Hôm nay,  

Twitter Bỏ Lệnh Cấm Các Thông Tin Sai Lệch Về COVID: Một Rủi Ro Nghiêm Trọng Đối Với Sức Khỏe Cộng Đồng

09/12/202200:00:00(Xem: 11959)
twitter
Việc Twitter không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19 được cho là một ‘nước cờ sai lầm,’ đặc biệt là trong cuộc chiến gian truân mà các nền tảng mạng xã hội đang phải đối mặt để chống lại thông tin sai lệch (misinformation) và thông tin giả (disinformation). (Nguồn: pixabay.com)
 
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
 
Thông tin sai lệch về sức khỏe không phải là mới mẻ. Một trường hợp kinh điển là thông tin sai lệch về mối liên quan có chủ đích giữa bệnh tự kỷ và vắc xin MMR, dựa trên một nghiên cứu không đáng tin cậy được công bố vào năm 1998. Dù thông tin sai lệch này hiện đã bị bác bỏ, nhưng những thông tin sai lệch như vậy có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, vào cuối thế kỷ 20, những quốc gia có phong trào chống chích ngừa (anti-vaccine) đối với loại vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP) mạnh mẽ hơn phải đối mặt với tỷ lệ mắc bệnh ho gà cao hơn.
 
Là một chuyên gia nghiên cứu về mạng xã hội, giáo sư Anjana Susarla tin rằng việc giảm bớt kiểm duyệt nội dung là một ‘nước cờ sai lầm,’ đặc biệt là trong cuộc chiến gian truân mà các nền tảng mạng xã hội đang phải đối mặt để chống lại thông tin sai lệch (misinformation) và thông tin giả (disinformation). Rủi ro đặc biệt cao đối với việc chống lại các thông tin sai lệch về y tế.
 
Thông tin sai lệch trên mạng xã hội
 
Có ba điểm khác biệt chính giữa các dạng thông tin sai lệch trước đó và thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội.
 
Đầu tiên, mạng xã hội cho phép thông tin sai lệch lan truyền ở quy mô, tốc độ và phạm vi lớn hơn nhiều.
 
Thứ hai, các nội dung giật gân và có khả năng kích thích cảm xúc sẽ dễ được lan truyền trên mạng xã hội. Điều này khiến cho những thứ giả dối dễ lan truyền hơn sự thật.
 
Thứ ba, các nền tảng kỹ thuật số như Twitter đóng vai trò người gác cổng bởi vì họ tổng hợp, quản lý và khuếch đại nội dung. Điều này có nghĩa là thông tin sai lệch về các chủ đề gây kích động, chẳng hạn như vắc xin, có thể dễ dàng thu hút sự chú ý.
 
Sự lan truyền thông tin sai lệch trong đại dịch COVID-19 đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) gọi là đại dịch thông tin (infodemic). Có bằng chứng đáng kể cho thấy thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 trên mạng xã hội làm giảm khả năng mọi người đi tiêm vắc xin. Các chuyên gia y tế công cộng đã cảnh báo rằng các thông tin sai lệch trên mạng xã hội cản trở nghiêm trọng quá trình hướng tới miễn dịch cộng đồng, làm suy yếu khả năng ứng phó của xã hội trước các biến thể COVID-19 mới.
 
Thông tin sai lệch trên mạng xã hội khiến công chúng nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc do dự tiêm vắc xin COVID-19 là do những lầm tưởng về khả năng miễn dịch cộng đồng và niềm tin vào các thuyết âm mưu.
 
Chống thông tin sai lệch
 
Để chống lại thông tin sai lệch, chính sách kiểm duyệt nội dung và lập trường đối với thông tin sai lệch của các nền tảng truyền thông xã hội là đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp không có các chính sách kiểm duyệt nội dung mạnh mẽ trên Twitter, thuật toán đề nghị nội dung cho người dùng và quản lý nội dung có khả năng thúc đẩy sự lan truyền thông tin sai lệch bằng cách tăng hiệu ứng không gian dội âm (echo chamber effect), chẳng hạn như các nội dung làm trầm trọng thêm sự khác biệt giữa các đảng phái chính trị. Sự thiên vị thuật toán (Algorithmic bias: Sự thiên vị thuật toán là các lỗi có hệ thống và có thể lặp lại trong hệ thống máy tính tạo ra kết quả “không công bằng”) trong các hệ thống khuyến nghị cũng có thể làm nổi bật thêm sự chênh lệch trong vấn đề chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu và những phân biệt chủng tộc trong vấn đề tiêm phòng.
 
Có bằng chứng cho thấy một số nền tảng ít được kiểm soát hơn như Gab có thể khuếch đại tác động của các nguồn tin không đáng tin cậy, và làm gia tăng thông tin sai lệch về COVID-19. Cũng có bằng chứng cho thấy hệ sinh thái thông tin sai lệch có thể lừa dụ những người dùng trên các nền tảng có kiểm duyệt nội dung chấp nhận những thông tin sai lệch bắt nguồn từ các nền tảng ít bị kiểm duyệt hơn.
 
Khi đó, điều nguy hiểm là không chỉ là sẽ có nhiều nội dung chống tiêm phòng hơn trên Twitter, mà các nội dung độc hại đó còn có thể tràn sang các nền tảng trực tuyến khác đang cố gắng chống lại các thông tin sai lệch về y tế.
 
Cơ quan giám sát vắc xin COVID-19 Kaiser Family Foundation tiết lộ rằng niềm tin của công chúng đối với thông tin về COVID-19 từ các nguồn tin có thẩm quyền như chính phủ đã giảm xuống đáng kể, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Ví dụ: tỷ lệ những người ủng hộ Đảng Cộng Hòa tin tưởng FDA đã giảm từ 62% xuống 43%, từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 10 năm 2022.
 
Trong năm 2021, một lời khuyên của Y Sĩ Trưởng Hoa Kỳ đã xác định rằng các chính sách kiểm duyệt nội dung của các nền tảng truyền thông xã hội cần phải:
 
  • chú ý đến việc thiết kế các thuật toán đề nghị nội dung cho người dùng.
  • ưu tiên phát hiện sớm các thông tin sai lệch.
  • khuếch đại thông tin từ các nguồn thông tin y tế trực tuyến đáng tin cậy.
 
Những ưu tiên này cần có sự hợp tác giữa các tổ chức chăm sóc sức khỏe và nền tảng truyền thông xã hội, để phát triển các hướng dẫn tốt nhất nhằm giải quyết thông tin sai lệch về sức khỏe. Việc phát triển và thực thi các chính sách kiểm duyệt nội dung hiệu quả đòi hỏi phải có cả kế hoạch và nguồn lực.
 
Theo những gì các chuyên gia nghiên cứu biết về thông tin sai lệch về COVID-19 trên Twitter, giáo sư Anjana Susarla tin rằng thông báo không còn cấm các thông tin sai lệch về COVID-19 của Twitter thật sự là một điều đáng lo ngại.

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Twitter lifted its ban on COVID misinformation – research shows this is a grave risk to public health” của Anjana Susarla, Giáo sư Hệ thống Thông tin, Trường Michigan State University, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.