Hôm nay,  

Du Lịch Á Châu, Cẩn Thận Với Bệnh Chó Dại

12/08/202013:51:00(Xem: 2481)

Bệnh dại còn được gọi là bệnh chó điên vì trong thực tế thường do chó điên cắn phải…

Bệnh dại vẫn còn là một vấn đề trọng đại tại các vùng Đông Nam Á, Ấn độ, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.

Hằng năm, số tử vong vì bệnh chó dại cắn được ước đoán vào khoảng trên  50.000 người khắp thế 

giới…

                                                                     ***

                                                  blank         

                                            

Bệnh dại: một vấn đề hệ trọng tại các quốc gia đang phát triển

Tại các quốc gia đang phát triển, bệnh dại rất khó kiểm soát vì phần lớn chó không được chủng ngừa dại, ngoài ra sự kiện thả chó chạy rông khắp xóm làng cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cho các loài vật khác và cả cho người.

Bệnh dại tại các quốc gia tây phương thì sao?

Ngược lại, tại các quốc gia Tây phương và Bắc Mỹ, bệnh dại vẫn có nhưng ở một mức độ ít nghiêm trọng hơn.

Tại những xứ nầy, tất cả chó và mèo đều bị bắt buộc phải được chủng ngừa dại hết và luật cũng cấm ngặt việc thả chó chạy rông ngoài đường phố. Khi dắt chó ra nơi công cộng, luật bắt buộc phải có dây xích. Lỡ chó ỉa, chủ phải hốt ngay vô bao plastic và đem bỏ trong thùng rác.

Canada:

Từ năm 2000 đến 2010 có 3 ca bệnh dại ở người (1 ở Québec, 1 ở British Columbia và 1 ở Edmonton, Alberta)

Năm 2010, có tất cả 123 ca bệnh dại ở thú vật được ghi nhận tại Canada. (Theo CFIA) 

Từ năm 1925 đến nay chỉ có 21 người chết vì bệnh dại trong đó có 12 ca đã xảy ra tại tỉnh bang Quebec


http://www.californiadogowners.org/uploads/Image/0206_rabies_394x379.gif

                                        Photo http://www.californiadogowners.org/rabies


Việt Nam cũng có luật lệ quy định vấn đề nuôi chó, nhưng trong thực tế việc áp dụng còn nhiều khiếm khuyết.

 “…Bộ NN&PTNT quy định, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt; không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng..”.(Ngưng trích-Luật sư Đỗ Trọng Linh- Quy định về việc nuôi chó- VnExpress)


Trong tổng số 49 trường hợp tử vong do bệnh dại: nam giới chiếm 60,5%, người dân tộc thiểu số chiếm 44,7%, trẻ em chiếm 21%. Tất cả các trường hợp này đều không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó tấn công. Nguyên nhân không đi tiêm phòng chủ yếu là do ý thức chủ quan cho rằng chó nhà nên không cần tiêm chiếm 80%, 3 trường hợp không hiểu biết về bệnh dại, 3 trường hợp không rõ nguyên nhân và đặc biệt vẫn còn 4 trường hợp sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh dại (Ngưng trích- Tạp chí y học dự phòng-Số ca tử vong của cả nước từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2013)


                                                             http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQFad1NQS_wq6cmIlJjdVmFyl394o-NQ55j9utJ1S0_XMtVDJVI3Q

                                                                     VN chó ốm đói  khắp mọi nơi


Chương trình phòng chống bệnh dại ở thú rừng


 Tại Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, chương trình phòng chống bệnh dại ở thú rừng (chồn, dơi, gấu trúc Mỹ raccoon, chó sói đồng cỏ coyote,  chồn hôi skunk…) cũng đã được áp dụng nhằm mục đích giảm thiểu phần nào sự lây nhiễm bệnh dại từ thú rừng đến các loài gia súc như chó mèo, bò, dê cừu, ngựa v,v…

Người ta áp dụng phương pháp trộn virus bệnh dại vào mồi thức ăn (Oral rabies vaccination hay ORV) và đem thả mồi từ phi cơ tại những cánh rừng đã được chọn lựa trước.


Tại Bắc Mỹ, những loài vật nào thường hay bị dại?

 

Tại Việt Nam, bệnh dại xảy ra nhiều nhất ở loài chó (97 %), kế đến là ở loài mèo (3%).


 Một số thú rừng cũng có thể mang mầm bệnh dại, người ta gọi chúng là những ổ chứa (réservoir) dễ lây nhiễm qua các loài vật khác.


