Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Ăn Tết Con Rồng

12/30/201100:00:00(View: 6808)
Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Ăn Tết Con Rồng

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Chúc May Mắn. Chúc Sức Khỏe. Chúc Vui Vẻ. Chúc Hạnh Phúc Tết Con Rồng... là những hàng chữ lớn trong bản tin mà Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh CDC Hoa Kỳ mới phát hành ngày 12 tháng 12 năm 2011 vừa qua.
Cơ quan lưu ý mọi người, trong đó tất nhiên có bà con người Việt chúng ta, là nếu có đi du lịch về các quốc gia Đông Nam Á Châu vào dịp Tết Con Rồng, nên để ý tới việc bảo vệ sức khỏe để cuộc du Xuân được mọi sự hạnh thông. Theo cơ quan này, các quốc gia đó có một số bệnh thường thấy mà nếu không để ý đề phòng thì dễ dàng vướng phải và cuộc du lịch, thăm viếng quê hương sẽ mất đi phần hào hứng. Họ cũng đặc biệt nhắc nhở bà con về dịch bệnh Tay-Chân-Miệng đang xảy ra tại Việt Nam.
Chúng tôi xin tóm lược các tin tức này gửi tới bà con, gọi là quà tặng đầu Xuân.
Bệnh Tay-Chân-Miệng
Tiếng Anh của bệnh là Hand-Foot-Mouth Disease.
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, bệnh đang hoành hành dữ dội tại miền nam VN như thành phố Sài Gòn, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Quảng Ngãi.
Cho tới trung tuần tháng 10, 2011 đã có trên 90,000 ca bệnh được báo cáo với 137 tử vong.
Ngoài Việt Nam, bệnh cũng thấy ở các quốc gia khác như Trung Hoa, Hong Kong, Nhật, Nam Hàn và Singapore. Tại Hoa Kỳ cũng có bệnh nhưng ít khi xảy ra.
1-Vậy bệnh Tay-Chân-Miệng là gì?
Đây là bệnh nhiễm thường thấy ở trẻ thơ nhưng thiếu niên và người lớn cũng có thể bị bệnh. Bệnh do loại Enterovirus 71 ( EV71) gây ra.
Các dấu hiệu của bệnh gồm có cơn sốt nhẹ, người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn uống. Vài ngày sau, trên da nổi lên những chấm ban đỏ rất nhỏ, chừng vài mm. Các chấm này sẽ lớn lên thành mụn nước hoặc mủ mầu trắng đục, hình bầu dục với viền mầu đỏ. Dấu hiệu trên da tập trung ở:
-Trong lòng bàn tay, ngón tay
-Gan bàn chân, ngón chân
-Hai bên miệng, lưỡi, nướu răng, cuống họng có những vết loét lở rất đau.
-Bóng nước đôi khi có ở hai bên mông hoặc các vùng khác của cơ thể.
Các vết trên da không gây ngứa nhưng hơi đau khì đè ngón tay lên.
Bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Virus có trong nước miếng, nước mũi, bóng nước, phân của bệnh nhân. Sờ mó vào các vật dụng, mặt bằng có dính virus cũng bị bệnh.
2-Du khách phòng bệnh TCM như thế nào?
Du khách có thể tránh bệnh nếu áp dụng các biện pháp như sau:
-Thường xuyên rửa tay với nước ấm và sà bông, nhất là trước khi ăn, sau khi ở nhà vệ sinh ra, sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi thay tã cho trẻ em. Nếu không có nước và xà bông, khử trùng tay với dung dịch cồn. Nhớ mang theo mấy gói dung dịch sát trùng này có bán tại các tiệm thuốc tây, để dùng khi cần.
-Lau chùi dụng cụ mà bệnh nhân mới dùng cũng như bàn ghế mà bệnh nhân mới ngồi.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như là ôm hôn, dùng chung chén bát, ly cốc.
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa bệnh Tay-Chân-Miệng. Áp dụng các biện pháp kể trên là cách hữu hiệu để tránh bị bệnh.
Không có điều trị đặc biệt cho bệnh. Có thể dùng các thuốc giải nhiệt chống đau thông thường như Advil, Ibuprofen. Nhớ đừng cho trẻ em uống aspirin.
Xúc miệng với nước muối hoặc các dung dịch khử trùng, giảm đau miệng họng.
Cần uống nhiều nước.

