Hôm nay,  

Thể Dục và Đời Sống

21/10/201100:00:00(Xem: 8312)
Thể Dục và Đời Sống

yoga_lop_yoga__4_-large-contentThiếu nhi tập Thiền và Yoga ở San Jose.

Lê Bình

Từ khi nào con người ta mới bắt đầu nghĩ đến và thực hành một hoạt động giúp cơ thể khoẻ mạnh gọi là Thể Dục"
Thể dục là nuôi dưỡng cơ thể, ý nói thân thể vật chất của con người. Thể dục có nhiều cách, nhiều môn, nhiều món…ai thích cách nào thì làm cách ấy. Ở VN hiện nay người ta tập thể dục “đại trà’ (nói theo lối CSVN nói). Người người tập thể dục, nhà nhà tập thể dục. Cứ mỗi sáng từ lúc 4 giờ, trời còn mờ đất đã thấy lũ lượt người đi ngoài đường…trong hẻm, bờ sông, công viên, thậm chí ngay cả trong chốn riêng tư….người ta tập thể dục đó.
Không biết kết quả như thề nào, nhưng mọi người đều tham dự… ngoại trừ mấy người già yếu không di chuyển được mới không tham dự. Buổi sáng ở VN, nhất là Sài Gòn, Hà Nội có những hoạt cảnh cười chảy nước mắt…vì những nhóm tập thể dục….không khác gì hình ảnh mấy ông “thầy” Ấn Độ với những tư thế rất “kỳ quặt, dị hợm”…Nhưng tựu trung là người ta muốn giữ gìn sức khoẻ, tránh bịnh tật, tránh đau yếu….và sống trường thọ.
Tuy nhiên, chỉ có người lớn mới lo “giữ gìn sức khoẻ” còn tuổi trẻ, nhất là trẻ em, thì không có chỗ nào dành cho các em. Tại sao" Ngạn ngữ có câu “Mất bò mới lo làm chuồng”, khi nào sức khoẻ tàn, hay suy kiệt mới lo “luyện tập”"
Tại San Jose, có một nơi chăm lo sức khoẻ cho mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, chẳng những sức khoẻ về thân thể mà còn tập luyện sức khoẻ tinh thần, tâm linh.
Một ngày ở TrungTâm Văn Hoá Di Lặc
Đã thiết lập từ hơn 5 năm qua với một diện tích khá rộng, một hội trường có sức chứa 1,500 người với đầy đủ âm thanh, ánh sáng, sân khấu, nhà ăn…dành cho các sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh đó còn có nhiều phòng nhỏ dành cho các lớp học Việt Ngữ, thể dục, tập thiền, tập võ, chữa bịnh và đặc biệt là nhu cầu tâm linh. Có một ngôi tam bảo Chùa Di lặc, và điện thờ bà Thiên Hậu.
Chủ tịch Trung Tâm Sinh Hoạt này là cô Loanie Lâm, một tín đồ Phật giáo, trường trai hơn 15 năm qua. Loanie Lâm là cựu Hội trưởng hội Ái Hữu Đồng Hương Cà Mau. Một nhà đầu tư địa ốc, nhưng có tinh thần phục vụ xã hội.
Cô Loanie Lâm cho biết “Có nhiều sinh hoạt dành cho mọi lứa tuổi và miễn phí.” Vào các ngày thường, có lớp học giáo lý, tụng niệm, lớp luyện thi quốc tịch, lớp thiền định, chữa bịnh…vào các ngày cuối tuần có các lớp Việt Ngữ, Võ thuật và thiền định dành cho thanh thiếu niên. Loanie Lâm cho biết thêm “Lớp thứ Bảy và Chủ Nhật có khoảng hơn 100 em” Các lớp nầy chia làm nhiều buổi sáng và chiều, mỗi lớp đông nhất khoảng 50 em, hoặc ít hơn. Các em thiếu nhi được học Việt ngữ, học ngồi thiền, và tập luyện quán sát cơ thể, điều hòa thân và tâm, nhất là làm cho trí của các em bình an, sáng suốt…kết quả, theo cô Loanie cho biết “Các em học dễ nhớ, trí óc minh mẫn và không náo động.” Như vậy các em đang tập “Thiền” chăng" “Không phải là như vậy…” Loanie Lâm nói.
Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên,… vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của chúng.
Thiền, theo tự điển Hán Việt, gọi đầy đủ là Thiền-na, là thuật ngữ được phiên âm từ dhyana trong tiếng Phạn. Dhyana, là danh từ phái sinh từ gốc động từ dhya (hoặc dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau: to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.
Những định nghĩa này có thể ứng dụng cho mọi lứa tuổi. Ở TTVH Di Lặc, các em thanh thiếu niên có những giờ tỉnh lặng, suy nghiệm, và quán chiếu vào thân thể. Lớp học của các em được trình bày bằng 2 ngôn ngữ Việt và Anh dễ hiểu với những điều luật đơn giản, được các em nhắc lại mỗi lần vào lớp học.
Trong chiếc áo màu vàng, như đồng phục, các em ngồi trên những tấm “bồ đoàn” êm ái, và tập quán chiếu thân thể mình, tập tỉnh lặng. Những bài học “thể dục” tinh thần nầy làm cho các em bớt hiếu động, biết chú trọng đến sự phát triển, sự thay đổi trong cơ thể của chính các em. Và kết quả là ít bịnh vặt vãnh như nhức đầu, sổ mũi, trái gío trở trời….và nhất là biết giữ gìn thân thể trong sạch, “phòng bịnh hơn chữa bịnh”.

