Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Khiêu Vũ Với Trái Tim

7/26/201300:00:00(View: 12364)
Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhẩy múa, khiêu vũ có nhiều ích lợi cho sức khỏe của con người, đặc biệt là với trái tim.

Bác sĩ Rita Beckford, Giám đốc Trung tâm Cấp Cứu Twinsburg tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết khiêu vũ với nhạc điệu tiện lợi hơn là tới vận động tại câu lạc bộ thể dục vì nó giản dị và vui thú. Theo vị thầy thuốc này: “Vận động chỉ hữu ích khi thực hiện đều đặn và chỉ đều đặn khi ta cảm thấy thích thú. Do đó, dù với bất cứ thể điệu nào, khiêu vũ giúp con người thu lượm được nhiều ích lợi như sự dẻo dai, cưòng tráng, tiêu hao mỡ.”

Theo bác sĩ chuyên môn tim mạch Hermes Ilarraza của Viện Tim Quốc gia, New Mexico, “Ích lợi của sự vận động với bệnh nhân tim mạch đã được xác định. Tuy nhiên, gắn bó với thể dục thường không kéo dài vì người bệnh cảm thấy nhàm chán. Nhưng, bản tính con người là thích nhẩy múa, vì thế khiêu vũ có thể là sinh hoạt hấp dẫn”.

Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho khiêu vũ là một hoạt động vừa phải, tương tự như đi bộ nhanh, vừa đi vừa đánh golf hoặc đạp xe đạp muời dặm một giờ. Cơ quan này cũng khuyên nên khiêu vũ khoảng 30 phút mỗi ngày.

Viện National Heart, Lung and Blood Hoa Kỳ xác định khiêu vũ giảm rủi ro bệnh động mạch vành, giảm huyết áp, giữ sức nặng cơ thể trung bình và tăng sức mạnh của xương chân, xương hông.

Kết quả nghiên cứu của Mayo Clinic cho hay khiêu vũ xã giao giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sự phối hợp và sức chịu đựng của cơ thể.

Trong hội thảo khoa học của Hội Tim Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2006 tại Anaheim, tiểu bang California, Giáo sư Romualdo Belardinelli, Đại học Y Politecnica delle Marche, Italy, đã tường trình kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khiêu vũ đối với bệnh tim. Theo ông, “khiêu vũ là một lựa chọn mới về vận động cơ thể đối với bệnh nhân bị suy tim”.

Trong một nghiên cứu trước đây, bác sĩ Belardinelli và đồng nghiệp nhận thấy rằng khiêu vũ, đặc biệt là vũ điệu valse chậm và nhanh, đều an toàn và nâng cao khả năng cũng như phẩm chất đời sống của người đang có bệnh tim hoặc đã có cơn suy tim.

Nhóm khoa học gia này tái thực hiện nghiên cứu ở những người đang bị bệnh tim mãn tính và thấy có cùng kết quả. Theo ông, sự làm việc của cơ thể trong khi khiêu vũ tương tự như sau khi tập luyện thể hình (aerobic exercise).

Suy tim xẩy ra khi sức bơm máu của cơ quan này yếu giảm, đưa đến tích tụ chất lỏng ở phổi và các tế bào. Người bị suy tim có thể đi bộ chậm rãi, nhưng đi nhanh hơn một chút hoặc bước lên mấy bực cầu thang là họ hụt hơi, khó thở. Họ cũng không vận động được như người bình thường.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Belardinelli theo dõi 110 bệnh nhân tuổi trung bình là 59 (89 người nam, 11 nữ) đang có bệnh suy tim mãn tính nhưng ổn định.

Một nhóm 44 bệnh nhân được tình cờ lựa chọn để tập đi xe đạp và đi bộ, ba lần một tuần, trong tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn.

Nhóm thứ hai, 44 người, tham dự khiêu vũ theo điệu valse thay đổi với nhịp điệu chậm 5 phút và nhanh 3 phút trong 21 phút tại phòng thể thao của bệnh viện.

Nhóm thứ ba 22 người không vận động.

Trong thời gian vận động và khiêu vũ, tham dự viên được theo dõi nhịp tim, thử nghiệm chức năng trao đổi không khí hô hấp và tình trạng mạch máu.

Họ cũng trả lời bản trắc nghiệm về phẩm chất đời sống, coi xem suy tim ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ, khi tham dự các giải trí, làm công việc vặt trong nhà, đời sống tình dục, tình trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khiêu vũ tăng khả năng và phẩm chất của đời sống, đặc biệt về cảm xúc. Ở nhóm không tập luyện không có gì thay đổi.

