Hôm nay,  

Sushi Và Sashimi

21/01/201607:47:00(Xem: 7452)
SUSHI VÀ SASHIMI
 
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM

SushiSashimi là hai món ăn rất nổi tiếng của Nhật Bản.

                                                                   ***

                                     blank

                                                             (Photo NTC, Lax 2014)

.
Sushi được làm từ gạo dẻo (sushi rice) nấu thành cơm, trộn tí mè trắng, dằn vô một chút giấm awaze-zu. Trộn đều, rải cơm thành một lớp mỏng trên tờ tảo khô nori (roasted seeweed) trải trên một tấm vỉ tre, cho vài lát cá sống vào giữa, cuộn tròn tấm vỉ lại, sau đó cắt thành khoanh, xắp lên dĩa hình chữ nhựt, cho vài lát gừng ngâm giấm gari (sliced ginger) bên cạnh.

Thế là xong!

Thay vì dùng cá, người ta cũng có thể dùng hột gà omelet, trái kiwi, dưa leo, avocado, xoài chín hoặc tofu. Đây là sushi chay..
.

Sashimi, thì gồm toàn là những lát cá sống mà thôi. Cá xắt lát hơi dầy một tí, xắp lên dĩa, cho một tí gừng chua bên cạnh. Khi ăn, sushisashimi đựợc chấm vào nước tương Nhật shoyu có trộn một tí wasabi hay moutarde xanh cay xé lưỡi nồng cả óc. Muốn đúng điệu thì phải dùng rượu saké hâm nóng và đựng trong nhạo, uống bằng chung nho nhỏ. Thèm chưa!
.

Để chế biến sushi, loại cá sử dụng phải được quan tâm triệt để. Nói chung, thì không sử dụng cá nước ngọt được vì nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm giun sán quá cao.

Cá làm sushi là cá biển, mà phải thuộc nhóm thượng đẳng (high grade) mới tốt. Thường là cá red Tuna, Mackerel, Salmon, Red snapper, Sea bass, lươn biển, bạch tuột (octopus), mực tươi (squid), bào ngư (abalone), cua, scallops...

                                               blank

                                          SHUSHI, Nagano Restaurant GR. BAH.-Photo NTC 2015

Coi Chừng Giun Anisakis


                                       



                                                                 http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQqkVUQNr1bDp4KzERWJ5dH1evhS8cnaTslbPs4VHr59qEeXB8v

                                                                              Giun Anisakis (hình internet)


Người Nhật họ rất quan tâm đến các khâu chuẩn bị và chế biến shushi.

Đây là cả một nghệ thuật ẩm thực của xứ Phù tang. Chủ yếu là dùng cá sống cho nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc kiểm soát ký sinh trùng rất ư là tối cần thiết.

Cá tươi loại tốt nhất được thu mua từ sáng sớm ngay tại chợ cá, trữ lạnh, đem về nhà hàng cắt xẻ thành lát mỏng (filet), kiểm soát cẩn thận coi có giun không, sau đó được cất giữ trong tủ lạnh. Tại các nhà máy lớn chuyên sản xuất cá làm sushi, người ta áp dụng kỹ thuật rọi đèn (candling) để tìm giun anisakis trong cá. Tất cả các lát cá đều được trải mỏng trên một mặt kính bên dưới có đèn rọi ngược trở lên. Những lát nào có giun đều bị loại ra ngoài hết. Sau đó cá được làm đông lạnh qua phương pháp flash freezing, có nghĩa là làm đông lạnh rất nhanh ở một nhiệt độ thật thấp để hương vị cá không bị mất đi nhiều.

.

Truờng hợp ăn cá sống nhiễm giun anisakis simplex (herring worm), thực khách có thể bị ngứa ở cổ họng khiến họ phải ho khạt giun ra ngoài. Nếu bị nuốt vào bụng, giun anisakis sẽ bám vào ruột hoặc chui sâu vào lớp cơ của thành ruột, gây nên những cơn đau bụng và nôn mửa dữ dội. Giun cũng có thể xuyên thủng qua ruột và lọt vào xoang bụng gây nên viêm màng bụng rất nguy hiểm, tuy nhiên ca này rất hiếm thấy xảy ra.

