Bất cứ tâm bệnh nào với đau đớn hoặc lạc thú, hy vọng hoặc sợ hãi đều tạo ra các khích động không tốt cho trái tim".
Vào thập niên 1920, Walter Cannon đã diễn tả phản ứng "cầm cự hay bỏ chạy-fight or flight" của con người trước một thách đố, hiểm nguy.
Đầu thập niên 1930, Wilhelm Raab đã chứng minh những rủi ro gây ra do sự quá nhiều các kích thích tố adrenaline và cortisol trong cơ thể.
Rồi tới năm 1956, Hans Selye đã sử dụng từ ngữ "STRESS" cho hậu quả của các tình trạng căng thẳng đối với cơ thể.

Tới năm 1974, sau nhiều nghiên cứu tìm tòi, các bác sĩ Meyer Friedman và Ray Rosenman lại tìm ra sự liên hệ giữa hành vi của con người với trái tim trong lồng ngực.
Trước đó, và ngay cả bây giờ, người ta thường nói tới các nguy cơ bệnh tim như cao huyết áp, mập phì, tiểu đường, thuốc lá. Nhưng các rủi ro này chỉ là phân nửa của nguyên nhân đưa tới bệnh tim. Trong nửa phần còn lại, phải nói tới các u sầu, căng thẳng, các stress, một sản phẩm của tiến bộ khoa học, của thời đại tân tiến.
Các thầy thuốc Friedman và Rosenman đã tả nhóm người có hành vi cư xử loại A và loại B (Type A & B behavior).
Loại A là những người hay tức giận, nộ khí xung thiên, nộ vi lôi đình. Họ luôn luôn nóng nẩy, khó chịu, đầy ác cảm, mặt mày nhăn nhó, nói năng ồn ào, ngắt lời người khác, mắt chớp liên hồi.
Ngược lại người của nhóm B thì ôn hòa, bình thản, nghe nhiều hơn nói và đầy thiện cảm.
Theo hai tác giả, 15% những người thuộc nhóm A dễ bị cơn suy tim, so với nhóm B chỉ có 7%.
National Institute of Health Hoa Kỳ kết luận là người hành vi nhóm A có nguy cơ gây ra bệnh tim ngang ngửa với các rủi ro khác.
Rồi đến tâm bệnh trầm cảm.
Trầm cảm là một trong nhiều biến chứng trầm trọng nhất của các bệnh về tim cũng như tai biến động mạch não. Quá bán nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì stroke đều rơi vào vòng buông xuôi, u sầu, chán nản. Trong khi đó thì người có bệnh tim mà trầm buồn thì tim bị tổn thương nhiều hơn.
Nghiên cứu kéo dài trong 27 năm trên 270 người tại Đan Mạch cho thấy bị bệnh tim cộng với trầm cảm sẽ bị heart attack nhiều hơn tới 70% và nguy cơ tử vong cao hơn người không trầm cảm tới 60%.
Một nghiên cứu khác với 222 nạn nhân sống sót sau heart attack, công bố trên Journal of the American Medical Association, cho hay là 6 tháng sau khi nhập viện thì tỷ lệ tử vong do trầm cảm lên đến 17% trong khi đó không trầm cảm chỉ có 3%. Cũng ở nhóm này, 18 tháng sau khi nhập viện, nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn ở những người bị trầm cảm tới 14% so với người không buồn sầu.
Ngoài ra, người đè nén cảm xúc cũng hay mắc bệnh tim hơn người cởi mở, dễ dàng thích nghi và tử vong của họ cũng nhiều hơn tới bốn lần.
Tại sao cảm xúc lại ảnh hưởng tới trái tim như vậy"
Sinh hóa học đã chứng minh rằng các cảm xúc mạnh kích thích tuyến thượng thận tiết ra hai kich thích tố cortisol và adrenaline nhiều hơn. Trong đoản kỳ, sự tăng kích thích tố này rất cần cho cơ thể đối phó với khó khăn khẩn cấp, nhất thời.
Nhưng nhiều cortisol quá sẽ đưa tới rối loạn nhịp tim và nếu kéo dài sẽ đưa tới cơn suy tim (heart attack). Cortisol cũng khiến cơ thể tích tụ chất béo ở bụng thay vì ở hông và nâng cao nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhiều adrenaline sẽ làm tăng huyết áp và cholesterol xấu LDL, tăng nguy cơ máu đóng cục, làm tim đập nhanh hơn và sức co bóp mạnh hơn, co hẹp mạch máu. Nạn nhân hay bị hồi hộp, lo sợ, nhức đầu, tay chân run rẩy. Nếu liên tục, các thay đổi trên đều khiến tim làm việc nhiều hơn và đưa tới bệnh hoạn cho cái bơm huyền diệu này.
Aáy là chưa kể, người bị xúc cảm mạnh nhiều khi không để ý tới sức khỏe, không uống thuốc như lời khuyên của thầy thuốc, ăn uống, ngủ nghỉ bất thường nên bệnh trầm trọng hơn. Nhất là trong trường hơpï "sầu đong càng lắc càng đầy" vì " Giết nhau chẳng cái dao cầu; Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa"- Cung Oán Ngâm Khúc.
Kết luận:
Nói vậy thì trái tim máy móc của ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của trái tim cảm xúc, tốt cũng có mà xấu cũng không phải là ít.
Mà ở đời thì nào ai muốn chuyện xấu.
Cho nên "Nuôi cái tâm thì không gì hay hơn là ít tham muốn", như Mạnh Tử nói.
Hoặc, cũng lại người Mạnh Tử: "Nhân hữu kê khuyển phóng, tắc cầu chi; hữu phóng tâm nhi bất tri cầu, ai tai!". Mất con gà con chó còn cất công đi tìm, mà để tâm mình lạc lối lại không biết mang về đường phải, tai hại thay!.
Alfred de Musset thì:
"Le coeur d'un homme vierge est un vase profond.
Lorsque la premie`re eau qu'on y verse est impure,
La mer y passerait sans laver la souillure,
Car l'abime est immense et la tache est au fond"
Khi trái tim bị hoen ố thì nước đại dương nào rửa sạch được. Nói chi đến hậu quả bệnh tật của tim do quá nhiều "Hỉ, nộ, ái, ố, lạc" gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 30-7-04.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.