Tại Canada, bệnh dại do chó cắn chiếm một tỉ lệ không đáng kể. Chó mèo và đôi khi bò cũng có thể bị dại, thường là từ thú rừng lây sang.


Tại Bắc Mỹ, 4 con vật hoang dã sau đây thường hay mang mầm bệnh dại nhất: chồn, dơi, chồn hôi (mouffette, skunk), và gấu trúc Mỹ? (raton laveur, raccoon). Ngoài ra, mèo rừng (lynx, wildcat) và chó sói đồng cỏ (coyote) cũng là đối tượng của bệnh dại.

                                            http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR9zkF__LuWWm7Ol6CDi76O1HNf7HPTyHZ2TzyqACwnYxu4pRDvUA

                                                 Chồn hôi skunk (hình Internet)


Theo cơ quan CDC
(the Centers for Diease Control & Prevention), tại Bắc Mỹ các loài gậm nhấm nhỏ như chuột, hamster, thỏ, sóc không thấy bị nhiễm bệnh dại.

 Chuột chũi  (marmotte, woodchuck, ground hog) và chồn sương (furet, ferret) cũng có thể nhiễm bệnh dại. Nếu nuôi ferret trong nhà như một thú cảnh (pet), thì nó cần phải được chủng ngừa dại.

Tại Âu Châu, chồn và chó sói là hai loại thú thường có mang mầm bệnh dại nhiều nhất!


                                                http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSFcDAJbVIlxkiYSFokx7Lyyl_swZm78zRKI5-tLTvbXIQqdcUjkQ

                                           Raccoon (hình internet)


Bệnh dại lây nhiễm bằng cách nào?

Bệnh dại là một zoonosis tức là bệnh truyền lây từ thú sang cho người.

Tác nhân là Lyssa virus có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh dại.

Qua vết cắn, virus theo đường thần kinh tấn công vào hệ thần kinh trung ương (hay não bộ) của các loài động vật hữu nhủ kể cả loài người và gây nên tình trạng viêm não tủy (encephalomyelitis). Sau đó, virus trở xuống các tuyến nước bọt và một số vùng khác của cơ thể nạn nhân.

 Nên biết rằng con thú vẫn có khả năng lây bệnh một vài ngày trước khi các biểu lộ của bệnh dại xuất hiện ra ngoài. Trên lý thuyết, virus cũng còn có thể xâm nhập qua các vết trầy, vết xây xát ngoài da, cũng như qua ngõ niêm mạc mắt, mũi và miệng.

Theo cơ quan CDC, sự kiện lỡ có tiếp xúc với phân, nước tiểu và máu của thú dại không phải là một chỉ định để được chích ngừa.

Virus chịu đựng được nhiệt độ lạnh, nhưng lại dễ bị hủy diệt bởi nhiệt độ cao như trong việc nấu nướng.

Đã bị nhiễm rồi mà không hay?

Thời kỳ ủ bệnh (incubation period) rất dài, trung bình là từ 10 ngày đến 2 tháng, nhưng đôi khi cũng có thể lâu hơn nữa, có khi tới một năm.

 Đây là thời gian từ lúc virus xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc triệu chứng của bệnh dại phát hiện ra ngoài.

 Gốc virus lây nhiễm cũng như vị trí nơi bị thú điên cắn ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện của bệnh dại. Bị cắn nơi đầu, nơi cổ hay nơi mặt thì triệu chứng bệnh dại sẽ xuất hiện sớm hơn là nếu như bị cắn nơi chân


Làm sao biết được con thú đã bị dại?  

Ở thú vật, bệnh dại có thể được biểu lộ qua một trong hai thể sau đây:  


  • Thể thầm lặng (dumb rabies): con chó có vẻ buồn bã, tìm một xó kẹt kín đáo nào đó để trốn vào trong đó. Con vật có thể bị bại liệt hai cẳng sau, vùng cổ và mặt cũng bị liệt khiến  cho nó có một vẻ mặt thật dị kỳ. Đầu và cổ thòng xuống đất, hàm dưới xệ ra làm cho nước miếng nước bọt nhiểu nhão lòng thòng

Đối với thú hoang dã, đột nhiên nó hết còn sợ con người nữa mà lại biểu lộ những cử chỉ thân thiện và muốn lân la đến gần chúng ta một cách khác thường. Đối với các loài vật sống về đêm như dơi, người ta lại thấy chúng xuất hiện cả ban ngày ngay tại những nơi không bình thường như trong nhà, trên sân cỏ, hoặc ngay cả nơi chúng ta đang làm việc.