Nếu miệng đau không ăn uống được, cần đi bác sĩ để có thể được truyền dịch, tránh khô nước.
Phòng tránh bệnh khi du lịch ở Á Châu
Mỗi quốc gia tại vùng Đông Nam Á Châu có một số bệnh thường xuyên xảy ra. Hiểu rõ về các bệnh này có thể giúp du khách phòng tránh bệnh. Các công ty du lịch hoặc bác sĩ gia đình có thể cung cấp cho du khách các tin tức này.
1-Các rủi ro gây bệnh
a-Bệnh do muỗi truyền sang như Sốt Rét, Sốt Dengue, Viêm não Nhật Bản có thường xuyên tại châu Á, vì thế tìm mọi cách tránh muỗi đốt. Mặc quần áo dài, ngủ mùng hoặc phòng có máy điều hòa không khí.
Xin bác sĩ gia đình thuốc ngừa Sốt rét để uống trong thời gian du lịch và mấy ngày sau khi trở về.
Cũng xin bác sĩ cho chích ngừa Viêm não Nhật Bản, nếu cần.
b-Thức ăn nước uống nhiều nơi không vệ sinh an toàn, nhất là tại Việt Nam, có thể gây bệnh Viêm Gan loại A, bệnh Thương Hàn, bệnh Tiêu chẩy. Cần nhớ câu “Thức ăn nấu chín, nước uống đun sôi, trái cây gọt vỏ” trong việc ăn uống.
Chích ngừa Viêm Gan A và B khoảng 2 tuần lễ trước khi du lịch.
c-Chích ngừa Flu cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và chích trước khi khởi hành 2 tuần lễ để có tính miễn dịch. Trẻ em từ 6 tháng tới 8 năm tuổi có thể cần chích 2 liều để được bảo vệ hữu hiệu hơn.
2.Điều cần làm trước khi khởi hành
-Tổng kiểm soát tình trạng sức khỏe coi xem có đủ sức để bay xa cả 24 giờ cộng với nhiều thay đổi trong đời sống hàng ngày, từ ăn uống, khí hậu, môi trường tới chuyện nghịch lý đời thường thế sự…
-Gặp bác sĩ gia đình từ 4-6 tuần lễ trước ngày khởi hành để có đủ thuốc men trị bệnh cho hết thời gian đi xa, dư thêm ít ngày càng tốt, phòng khi trễ máy bay. Cất giữ thuốc trong chai có nhãn hiệu, mang trong túi sách cầm tay. Nếu cần chia đôi: ½ trong va li hành lý, ½ trong túi sách tay.
-Coi xem đã chích ngừa các bệnh thường có tại quốc gia đó, kể cả bệnh Phong Đòn Gánh.
-Coi lại bảo hiểm sức khỏe và dự trù nếu bị bệnh sẽ đi khám chữa ở đâu.
3.Trong thời gian du lịch
-Nhớ rửa tay như đã nói ở trên
-Nếu chẳng may bị bệnh, thì nên giới hạn tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh
-Đi khám bệnh nếu nóng sốt, ho, đau cuống họng, khó thở hoặc đau nặng
-Tránh tới các nông trại nuôi gà vịt, chim muông; không sờ đụng vào chúng nhất là gà vịt toi
Tránh tiếp xúc với các mặt bằng có dính phân gà vịt, chim muông
-Ăn thực phẩm nấu chin còn nóng, nước uống đã diệt trùng
-Không ăn thực phẩm bán ở lề đường, bến xe đò, bến phà
-Tránh uống sữa chưa được đun nóng khử trùng
-Dùng thuốc toan xua đuổi muỗi
-Tôn trọng luật lệ địa phương về vệ sinh cá nhân, công cộng cũng như an toàn lưu thông
-Giới hạn rượu, mang seat belt khi ngồi xe hơi
-Đừng quá phóng túng, “đùa với sức khỏe”.
-Để ý an toàn lưu thông, tránh tai nạn xe cộ, nhất là tại Việt Nam.
4.Sau khi đi du lịch về
-Để ý coi xem tình trạng sức khỏe ra sao
-Đi bác sĩ nếu nóng sốt, ho, đau họng, mệt mỏi giống như là bị cúm và có tới vùng có dịch Sốt Rét
-Đi bác sĩ nếu nóng sốt với ban đỏ trên da
-Cho bác sĩ hay những nơi mà mình đã đi qua.
