Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Tránh Rủi Ro Tự Dùng Thuốc

1/7/201100:00:00(View: 11423)

Câu Chuyện Thầy Lang: Tránh Rủi Ro Tự Dùng Thuốc

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Một bản tin trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 9 2010 cho hay “Cách đây chục hôm, Na bị sốt, viêm họng, em được người nhà cho dùng 3 loại thuốc, trong đó có kháng sinh Ampicillin. Sau đó vài giờ, mắt em sưng húp, miệng cũng phồng rộp, rồi cả người bị sẩn mề đay. Vài hôm sau, thấy tình trạng của con không đỡ, người nhà đưa em đến Bệnh viện Nhi trung ương để điều trị. Bác sĩ  cho biết, cháu Na bị hội chứng dị ứng Lyell do phản ứng với thuốc kháng sinh…”
Trong khi đó thì tại Hoa Kỳ, Cơ quan Kiểm Soát Bệnh CDC luôn luôn nhắc nhở dân chúng rằng hàng năm có cả ngàn ngàn em bé dưới 12 tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi được cha mẹ cho dùng các thuốc trị ho, cảm lạnh bán không cần toa bác sĩ.
Đó là hậu quả của việc tự chữa bệnh với các loại thuốc mua tự do không cần toa bác sĩ tại tiệm tạp hóa, siêu thị, nhà thuốc tây.
Tự chữa bệnh không phải là sự việc mới xảy ra mà đã có từ ngàn xưa, khi mà nền y khoa học chưa được phát triển và tiến bộ như hiện nay. Chẳng may mà bị bệnh tật thương tích, con người đã tìm cách tự chữa với các loại cây con. Đó là bản năng tự sinh tự tồn, bảo vệ sức khỏe. Ngày nay, tự mua thuốc chữa bệnh cũng là chuyện thường thấy vì nhiều lý do:
-Số bệnh nhân ngày càng tăng mà chuyên viên y tế nhiều nơi lại thiếu.
-Chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời giờ chờ đợi khám chữa bệnh khá lâu, thuốc men quá đắt.
-Kinh tế khủng hoảng khiến cho người dân ít đi bác sĩ khi mắc những bệnh thông thường.
-Kiến thức về sức khỏe, tự chăm sóc của người dân cũng nhiều hơn qua sách báo, truyền thông.
Cho nên, thấy đau bụng, nhức đầu cảm lạnh là ra tiệm mua mấy viên thuốc, vài chai si rô về uống, coi xem ra sao đã. Vì nhiều người tin tưởng rằng thuốc đã được chính quyền cho phép bày bán thì chắc là phải công hiệu, an toàn như quảng cáo.
Nhưng hầu hết dược phẩm dù là cần toa hay không đều là những hóa chất được chế biến, tổng hợp trong phòng thí nghiệm mà mục đích là để thay đổi chức năng cơ thể theo chiều hướng tốt, nhưng cũng vẫn có thể có những tác dụng có khả năng gây hại. Các tác dụng này có thể là biết trước hoặc bất chợt xảy ra. Chẳng hạn thuốc đa dụng corticosteroid được cho phép dùng từ thập niên 70 mà tác hại lên nhồi máu cơ tim chỉ mới đựoc biết vào thời điểm 2000. Đặc biệt là các thuốc chứa 2, 3 hoạt chất khác nhau có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn.


Ngoài hoạt chất chính, một số chất cho thêm vào thuốc trong khi sản xuất với mục đích giữ gìn, bảo quản, hoặc tạo hương vị cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn trong sirop thuốc ho  chứa chất cồn có thể gây ngây ngất buồn ngủ; đường trong thuốc nước có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Thêm vào đó, thuốc không cần toa cũng tương tác với nhau hoặc tương tác với sinh tố khoáng chất, thực phẩm nước uống. 