 

  • Thể hung dữ (furious rabies): Thú rất hung hăng điên tiết lên, chờ dịp là tấn công các thú khác hoặc ngay cả chủ của nó nữa.

 Nó cũng tấn công luôn cả những vật vô tri, như bàn, ghế trong nhà. Đôi khi nó gặm cắn cả chân cẳng của nó.

 Sau giai đoạn hung hăng, con vật rơi vào trạng thái suy nhược tinh thần, và lộ vẻ buồn bã cực độ. 

Nếu nghi con vật đã bị dại, chúng ta cần phải làm gì?

   

Nếu là thú hoang, hoặc thú rừng thì chúng ta nên tránh ra xa.

 Nếu là thú nuôi trong nhà thì tìm cách nhốt riêng nó ra và cách ly với các thú khác.

 Tại Canada, về mặt pháp lý, bệnh dại là một bệnh bắt buộc phải khai báo (reportable disease, maladie à déclaration obligatoire) với cơ quan y tế công cộng và với cục Kiểm Tra Thực Phẩm CFIA.

 Nếu đã bị chó cắn rồi thì phải rửa thật kỹ vết thương với savon và nước lạnh, sát trùng bằng Iodine, thay bỏ hết quần áo bẩn ra, và hãy lập tức đến ngay bệnh viện để được giám định và chích ngừa. Phải giam giữ con vật lại trong 10 ngày để kiểm soát.

 

Thông thường, nếu đã bị dại thì con chó phải chết trong vòng 10 ngày. Trong khoảng thời gian nầy, nếu có triệu chứng bệnh dại xuất hiện thì con vật sẽ bị giết đi, đầu bị cắt rời và được gởi khẩn cấp đến Institut de Recherches Vétérinaires, Nepean, Ontario  để xét nghiệm.


Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sẽ có kết quả và bệnh nhân phải được chích ngừa ngay lập tức. Đây là biện pháp chủng ngừa sau khi bị cắn (post exposure prophylaxis)

Có trường hợp bị cắn, nhưng con vật đã chạy mất rồi, trường hợp nầy phải được chữa trị như là đã bị thú dại cắn. 


Chúng ta có thể làm gì để ngăn chận sự lây lan của bệnh dại?  


  • Chủng ngừa tất cả chó và mèo nuôi trong nhà và nhớ chích rappel đúng hạn kỳ. 

  • Không bao giờ thả lỏng chó và mèo ra khỏi nhà. 

  • Tránh đến gần hoặc sờ mó vào những con vật có vẻ khác thường. Nếu cần phải sờ đến xác thú rừng thì phải mang găng tay cẩn thận.

  • Tránh xa những thú hoang, thú rừng, và cũng đừng nên đem thú mồ côi về nuôi trong nhà vì thấy tội nghiệp nó quá. 

  • Những người vì nghề nghiệp phải thường xuyên đụng chạm đến súc vật thì cần nên được chủng ngừa trước.

  •  Trường hợp những khách đi du lịch trên một tháng tại những vùng có chó dại, như Việt nam, Ấn Độ, Thái Lan, Châu Mỹ La Tinh  thì cũng cần nên được chích ngừa trước, gọi là Pre exposure prophylaxis. Với cách nầy, nếu chẳng may có bị chó dại cắn thì chúng ta vẫn phải được chích ngừa lại như thường, nhưng có thể trì hoãn thời gian được đôi chút, và liều chích có thể ít hơn. 

Bệnh dại ở người


Ở Canada, ít có ai chết vì bệnh dại do thú vật lây sang.

 Vào năm 2000 có xảy ra một ca dơi lây bệnh dại làm chết một em bé 9 tuổi ngụ tại vùng Laurentide, tỉnh bang Quebec. Em bé xấu số nầy đã tìm gặp con vật trong nhà tắm và em đã dùng tay không để bắt dơi đem bỏ ra ngoài sân. Có lẽ con vật đã quào hay cắn em chỗ nào đó mà em không để ý.  Ba tuần sau thì em ngã bệnh và chết tại bệnh viện.Thử nghiệm cho biết nạn nhân đã chết vì bệnh dại.