Bình thường, sau 3 tuần lễ thì giun sẽ bị loại ra ngoài, hoặc nó tự hủy đi.

Khoa học gọi bệnh nhễm giun này là Anisakiasis.

Số người bị nhiễm giun anisakis tại Bắc Mỹ vẫn còn ở mức độ rất thấp không đáng kể.

Nhật Bản và Hòa Lan có tỉ số người bị nhiễm cao nhất. Trước tình hình phát triển quá nhanh của các sushi bars khắp nơi trên thế giới, người ta sợ bệnh anisakiasis sẽ còn gia tăng thêm hơn nữa!

.

Alberta man contracts first known Canadian case of worms from store-bought salmon

http://www.msn.com/en-ca/health/medical/alberta-man-contracts-first-known-canadian-case-of-worms-from-store-bought-salmon/ar-BBowdcZ?li=AAggNb9&ocid=mailsignout

Sushi lovers, beware: stomach-burrowing parasites may bite if you try to make the Japanese delicacy at home.

An Alberta man had the misfortune of hosting the first-recorded Canadian case of a nasty parasitic worm from raw fish he bought at a grocery store.

Doctors at Calgary’s South Health Campus were stumped when a 50-year-old man showed up in the emergency room in August 2014 in extreme pain with perpetual vomiting, doctors report in a paper published last month.

“This is such a rare, unusual etiology, I don’t think most people would put it too high on their list,” said Dr. Stephen Vaughan, an infectious diseases consultant with a special interest in tropical medicine.

An X-ray and CT scan showed irregularities in the man’s stomach just hours after made himself sushi at home with raw wild salmon he bought at a Calgary Superstore.

When a gastrointestinal specialist sent a little camera down his throat into his stomach, what he found was the stuff of squeamish people’s nightmares.

Worms, about a centimetre long, were chomping their way through the man’s stomach lining. Doctors plucked a few of the larva out using endoscopic forceps, Vaughan said.

A microbiologist identified the worms as anisakis, which, on rare occasions, infect people who eat raw or undercooked seafood, the doctors report in the Canadian Journal of Infectious Diseases and Medical Microbiology.

In a shudder-worthy description, the U.S. Centers for Disease Control and Prevention says some diners feel a tingle in their mouth and throat when they unknowingly eat the worms.

Alberta has rules governing how restaurants must prepare sushi to prevent these kinds of infections, Vaughan said. Raw fish must be frozen below -20 C for at least a week or flash frozen below -35 C for at least 15 hours.

An experienced sushi chef can sometimes see the creepy critters inside raw fish as they chop open the animals, he said.(National Post by Janet French-Jan 21/2016)


An endoscope image showing anisakis worms in a Calgary man's stomach after he prepared and ate raw sushi at home.: Can J Infect Dis Med Microbiol. 2015 Nov-Dec; 26(6): 297ǃï298. / Canadian Journal Of Infections Diseases And Medical Microbiology

Nov-Dec; 26(6): 297ǃï298. / Canadian Journa© Can J Infect Dis Med Microbiol. 2015 Nov-Dec; 26(6): 297ǃï298. / Canadian Journal Of Infections Dis... Can J Infect Dis Med Microbiol. 2015 l Of Infections Diseases And Medical Microbiology


Ngừa giun Anisakis bằng cách nào?  


         Cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín.  

1-   Muối cá trong 7 ngày có thể diệt được giun Anisakis.

  1. Hong khói cá cũng diệt được giun Anisakis.

  2. Cơ quan FDA Hoa Kỳ khuyên nên làm đông lạnh cá ở độ lạnh -20 độ C. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở các nhà máy sản xuất cá mà thôi. Với các tủ lạnh và tủ đông lạnh tư gia, chúng ta không thể đạt được mức lạnh -20 độ C.