-Nên nhớ là Sốt Rét còn có thể xảy ra trong vòng một năm sau khi du lịch. Cần uống hết thuốc ngừa Sốt Rét như bác sĩ chỉ định.
Chúc quý thân hữu có cuộc du lịch, vui Xuân được nhiều niềm vui.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Arlington-Texas
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tim chỉ nhỉnh cỡ bàn tay nắm, nặng khoảng 1 lb, nằm khiêm nhường ở góc trái lồng ngực. Tim rất hiền lành, chăm chỉ làm việc. Mỗi ngày tim co bóp cả 100,000 nhịp, bơm ra gần 7500 lít máu để nuôi dưỡng cơ thể. Tim cũng dạt dào những tình cảm thương yêu, được mọi người nâng niu ca ngợi...
Bs Timothy Broderick, thuộc Đại Học Y Khoa Cincinnati, lần đầu tiên, điều khiển người máy (Robot) lưu động giải phẫu từ xa, qua mạng Internet. Phương tiện giải phẫu từ xa nhờ liên lạc vệ tinh (satellite) và hệ thống thu hình (video) vơí một vận tốc thật cao dùng mạng lưới (Internet). Vận tốc cao độ giữ vai trò nồng cốt trong giải phẫu
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trong cho một sức khỏe tốt của mọi người, mọi lứa tuổi nhất là đối với người tuổi cao. Suy-dinh-dưỡng hoặc dinh-dưỡng-sai (Malnutrition) là tình trạng gây ra do mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nguyên do có thể
Quý vị có nghĩ rằng những thức ăn con cái mình ăn tốt cho sức khỏe không" Theo tờ Journal of Pediatrics (Tạp Chí Nhi Khoa), trẻ em trước tuổi đến trường trung bình dùng 65 pound lượng đường bỏ thêm trong thức ăn mỗi năm, nhưng chỉ cân nặng từ 30 - 50 pound. Đây là một trong những
Family Physicians April 15, 2006, có hai bài nghiên cứu đáng lưu ý: 1) Phương pháp giải phẫu Roux-en-Y coi là phương pháp thường dùng nhất trong giải phẫu giảm mập. Tỉ số tử vong vì phương pháp giải phẫu trị mập là 1%, và tỉ số công phạt trầm trọng vì giải phẫu là 10%. Điều kiện giải phẫu giảm mỡ là khi yếu tố trọng khối
Nói là “Thông Tim” thì cũng không chính xác lắm. Đúng ra là thông Động Mạch Vành nuôi dưỡng trái tim thân yêu của chúng ta. Thay vì chơn tru mở rộng thì động mạch đã bị thoái hóa, tắc nghẽn với nhiều chất khác nhau bám vào thành của huyết quản. Động Mạch Vành coronary artery bao bọc trái tim như một cái vương miện
Thực vậy, bệnh Phong bây giờ đã được điều trị khỏi bằng sự phối hợp của nhiều dược phẩm với các phương thức phòng chống tàn tật và phẫu thuật phục hồi chức năng. Cách đây mươi thế kỷ, bệnh hoành hành khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, số bệnh nhân đã giảm khá nhiều và chỉ
Bs Anna Radomski cùng các cộng sự viên nghiên cứu tác dụng của 4 loại phân tử cực nhỏ (nanoparticles) phản ứng tương tác vào thụ thể tiểu cầu, (glycoprotein integrin receptor). Những phân tử cực nhỏ có kích thước bằng 1 phần tỉ thước có thể lưu động dễ dàng qua phổi và mạch máu
Tôi bị mất ngủ trên 20 năm qua. Hằng đêm đều uống thuốc ngủ mà bịnh mất ngủ vẫn không thuyên giảm, càng lúc càng nặng hơn. Chẳng những không giảm mà còn biến chứng sang bao tử và nhiều hậu quả tai hại khác. Tôi bị sụt cân và gầy ốm. Ngủ không được thì ăn không biết ngon và khó tiêu hóa, đau bao tử nên phải kèm theo
Dị Ứng là một phản ứng quá đáng của cơ thể với một chất mà với cùng số lượng không gây ảnh hưởng gì cho người khác. Phản ứng xẩy ra khi người có thể bị dị ứng lại cứ liên tục tiếp xúc với các chất đó. Hậu quả của phản ứng là những triệu chứng khó chịu nặng nhẹ khác nhau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.