So sánh với nhóm tập luyện cơ thể, nhóm khiêu vũ có khả năng tiêu thụ oxygen cao hơn (18/ 16), ngưỡng chịu đựng của cơ bắp khi bị mệt cao hơn (21/ 20). Động mạch của bệnh nhân nhóm khiêu vũ đàn hồi tốt hơn so với nhóm không vận động, do đó họ tránh được vữa xơ động mạch.

Nói chung, đời sống của nhóm khiêu vũ tốt hơn so với nhóm tập luyện cơ thể.

Bệnh nhân cho hay sau các lần khiêu vũ, họ có giấc ngủ ngon, tâm trạng yêu đời, thích thú tham gia các sinh hoạt giải trí, làm việc nhẹ trong nhà cũng như quan hệ tình dục tốt. Ngoài ra, khi khiêu vũ, họ cảm thấy vui vẻ với bạn nhẩy hơn là buồn tẻ đi bộ trên máy móc cơ khí một mình.

Điểm đáng lưu ý là mọi người đều tham dự nghiên cứu tới cùng, không ai bỏ cuộc.

Giáo sư Belardinell kết luận: “Ở người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ có khả năng tạo ra những ích lợi sinh lý giống như với vận động thể hình”.

Và các nhà nghiên cứu này đề nghị là nên có những nghiên cứu khác để tìm hiểu thêm vế ảnh hưởng tốt của khiêu vũ đối với số đông quần chúng.

Vận động cơ thể rất cần thiết sau khi bị bệnh tim. Họ sẽ sống lâu hơn và đời sống có nhiều bình an hơn. Nhưng làm sao để bệnh nhân gắn bó với vận động là chuyện khó khăn. Thường thường, 70% bệnh bỏ dở chương trình vận động vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, thay thế khiêu vũ với tập luyện có thể là sáng kiến hay.

Theo bác sĩ Belardinelli, sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa điệu valse vì đây là điệu nhẩy rất phổ thông và tác động nhịp nhẩy lướt qua lướt lại cũng tương tự như thể dục thể hình. Các điệu nhẩy khác cũng có ích lợi như vậy.

Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều nhà chuyên môn bệnh tim mạch đón nhận một cách nồng nhiệt.

Bác sĩ trưởng khoa tim Robert Bonow tại Đại học Y Northwestern Memorial, Chicago, có nhận xét về kết quả nghiên cứu này như sau: “Đây có thể là phương thức hữu hiệu hơn để lôi cuốn mọi người vào việc tập luyện cơ thể và có lẽ có nhiều hứng thú hơn là đi trên máy tự động”. Bác sĩ Bonow cho hay sẽ áp dụng ở bệnh viện nơi ông ta làm việc.

Theo bác sĩ chuyên khoa tim Elliot M. Antman tại Đại học Y Harvard, một lực sĩ có huấn luyện đầy đủ sẽ biết cách tiêu thụ dưỡng khí một cách có hiệu quả cho nên cơ bắp của họ không đòi hỏi nhiều dưỡng khí. Vì thế họ có thể vận động mạnh mẽ và lâu hơn người thường.

Khiêu vũ và tập luyện cơ thể đều giúp bệnh nhân suy tim sử dụng oxy một cách hữu hiệu, nhờ đó họ có thể vận động lâu hơn mà không bị hụt hơi. Và nhà phát ngôn viên này của Hội Tim Hoa Kỳ nói thêm ông ta rất khuyến khích vì khiêu vũ dường như hấp dẫn, thích thú hơn với người bị suy tim khiến cho họ dễ dàng vận động.

Bác sĩ Robert Myerburg, Giáo sư Y khoa và Sinh học Đại học Y Miami: “Với bệnh nhân tim, đây có thể là một phương thức tốt để vận động tới mức chịu đựng của mình và chắc là họ sẽ thích thú. Người bệnh có thể thay đổi hình thức nhẩy sao cho thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình”

Theo bác sĩ Louis E. Teichholz, Đại học Y khoa Hackensach, New Jersy: “Đây là loại thể dục thể hình tốt vì khi nhẩy valse, người ta luôn luôn chuyển động”.