Các cơ quan trách nhiệm về y tế công cộng và thú y thường xuyên cảnh giác dân chúng về hiểm họa của bệnh dại ở thú hoang dã…Mùa hè, chúng ta thường hay đi cấm trại, đi pic nique, băng rừng hoặc trèo núi, đó là dịp chúng ta có thể chạm trán với các loại thú hoang dã. Vậy cần phải cẩn thận và dặn dò các cháu bé đừng bao giờ sờ mó vào những thú lạ, như dơi chẳng hạn…

Ngoài việc giáo dục dân chúng về hiểm họa của bệnh dại ra, nhiều chương trình phòng ngừa bệnh dại của thú rừng vẫn thường xuyên được thực hiện ngỏ hầu làm giảm bớt đi phần nào sự lây truyền bệnh nầy đến các loài gia súc.

Người ta dùng phi cơ để rải những loại vaccin oral tức là những thức ăn đặc biệt có trộn thêm virus bệnh dại xuống những cánh rừng để chủng ngừa bệnh ở thú hoang. Ở Canada, người ta nhắm vào loài gấu trúc Mỹ (raccoon), còn ở Âu Châu thì nhắm vào loài chồn.

 Chương trình nầy cho thấy kết quả rất khích lệ tại Canada.(xem Oral rabies vaccination ở phần trên).

 Vấn đề nan giải của bệnh dại là thời gian ủ bệnh quá dài. Đôi khi nạn nhân quên phức đi là mình đã bị thú cắn, bị thú liếm hoặc là đã có tiếp xúc đụng chạm với thú vật lúc nào đó, nhưng vì vết thương đã lành và cảm thấy bình thường không có triệu chứng gì xảy ra cả… Sự kiện nầy đã gây rất nhiều trở ngại cho việc chẩn đoán bệnh dại được chính xác để có thể ấn định phương cách chủng ngừa cho kịp thời.


Một kỷ niệm khó quên 45 năm về trước


blank

Kỷ niệm khó quên, ôm chó điên mà không biết (Photo NTC 1973)


Đây là con chó của anh bạn Phan Ngọc Châu cùng nhóm du học Thú y  tại trường Chulalongkorn University, Bangkok,ThaiLand. 

Một hai tuần sau thì con chó thình lình bị bệnh, với triệu chứng thần kinh rất rõ ràng: lừ đừ, di chuyển không bình thường, chảy nước bọt, yếu chi sau, lảo đảo, đi vòng vòng…Anh em cứ nghĩ rằng nó bị bệnh Distemper (maladie de Carré).

Con vật được đem ngay vô trường cho các ông thầy khám và theo dõi.

Phân khoa Thú y của đai học Chulalongkorn, có môt clinic thú y rất to và tân tiến nằm ngay trong trường. Mỗi ngày khách vùng Bangkok tấp nập đem chó mèo vào khám và chữa trị cũng như cho sinh viên có dịp thực tập và tiếp cận với nghề nghiệp.

Vài ngày sau thì con vật chết. Trường khẩn cấp gởi xác đi test bệnh dại. Kết quả dương tính +++. Tất cả mấy anh em có tiếp xúc với con chó đều phải đi chích ngừa dại post exposure prophylaxis ngay lập tức. Hú hồn.


Các dấu hiệu bệnh dại ở người

Ở người, bệnh dại bắt đầu bằng những dấu hiệu không rõ rệt.

 Bệnh nhân cảm thấy uể oải khó chịu trong người, triệu chứng thần kinh xuất hiện ra, như mất ngủ, tinh thần trở nên căng thẳng, lo âu, rối loạn, lo sợ vô cớ, sợ tiếng động, sợ ánh sáng, hay bị kích thích và có ảo giác. Kế đến là bị co giật hoặc bị tê liệt, nước miếng nước bọt tiết ra rất nhiều và nuốt rất khó khăn. Bệnh nhân tỏ vẻ rất sợ nước (hydrophobia). Mỗi khi thấy nước là các cơ vùng cổ họng, thanh quản co thắt lại rất đau đớn. Bệnh nhân lên cơn điên dại, lúc tĩnh, lúc mê, kế đến là bại liệt bắt đầu ở hai chân (paralysie ascendante) sau đó thì liệt cả hai tay, cuối cùng là liệt hô hấp và chết đi.

 Một khi triệu chứng đã xuất hiện ra thì không thể chữa trị kịp nữa.


Cần phải được chích ngừa ngay lập tức khi bị chó cắn lúc đi du lịch


Bởi vậy, trong thời gian đi du lịch, nếu lỡ có bị chó hay mèo cắn, thì bằng mọi giá phải đến bệnh viện để được chích ngừa post exposure prophylaxis, đừng nên nấn ná để chờ lúc trở về Canada hay về Mỹ hẳn hay, đôi khi đến lúc đó thì đã quá trễ rồi

Việc chích ngừa sau khi bị thú cắn, chủ yếu nhằm vào hai mục đích chánh.