yoga_61-large-contentTheo định nghĩa và sự tu tập của các bậc tu trì, các hành giả tập thiền đều hiểu Thiền dưới cái gốc động từ này là: Sự tư duy, tập trung lắng đọng và Tĩnh lự. Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo, nhất là Phật giáo, xử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.
Dấu hiệu chung của tất cả các hình thức tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Ha"ha-yoga, sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...v.v.
Người lớn, những người theo Phật giáo đều hiểu và thực hành Thiền như định nghĩa nêu trên. Tại TTVN Di Lặc, cô Loanie Lâm cho biết “Không phân biệt tôn giáo” cô cho biết thêm “Đây cũng như là một phương cách tập thể dục, yoga, tập lắng đọng thân tâm để giảm thiểu sự căng thằng, và tập điều hòa thân thể.” Đại ý là mọi người đều có thể có lợi ích khi thực hành phương pháp này.
Tiến sĩ khoa tâm lý, cũng là một “Thiền sư”, người Anh, ông David Fontana, định nghĩa về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền như sau: "Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỷ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
Theo như định nghĩa của TS David thì các lớp thể dục tại TTVH Di Lặc, do cô Loanie Lâm hướng dẫn là “giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
Theo những vị hành giả, các vị sư Phật giáo, khi tu tập Thiền là biểu hiện, hoặc cố gắng đạt đến một trạng thái: “Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó", “người và ta” được chuyển hoá; hành giả đạt đến sự hòa nhập với "Thượng đế", “Phật tánh”, với cái "Tuyệt đối". Những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả sẽ “chứng ngộ” được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".
Theo đạo Phật, hoặc giáo lý của Phật, hành giả nhờ Định (samadhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ trược) thì đạt được bốn cõi thiền của sắc giới, đạt Lục thông (Thiên nhãn, nhĩ, tha tâm..v.v.) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc. Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Trời…v.v.
Tuy nhiên, trong một định nghĩa tổng quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền chỉ là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải (Uống nước nóng lạnh tự biết). Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên quan đến một tôn giáo nào cả, kể cả Phật giáo. “Trạng thái tâm thức” vừa nói đã được các thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thực tại hiện tiền. Vì vậy, Thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của chính mình đang mỗi lúc hiện diện.
Một ngày Chúa Nhật 16/10/2011 đến thăm Trung Tâm Văn Hóa Di Lặc ở số 765 Story Rd, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, chính, trị, xã hội…nhưng hôm nay mới nhìn ra ở đó còn có một sinh hoạt khác khá thú vị, đặc biệt dành cho trẻ em. Thú vị thật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người sống với Covid lâu dài sau khi phải vào bệnh viện nhiều phần cho thấy một số tổn hại đối với các bộ phận chính của cơ thể, theo một nghiên cứu mới cho biết. Chụp hình MRI cho thấy nhiều bệnh nhân có một số bất thường trong nhiều bộ phận như phổi, não và thận gấp ba lần.
Mùa cúm đang đến và vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật đã ra mắt sau đợt cúm năm rồi Chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về việc chích ngừa COVID-19 trong chuyên mục của tháng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Đạo luật Chăm Sóc sức khoẻ trên Thị trường Bảo hiểm Y tế theo Giá cả phải chăng(Affordable Care Act Health Insurance Marketplace) Tiền hưu trí, tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI) hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.