Do đó muốn tự mua thuốc về dùng thì cũng cần hiểu biết về chúng. Chẳng nên quá đặt tin tưởng vào những lời quảng cáo, nhất là với loại quảng cáo rộng rãi tốn kém. Vì “hữu xạ tự nhiên hương”, tiếng lành đồn xa, đâu cần phải “huênh hoang” giới thiệu quá lố. Chỉ những mặt hàng “rỏm”, có tính cách lường gạt mới cần áp đảo“tuyên truyền” nhồi nhét vào tai vào mắt giới tiêu thụ. Hậu quả là nhiều chục ngàn người cả tin,  đặc biệt là các cháu bé, quý lão bà lão ông, bà mẹ mang thai phải nhập viện vì tự dùng các thuốc qua quảng cáo, mà lẽ ra họ không nên dùng và vì cho rằng vô hại.
Sau đây là mấy điều cần nhớ khi dùng thuốc, dù là thuốc do bác sĩ cho toa hoặc do mình tự mua:
1. Đọc kỹ và hiểu rõ các chi tiết về thuốc ghi trong nhãn thuốc drug facts label như tên thuốc, công dụng, liều lượng, uống khi nào và tác dụng phụ của thuốc.
2. Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và số lần uống mỗi ngày như chỉ dẫn.
3. Đừng dùng cùng một lúc các thuốc có công dụng tương tự. Thí dụ vừa uống aspirin cho đau nhức lại uống thêm thuốc chống đau loại acetaminophen.
4. Mua thuốc đúng với dấu hiệu bệnh của mình. Chẳng hạn nếu chỉ bị sổ mũi thì đừng mua thuốc chữa cả ho và nóng sốt.
5. Hỏi người bán thuốc hoặc dược sĩ coi nếu thuốc có ảnh hưởng gì tới những bệnh mãn tính mình đang có như tiểu đường, cao huyết áp.
6. Đừng dùng chung thuốc do bác sĩ cho toa và thuốc mình tự mua, trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ
7. Đừng dùng thuốc đã quá hạn hoặc thuốc do người khác cho.
8. Không dùng thuốc nghi ngờ là không an toàn như mất tem bảo đảm, hộp chai đựng bị hở, rách, sản phẩm đổi mầu hoặc có mùi bất thừng.
9. Nếu chẳng may dùng quá liều lượng hoặc nhầm thuốc, nên thông báo cho bác sĩ hoặc phòng cấp cứu hay ngay.
10. Nên có một danh sách ghi các thuốc đang dùng, dù là do bác sĩ cho toa hoặc mua tự do. Mỗi lần đi khám bệnh, nên đưa cho bác sĩ coi để được hướng dẫn.
Cuối cùng là, nên thân thiện với các vị dược sĩ. Vai trò của họ không chỉ giới hạn trong việc bán thuốc mà còn được huấn luyện, để cố vấn cho giới tiêu thụ mỗi khi cần thuốc. Họ là người giúp ta có hiểu biết về thuốc, về công dụng, về tác dụng phụ, uống khi nào, uống bao nhiêu…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khảo cứu của Gs Javier Espinosa (Rochester Institute of Technology in America) cho biết là ông chồng quá lệ thuộc vào bà vợ về tình cảm, tinh thần và về thể xác. Vợ (VN) được xem như là người chăm sóc chồng (caregiver). Trăm việc nhỏ lớn đều do một tay vợ già quán xuyến, lo hết và nắm hết. Từ việc con cái, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, tiền bạc dành dụm, bảo vệ hạnh phúc gia đình, canh giữ, kiểm soát ông chồng khỏi bị bà khác sớt đi mất… Chồng quá ỷ lại vào vợ cho nên khi bả chết bất thình lình thì ông bị chới với, stress tột độ, mất người săn sóc nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường một thời gian ngắn sau thì ổng cũng lót tót theo bả về bên kia thế giới.
