Hôm nay,  

Ghẻ Ngứa Trên Đất Mỹ

28/10/200000:00:00(Xem: 9279)
Bệnh ghẻ ngứa thường xẩy ra tại những nước thiếu vệ sinh. Nhưng chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy Hoa Kỳ có nhiều ghẻ ngứa, triệu chứng lại rất phức tạp.

Ghẻ ngứa là bệnh rất hay lây. Bệnh do loại bọ ghẻ nhỏ xíu, không có cánh, tên là Sarcoptes scabies (GM Green, MJ Roth, Consultant, September 2000).

Ghẻ cái chui sâu dưới da, mỗi ngày đẻ từ 1 tới 3 trứng. Đôi khi nếu nhìn thật kỹ, có thể thấy vết ngoằn ngoèo ngoài da, là dấu vết của trứng ghẻ nằm dấu dưới da.

Triệu trứng thứ 2 là ghẻ làm ngứa ngáy. Ngứa rất nhiều. Nhất là về ban đêm. Da ghẻ nổi đỏ nằm dọc theo những chỗ ngứa vì gãi.

Phân tích vết da ngứa có thể biết 2 loại ghẻ khác nhau:

. Vết ghẻ ngoài da nằm dọc theo kẽ ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, nách, vú, bụng, hay chỗ bộ phận sinh dục. Thường ghẻ da nằm 2 bên tay chân, có tính cách đối xứng. Da ghẻ nổi lên từng cục nhỏ (nodules, papules), sần sùi. Đôí khi da ghẻ giống lác (eczema).
Da ghẻ không nằm trên đầu hay cổ của người lớn. Nhưng ngược lại, với trẻ em, da ghẻ nổi ở mặt, cổ, hay trên da đầu.

. Ở Mỹ còn có loại ghẻ thứ 2: loại ghẻ Norwegian làm da dầy (scaling) từng mảng, nằm ở chân hay tay. Loại ghẻ này ít ngứa hơn, thường thấy trong trường hợp bệnh nhân yếu miễn nhiễm, như bệnh nhân bị HIV. Ghẻ sinh sản nhiều, vết ghẻ không bình thường, nằm dưới nách, hay bộ phận sinh dục. Đôi khi nổi thành từng cục nhỏ, kéo dài hàng tháng, khó chữa. Dùng thuốc thường khó thuyên giảm. Có trường hợp phải dùng thuốc thoa steroids.

Định bệnh ghẻ: Tìm được những vết ghẻ chui rúc trên mặt da là phương pháp hiệu nghiệm nhất để định bệnh ghẻ. Nhưng cách chính xác nhất vẫn là thử nghiệm kiếm cho được con ghẻ, hoặc kiếm được trứng hay phân ghẻ trên da. Đôi khi phải dùng cách lấy miếng da nhỏ (biopsy) để thử nghiệm,. Một là có thể kiếm được con ghẻ. Hai là có thể phát hiện phản ứng mô da do ghẻ tạo ra, để kết luận là mắc bệnh ghẻ.

Chữa ghẻ:
. Trước hết, nếu nghi ngờ trong gia đình có người bị ghẻ, thì có thể dùng phương pháp tắm gội, rửa ráy bằng đồ gội đầu (shampo) Not-Nice-to- Lice hay Kleen Kill, trong đó chứa chất enzyme cleaners, sulfur hay borax. Phải hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho an toàn. Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem ghẻ đã sạch chưa trước khi cho con em đi học trở lại (www.safe2use.com)


. Nếu vẫn còn ghẻ, có vài loại thuốc giết ghẻ như kem permethrin hay nước lindane (CM Green, MJ Rothe, Consultant, September 2000). Coi chừng lindane độc, chỉ dùng được cho người lớn, không dùng được cho trẻ em hay phụ nữ mang thai. Bác sĩ gia đình sẽ chỉ cách xử dụng thuốc cho đúng.

Nói chung thì thoa thuốc ban đêm, từ cổ trở xuống (tuyệt đối tránh thoa trên mặt, vì mục đích chính là không cho thuốc vào miệng và mắt). Ngày hôm sau phải rửa cho thật sạch bằng nước lạnh. Xin nhắc lại: tránh nước có thuốc lọt vào mắt, vào miệng.

. Không được dùng đi dùng lại thuốc trị ghẻ nhiều lần, vì độc. Cần hỏi bác sĩ gia đình.
. Có thể dùng kiếng phóng đại tìm ghẻ cho mọi người sống chung trong gia đình.
. Quần áo, màn mùng, khăn lau cần giặt rũ cho sạch để bệnh ghẻ không tái phát trở lại. Đôi khi đem luộc tới 120 độ F. Đôi khi dùng thêm đồ tẩy Kleen Kill hay Borax.
. Dội nước sôi vào lược và bàn chải ít ra là 15 phút.
. Theo dõi định kỳ trẻ em vì sợ bệnh ghẻ tái phát.
. Trẻ có thể trở lại trường học sau khi chữa trị đợt đầu. Nhưng giường chiếu, chăn màn, khăn, quần áo cần được khử ghẻ, tẩy rửa sạch sẽ.

Đề phòng ghẻ khỏi trở lại:
. Rửa ráy với Kleen Kill, borax, hay thuốc có Sulfur. Tất cả phải pha loãng. Coi trừng trúng độc, vào miệng, mắt. Có thể dùng thuốc gi (shampoo) Not-Nice-To-Lice.
. Nên thay đổi, giặt rũ quần áo, mùng mền thường xuyên.
. Dội nước sôi, hay dùng Kleen Kill, borax, để giặt rũ quần áo, mùng mền.
. Không nên dùng chung quần áo, khăn, lược chải đầu.
. Và cần nhất, nếu trẻ bị lây ghẻ, báo nhà trường biết ngay.

Tóm lại, chữa ghẻ không khó. Nhưng cần đề phòng ghẻ khỏi trở lại. Cách dùng thuốc trị ghẻ hay thuốc để lau rửa đồ đạc và quần áo để giết ghẻ, đều độc, cần bác sĩ chỉ dẫn.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D, Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.