1)Thứ nhứt là cấp ngay cho bệnh nhân một lượng kháng thể chống bệnh dại. Đây là phương pháp miễn dịch thụ động (passive immunization).

 Ngày xưa người ta dùng huyết thanh (serum antirabique) của ngựa đã được chủng ngừa dại từ trước. Loại serum nầy có chứa kháng thể để bảo vệ bệnh nhân một cách cấp thời. Cần phải tiêm một khối lượng rất lớn và tiêm nhiều mũi. Phương pháp nầy rất đau đớn, và có thể gây ra những phản ứng bất lợi nên ngày nay không còn được sử dụng nữa.

Để thay thế, hiện nay hầu hết các quốc gia kỹ nghệ trên thế giới đều dùng chất immune globulins (Ig) còn gọi là gamma globulins trích từ huyết tương (plasma) người để tiêm cho bệnh nhân bị chó cắn. Đây là chất Human Rabies Immune Globulins (HRIG).


2)Mục tiêu thứ hai của việc chích ngừa là giúp cho cơ thể nạn nhân có thể tự tạo ra kháng thể để chống lại virus bệnh dại. Người ta gọi đây là phương pháp miễn dịch tích cực (active immunization). Qua phương pháp nầy, người ta tiêm thẳng cho bệnh nhân một loại vaccin làm từ virus bệnh dại đã được làm vô hiệu hóa (inactivated) nên không thể gây ra bệnh được, nhưng lại có khả năng tạo ra được sự miễn dịch đối với bệnh dại.


Thông thường bịnh nhân sẽ được chích 5 mũi trong vòng 28 ngày liên tục. Liền sau khi bị chó cắn, càng sớm càng tốt, gọi là ngày 0, tiêm chất human rabies immune globulins và tiêm thêm một liều vaccin ngay lập tức, kế đến là một liều vaccin khác ở các ngày thứ 3, ngày 7, ngày 14 và ngày 28. Thuốc được tiêm vào cánh tay và không có đau đớn gì hết…Chữa trị đúng lúc, kết quả 100%. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu bị chó dại cắn vẫn cần phải đuợc chủng ngừa như thường. Theo Viện Pasteur thì vaccin rất cần thiết trong ca nầy và không có kỵ thai…


Người có thể truyền bệnh dại được hay không?  

Theo tài liệu được biết thì không thấy có đề cập đến trường hợp nào người nầy lây truyền bệnh dại cho người khác. 

Trường hợp bệnh dại lây truyền từ người nầy sang người khác được nói đến trên thế giới là do việc ghép giác mạc mắt (corneal transplant). Bộ phận ghép đã được trích lấy từ những nạn nhân chết vì tai nạn lưu thông chẳng hạn, nhưng họ đã bị nhiễm bệnh dại từ trước đó mà không ai biết. Đã có tất cả 8 ca trên thế giới được ghi nhận: Thái Lan 2, Ấn độ 2, Iran 2, Hoa Kỳ 1, và Pháp 1. Đây là những trường hợp ngoại lệ rất hi hữu mà thôi. 


Dơi và bệnh dại


                               http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQkI-bu2_EVod3_YrGg7EWVuanQ67V5GmzmK05i8WJ6lFIcRKnYzg

                                                                 Dơi

Dơi sống về đêm, ban ngày ngủ, tối bay đi kiếm ăn. Thức ăn của dơi là những loại côn trùng bay trong đêm để đi phá hại mùa màng. Cũng có loại dơi chỉ ăn có trái cây mà thôi. Khi đậu ngủ, dơi móc hai chân lên cao và đầu thòng ngược xuống đất.

 Nơi dơi thường trú ẩn là dưới những nóc nhà, trong mái nhà thờ, dưới dạ cầu, trong các tàng cây xum xê, trong các bọng cây hoặc trong các hang động.

 Tại Canada, mỗi năm vào mùa đông dơi thường di chuyển xuống phía nam ấm áp hơn.

 Trong thực tế, ít có ai biết rõ về con dơi.

 Tại Việt Nam, dơi được thấy bán ở một số nơi để người ta mua về nấu cháo ăn cho mát? Phân dơi rất được ưa chuộng trong việc trồng tỉa. 