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về!(“La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue”). Thông thường trong những dịp Tết, người đời thường chúc tụng lẫn nhau sống thọ đến trăm tuổi. Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật. Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse). Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Chúng ta chỉ có thể tung hoành trong một ngày thật ngắn ngũi mà thôi. Hãy trân quý ngày hôm nay. Chúng ta sẽ mất tinh thần, sẽ mất hết niềm tự tin cũng như sự can đảm, và cuộc sống chúng ta sẽ chìm đi nếu chúng ta để gánh nặng của ngày hôm qua và của ngày mai chồng chất thêm vào gánh nặng của ngày hôm nay. Không phải những kinh nghiệm của ngày hôm nay làm chúng ta thất vọng, nhưng đó chính là những đắng cay, hối hận, dằn vặt của ngày hôm qua cùng những nỗi lo ngại, ưu tư của ngày mai chưa đến, đã làm u ám vẫn đục ngày hôm nay. Vậy hãy sống trọn vẹn cho ngày hôm nay mà thôi.
Từ cuối tháng 12/2019 đến hôm nay là cuối tháng 3 / 2020, biến động đại dịch corona (covid 19) đã gieo tang tóc và chết chóc khắp cả thế giới-Bấn loạn khắp nơi không biết chừng nào dứt đây? Từ sáng sớm tới khuya Tv, internet không ngừng tin tức về đại dịch với số nạn nhân cập nhật từng giờ một…Tác giả muốn khùng đây vì bị phobia ám ảnh tinh thần. Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Muối ăn (NaCl) là những hạt mầu trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ di tích của biển. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật nhưng cũng có nguy cơ gây bệnh nếu dùng quá nhiều. Muối ăn được dùng từ thuở rất sớm trong lịch sử loài người. Trước đây, vì khan hiếm, nên muối là nguồn lợi mà nhiều lãnh chúa tranh giành. Ngày nay, nhờ kỹ thuật tinh chế tân tiến, muối được sản xuất dễ dàng, nhiều hơn và rẻ hơn.
Lục Súc Tranh Công là một truyện cổ Việt Nam mang nhiều ý nghĩa nhân sinh đáng suy gẫm. Có sáu con vật được chủ nuôi chung trong nhà là trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn. Nếp sống đang hài hòa thân thiện thì không hiểu tại sao một hôm lục súc ta lại có một cuộc bàn tròn “kiểm thảo” kể công của mình và chê bai súc khác. Chủ nhà dựa cột lắng nghe.
Ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đều khuyên chúng ta nên giảm bớt việc ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu, đồ lòng, gan, tim, thận…). Nên ăn thịt nạc, hoặc thay thế bằng thịt trắng như thịt gà đã lóc da bỏ mỡ, và cũng nên ăn cá 2-3 lần trong tuần.
Trong vài thập niên qua, thiền chánh niệm đã trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt như là phương thức để giảm căng thẳng hay lo lắng và có được cảm nhận cuộc sống hạnh phúc lớn hơn, theo Ingrid Fadelli, trong bài viết “Exploring why mindfulness meditation has positive mental health outcomes” [Khám phá tại sao thiền chánh niệm có nhiều kết quả sức khỏe tinh thần tích cực] được đăng trên trang mạng Medical Xpress, hôm 17 tháng 2 năm 2020.
Nước tiểu mới đái của người không có bệnh đã được dùng để khử trùng, để uống khi du hành trong sa mạc mà không có nước. Và khi cơ thể bị thiếu nước thì hai trái thận vẫn tiếp tục lấy nước của mô bào để đái.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, thịt đỏ (red meat) lại được y giới cũng như truyền thông báo chí và người tiêu thụ bàn tán, nhắc nhở. Đó là sau khi có một nghiên cứu về rủi ro của ăn nhiều thịt đỏ do Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thực hiện “Ăn nhiều thịt đỏ tăng rủi ro mắc bệnh Viêm Khớp Thấp gấp hai lần.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.