  3. Chỉ ăn sushi với những cá đã được làm đông lạnh rồi.

  4. Nặn chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun… Uống thêm rượu mạnh cũng không ăn thua gì hết!


Tiệm sushi Fukyu tại Montreal bị rắc rối vì tên Nhật bị đọc theo giọng Mẽo

                                               http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRrRrxAgaMe847fDK3Vsa2QV85OL2mfx80-zzkchVv8qXI3H0OgUQ

                          Tiệm sushi Fukyu bị Tòa án Québec ra lệnh bắt phải đổi tên hiệu                 


Nhà hàng Sushi Fukyu nằm trên đường Côte des Neiges Montreal bị các tiệm buôn lân cận thưa trước tòa. Lý do họ không muốn cơ sở kinh doanh của mình chịu mang tiếng xấu vì ở cùng khu vực với Fukyu.

Theo chủ nhân, Fukyu là một từ trong võ thuật Nhật Bản. Nhưng quan tòa không đồng ý. Cuối cùng để xin hai chử binh an, chủ nhân Fukyu dành bóp bụng phải đổi tên tiệm lại là Kabuki, tên một loại bi kịch cổ truyền Nhật Bản.


Món Nyotaimori (nake body sushi) người đẹp nằm dài chờ thực khách gắp


Đây là một món dành cho cả nình ông và nình bà chịu chơi.

Người gõ chỉ thấy hình mà thôi, nhưng nghĩ rằng ăn món nầy dám bị thụt lưỡi và á khẩu luôn.

Video:Soirée Body Sushi au restaurant RG à Mulhouse

http://www.youtube.com/watch?v=FD-vMMeKZiw


VIDEO-Body Sushi da Yoshi a Roma

https://www.youtube.com/watch?v=BtHUiExrWio

Mặt trái của Sushi

Phỏng theo tài liệu : La face cachée des sushis

La face cachée des sushis

http://www.lactualite.com/environnement/la-face-cachee-des-sushis

par Marc-André Sabourin

5 Septembre 2012


1) Robot làm Sushi

Từ 30 năm qua Công ty Nhật Bản Suzumo đã sản xuất máy robot làm sushi. Gần đây quảng cáo cho biết họ mới sán chế thêm một loại robot năng xuất cao nghĩa là có thể sản xuất ra 1800 lọn sushi trong một giờ đồng hồ.

Thế giới không ngừng chiếu cố món sushi Nhật Bản. Ngày nay sushi xâm chiếm thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Âu.

Nếu không có gì thay đổi, dân ghiền sushi trong tương lai sẽ chỉ còn ăn toàn sushi làm bằng cơm mà thôi (không có cá). Đó là lời cảnh báo của Casson Trenor trong tác phẩm Sustainable Sushi.

La société japonaise Suzumo, qui commercialise des robots à sushis depuis 30 ans, en a récemment lancé un capable de produire 1 800 sushis à l’heure ! Car l’enthousiasme à l’égard des sushis ne faiblit pas : il conquiert maintenant la Chine, l’Inde et l’Europe de l’Est. Mais si rien ne change, les makis pourraient bientôt ne contenir que du riz, prévient l’environnementaliste américain Casson Trenor, auteur du livre Sustainable Sushi


2) Có nên ngưng ăn sushi không?


Theo báo mạng Actualité.com thì chúng ta cứ nên ăn sushi, nhưng nên tránh dùng những loài cá nằm trong danh mục đỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng (xem danh sách trong liste rouge dưới dây)


3)Danh sách các loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng vì sushi

            

Liste rouge des espèces menacées

Crabe royal

Goberge de l'Alaska

Baudroie d'Amérique

4 Merlu

Saumon sockeye

6 Sébaste

7 Aiglefin

Bar du Chili

9 Crevette tropicale

10 Espadon

11 Flétan de l'Atlantique

12 Turbot

13 Hoki de la Nouvelle-Zélande    

14 Hoplostète orange

15 Mactre de Stimpson

16 Morue de l'Atlantique

17 Pétoncle géant de l'Atlantique

18 Raie

19 Requin

20 Saumon d'élevage de l'Atlantique

21 Thon rouge, thon obèse et thon à nageoires jaunes



Kết luận


Người gõ không hiểu tác giả người Hoa Kỷ Casson Trenor có lo quá xa hay không. Bộ hết món khác để làm sushi hay sao?


                                                ITADAKIMASU (Bon appétit)


http://thepandorasociety.com/wp-content/uploads/2015/04/sake_blog.jpg

                                                                          Saké



Montreal





.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.