Tại Bắc Mỹ, các nhà khoa học đều xác định dơi là loài vật rất nguy hiểm vì nó có thể mang mầm bệnh dại.

 Việc hít thở một số lượng lớn các tiết vật và bụi bậm từ phân dơi trong các hang động cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh dại.

 Tại Canada, Anh Quốc, Hoa Kỳ, và Đông Âu đã có  người chết vì bệnh dại do dơi lây truyền rồi.

 Tại Châu Mỹ La Tinh, loài dơi hút máu (vampire) mang mầm bệnh dại cũng đã gây thiệt hại nhiều cho ngành chăn nuôi bò.

 Từ năm 1996 đến năm 2000, có khoảng 131 con dơi mang bệnh dại đã được xác định tại tỉnh bang Ontario, Canada.

 Vậy, làm sao chúng ta biết được dơi có bị dại hay không?

 Bằng mắt thường chúng ta không thể nào biết được. Chỉ có qua xét nghiệm của labo mới biết được mà thôi.

 Trong thực tế, có một vài dấu hiệu có thể giúp ta nghĩ rằng con dơi đã mắc bệnh dại. Đó là những khi dơi xuất hiện vào những giờ giấc bất thường, như lúc ban ngày, trên sân cỏ, hoặc nó cả gan bay là xà vào nhà chúng ta vào những lúc trời sáng tỏ. Trường hợp nầy chúng ta nên thận trọng bắt nó, tránh đừng để cho nó quào hay cắn, hoặc tìm cách an toàn giúp cho nó bay ra ngoài. Nếu không xong, chúng ta phải nhờ đến các công ty chuyên môn đến bắt dơi để gởi đi xét nghiệm.

 Nếu chẳng may bị dơi cắn hay quào rồi thì phải rửa kỹ vết thương bằng savon, rồi bôi chất iodine lên và hãy đến bệnh viện để được khám nghiệm ngay lập tức. 

Quan sát khắp nhà, kiểm soát tất cả ngõ ngách, lỗ hở dưới mái nhà, lỗ ống khói vv…Tất cả phải được bịt kín lại bằng lưới để tránh hậu họa.


Kết luận 


Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm từ thú vật lây truyền sang cho người. Đây là một bệnh lây truyền từ thú vật đã làm bận tâm không ít giới trách nhiệm về y tế công cộng.

Nên nhớ là chỉ có chủng ngừa đúng cách và kịp thời mới có thể cứu mạng được.

 Ngoài ra không còn có cách nào khác hết  ./.

Tham khảo

- WHO- Rabies-Guide for Post exposure prophylaxis

http://www.who.int/rabies/human/postexp/en/

-For a good paper on Human Rabies Prevention and Treatment:
http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00056176.htm

-For info on rabies statistics in the USA, visit:
http://www.cdc.gov/rabies/epidemiology.html

-For some really neat Frequently Asked Rabies Questions:
http://www.cdc.gov/rabies/qanda/general.html

For some nice Q and A about Bats and Rabies:
http://www.cdc.gov/rabies/qanda/bats_camps.html

For more on Rabies Diagnosis (incl some great pics of FA
testing and Negri Bodies):
http://www.cdc.gov/rabies/diagnosis.html

         Video:

         1) Rabies symtoms (triệu chứng bệnh dại ở người và ở chó)

           http://www.youtube.com/watch?v=oBn385Mun6A


            

      Video

          2) Rabies diagnosis (chẩn đoán bệnh dại)

      http://www.lihatvideo.com/rabies-diagnosis/mAkMaHyu82c


          Video:Hydrophobia (người mắc bênh chó dại rất sợ nước)

      http://www.youtube.com/watch?v=_MwCOg_amyg&feature=related


  • Centers for Disease Control & Prevention (CDC), Rabies

http://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/rabies/


  • Renseignement sur la Rage

http://www.gov.mb.ca/health/publichealth/cdc/fs/rabies.fr.pdf


  • CDC- Take caution when bats are near

          http://www.cdc.gov/Features/Bats/


  • CDC-Health information for travelers to VietNam

        http://wwwnc.cdc.gov/travel/destinations/vietnam.htm

Người có thể nhiễm bệnh nếu ăn phải tiết canh chó dại” (Theo Tuổi Trẻ, 12/6)

.    http://ybacsi.com/y-hoc-pho-thong/show.php?get=1&id=yhocphothong/thamvansuckhoe/20_033



HẾT

MONTREAL 22 AVRIL 2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.