Đó là nói về ích lợi đối với trái tim. Nhiều nghiên cứu cho hay khiêu vũ, tương tự như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, thể dục thể hình… còn giúp:

- Tăng cường sức mạnh của xương và bắp thịt mà không gây tổn thương cho khớp xương

- Cải thiện dáng điệu và sự thăng bằng cơ thể, giảm rủi ro té ngã;

- Tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ cơ thể;

- Giảm căng thẳng tinh thần;

- Tạo niềm tin tự chủ;

- Tạo cơ hội gặp gỡ nhiều người và có thêm bạn mới;

- Giảm rủi ro bệnh tật như cao huyết áp, tiểu đường, loãng xương, trầm cảm, cô đơn…

Vậy thì xin bà con cô bác hãy:

Lets dance put on your red shoes
And dance the blues
Lets dance to the song
Theyre plaiynon the radio…-David Bowie.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

www.youtube.com/user/drnguyenyduc/videos

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người đàn ông 69 tuổi đứng dậy khỏi bàn làm việc tại trạm bảo vệ ở sảnh trước của Veterans Administration Medical Center ở Birmingham, Ala. Ông thường tuần tra lối vào đông đúc của phòng khám, mỗi tiếng một hoặc hai lần. Lần này, chưa đi được chục bước thì ông cảm thấy những triệu chứng quen thuộc và bắt đầu sợ hãi. Tầm nhìn mờ đi. Ông thấy lâng lâng, đồng thời cảm nhận được đôi chân của mình đang run lên như thể ông nặng hơn bình thường rất nhiều. Ông dựa vào tường nhưng biết rằng mình sẽ không trụ được lâu. Ông rút điện thoại ra và kêu cứu.
Khi cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bạn sẽ bị sốt. Nếu bạn bị viêm khớp, khớp của bạn sẽ bị đau. Nếu một con ong chích vào tay bạn, bàn tay của bạn sẽ tấy đỏ, sưng lên và cứng lại. Đây đều là những biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực - Dược Phẩm (FDA) lần đầu tiên chuẩn thuận một phương pháp điều trị được thực hiện bằng cách cấy ghép phân người. Loại thuốc điều trị được gọi là Rebyota, chứa vi khuẩn đường ruột được thu thập từ phân của những người khỏe mạnh hiến tặng và được FDA phê chuẩn để giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột có khả năng đe dọa tính mạng.
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, một số người đã “tăng cường” hệ thống miễn dịch của mình bằng các thực/dược phẩm bổ sung và thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Một số người còn kết hợp với các biện pháp như giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, tiêm phòng cúm và COVID-19, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc phát bệnh nặng; đối với một số khác, họ chỉ dựa vào các thực/dược phẩm bổ sung.
Nghiên cứu từ những năm 1950 và 1960 cho thấy các loại nấm gây bệnh chỉ sinh sống ở một số vùng nhất định tại Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, các khoa học gia tin rằng các loại nấm này đang lan rộng và gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng trên toàn quốc. Nghiên cứu mới được công bố trong tháng 11 trên tạp chí Clinical Infectious Diseases chỉ ra rằng, các bác sĩ đang dựa vào các bản đồ đã lỗi thời về nấm gây bệnh và họ có thể bỏ sót các triệu chứng của nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do nấm gây ra.
Theo nghiên cứu “The neurons that restore walking after paralysis” (Tế bào thần kinh phục hồi khả năng đi lại sau khi bị liệt) được công bố trên tạp chí Nature trong tháng 11 năm 2022, chín người bị liệt do chấn thương tủy sống nghiêm trọng đã lấy lại được khả năng đi lại nhờ sự kết hợp của kích thích điện từ cột sống dưới và vật lý trị liệu.
Cặp song sinh một trai một gái, tên là Lydia và Timothy Ridgeway, có thể đã phá vỡ kỷ lục phôi thai đông lạnh lâu nhất từng sinh ra. Người giữ kỷ lục trước đó là Molly Everette Gibson, sinh ra từ một phôi thai đã được đông lạnh trong khoảng 27 năm. Mẹ của cô, Tina Gibson, người cấy phôi thai vào cơ thể mình và sinh ra cô mới được 1 tuổi khi phôi thai đó được đông lạnh.
Vì Vi-rút Hợp Bào Đường Hô Hấp (RSV), bệnh cúm, và COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến người dân California sớm hơn thường lệ trong năm nay, nên Nhà Dịch Tễ Học của tiểu bang, cũng chính là bác sĩ Erica Pan, kêu gọi mọi người trên toàn tiểu bang bảo vệ bản thân và gia đình của họ trước nhiều loại vi-rút đang hoành hoành.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chuẩn thuận loại thuốc điều trị đầu tiên có khả năng trì hoãn – có thể trong nhiều năm – sự khởi phát của bệnh tiểu đường Loại 1, một căn bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.