Hôm nay,  

BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ

2/1/201200:00:00(View: 6084)

BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ

(Thông Tin Từ Văn Phòng Bác Sĩ Ngô Bá Định)

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể. Động mạch chủ bị bóc tách khi giữa lớp nội mô lót bên trong động mạch và thành ngoài của động mạch bị rách và bong ra. Máu chảy qua chỗ rách này làm động mạch càng bị bóc tách dài hơn. Hầu hết các chỗ bóc tách sẽ vỡ và gây tử vong.

- Động mạch chủ bao gồm 3 lớp: ở trong cùng là lớp mỏng nhất còn gọi là nội mô. lớp giữa dày hơn, là lớp cơ đàn hồi. ngoài cùng còn một lớp tế bào mỏng.

- Đôi khi lớp trong cùng, thường là chỗ 1/3 trên của động mạch chủ, chia thành những đường bắt chéo nhau. Nhờ áp lực, máu sẽ tống qua những chỗ phân chia này vào lớp giữa. Quá trình này tạo ra sự bóc tách dọc theo động mạch chủ.

- Cũng có trường hợp động mạch chủ bị bóc tách do chấn thương nhưng thường bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ đều được xếp vào 2 nhóm: bệnh nhân đã bị cao máu (cao huyết áp) mãn tính, do di truyền gây tổn thương cấu trúc thành của động mạch chủ.

- Áp lực máu cao (huyết áp cao) kéo dài có khuynh hướng làm động mạch chủ bị giãn. Thành động mạch chủ giãn cùng với huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực lên thành động mạch. Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra vết rách trên lớp nội mô.

- Những bệnh di truyền làm thành động mạch chủ có cấu trúc bất thường là hội chứng Marfan, hội chứng Turner, bệnh Noonan và hội chứng Ehlers-Danlos. Những rối loạn hiếm gặp này có chung một hình thái bệnh : lớp giữa của động mạch chủ có cấu trúc hóa học bất thường và các tế bào trở nên yếu. Từ lâu người ta đã biết người có những bệnh trên có nguy cơ bị bóc tách động mạch chủ, và đột tử cao.

Đột ngột đau thắt giữa ngực, đau bụng hoặc đau ở lưng. Huyết áp cao.

Khó thở.

Mệt lả và đổ mồ hôi.

Tiếng thổi phù phù (âm thổi) khi nghe tim do sự đóng không hoàn toàn của van động mạch chủ.

Bác sĩ phải khám, xem xét các triệu chứng và hỏi bệnh sử. Sau đó sẽ cho bạn làm những xét nghiệm

Chụp X quang ngực.

Điện tâm đồ (ghi lại những xung lực của tim). CT Scan (Chụp X quang bằng máy vi tính)

Mạch máu đồ (Chụp X quang sau khi tiêm chất cản quang vào mạch máu) Siêu âm tim (sự chuyển động của tim và mạch máu).

Xét nghiệm máu.

- Bóc tách gây vỡ động mạch chủ là một tình trạng cấp cứu. Càng để lâu không điều trị thì tiên lượng của người bệnh càng xấu. Bệnh nhân cần phải được đưa vào khoa săn sóc đặc biệt (ICU). Cách điều trị thường được dựa trên chỗ bóc tách của động mạch chủ.

Một phương pháp mới phát triển gần đây, gọi là đặt cầu nối (stent) bên trong động mạch. Phương pháp này có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp bóc tách động mạch loại này.

Nếu đoạn trên của động mạch chủ bị bóc tách thì cần phải phẫu thuật để thay thế chỗ bị tổn thương bằng một mảnh ghép nhân tạo

- Phẫu thuật thường có những biến chứng trầm trọng nên tỉ lệ thành công thấp ở những bệnh nhân có sức khoẻ kém. Ở bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ do di truyền, bất thường do chính mô của động mạch chủ, vì vậy điều trị bằng phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn, và tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật còn cao. Dù gặp nhiều khó khăn trên, nhưng kỹ năng của phẫu thuật viên và những kỹ thuật phẫu thuật mới hơn sẽ đem lại nhiều hy vọng sống còn cho người bệnh.

Dù điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thành công thì bệnh cũng không khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có được cuộc sống bình thường.

Ngưng hút thuốc lá.

Giảm cân nếu bạn thừa cân, và giữ ở mức cân nặng lý tưởng. Chế độ ăn bảo đảm sức khoẻ, bao gồm :

Tránh những thực phẩm có ướp muối hoặc nấu với nhiều muối. Tránh thực phẩm có lượng mỡ và cholesterol cao.

Tập thể dục hàng ngày.

Nghỉ ngơi đầy đủ và nên học cách thư giãn để giảm căng thẳng.

Nếu bạn bị cao huyết áp, nên kiểm soát huyết áp ở mức bình thường.

Tốt nhất là kiểm soát huyết áp cao, thậm chí cho cả nhóm bệnh nhân bị tổn thương thành động mạch chủ do bệnh di truyền. Hậu quả của bóc tách động mạch chủ rất nghiêm trọng, do đó bắt buộc phải điều trị cao huyết áp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là: nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về căn bệnh Bò Điên hiếm gặp. Nhưng nhiều người lại không để ý tới tầm quan trọng của việc phải rửa tay trước khi nấu nướng hoặc ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị bệnh dại.
Nếu thức ăn là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể thì dược phẩm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh của cơ thể.
Thực phẩm mà con người tiêu thụ đều là những hợp chất phức tạp. Chúng cần được cơ thể phân hóa thành những chất đơn giản hơn để ruột có thể hấp thụ rồi đưa vào máu chuyển tới các tế bào. Ở tế bào, chúng sẽ cung cấp năng lượng và vật liệu thích hợp để duy trì sự sống.
Mấy cô học sinh ngồi bàn hai đang rúc rích cười, nhìn nhau, miệng nhai chóp chép, rồi sít xoa. Có cô chẩy cả nước mắt vì cay. Các cô đang lén lút truyền tay nhau ăn mấy miếng xoài tượng ngâm muối ớt mới mua trong giờ ra chơi ở quán bà Vinh. Mấy cậu con trai ngồi bàn sau trông thấy, thèm rỏ rải.
Dứa là trái cây miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia miền Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ Châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về dâng lên nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được trồng ở Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Cà tím thuộc họ Solanaceae, cùng họ với cà chua, khoai tây, ớt xanh và ớt đỏ. Tiếng Mỹ gọi cà tím là eggplant, Pháp gọi là aubergine.
Nho là loại quả mọng xanh hoặc tím mọc thành chùm trên cây leo. Nho có thể ăn tươi hoặc dùng làm rượu vang. Cũng như nhiều loại trái cây khác, nho có nguồn gốc ở vùng Trung Á, nhưng ngày nay nho được trồng ở khắp mọi nơi.
Chuối mọc hoang đầu tiên ở vùng Đông Dương, Mã Lai, Miến Điện với những trái chuối đầy hạt. Ngày nay chuối không hạt, vô tính được trồng khắp những vùng có khí hậu nhiệt đới. Chuối nhập cảng vào Hoa Kỳ hầu hết từ các trại ở Nam Mỹ Châu và Phi Luật Tân.
Trái cây hay quả được thành hình từ phần bầu nhụy của hoa. Trái cây thường có hai phần: phần thịt mọng nước có thể ăn được và hột cứng.
Đậu được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên các bà nội trợ thường chỉ quen thuộc với một số ít các loại đậu như là đậu hà lan, đậu tây (cô ve), đậu đen, đậu đỏ, đậu pinto, đậu ngự, đậu nành...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.