Hôm nay,  

Nghỉ Hưu, Một Giai Đoạn Mới Trong Cuộc Đời

13/08/201000:00:00(Xem: 10742)

Nghỉ Hưu, Một Giai Đoạn Mới Trong Cuộc Đời

Nghỉ hưu sẽ có nhiều thời gian bên cạnh các cháu nội ngoại.


Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan


Trong đời sống của mọi người, đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để nghỉ hưu. Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Hai vợ chồng tác giả đã gác kiếm từ quan từ 1-2 năm nay rồi.
Mặc dù đã có chuẩn bị tư tưởng từ nhiều năm trước nhưng khi bắt đầu ngưng làm việc thật sự, bỏ lại sau lưng tất cả các thói quen cũ để bước vào một nề nếp sinh hoạt hoàn toàn mới, thì mấy tháng đầu vợ chồng tác giả cũng phải chịu đựng nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất.
Phải cần một thời gian nhiều tháng mới thích ứng được vào với hoàn cảnh mới!
Nghỉ hưu tại hải ngoại
Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống.
Đó có thể là sự thay đổi chỗ ở và phải hòa mình vào một khung cảnh mới, bởi lý do nầy nên hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè và mối giao tiếp xã hội của mình từ xưa nay.
Chúng ta phải cần có một thời gian để tìm hiểu và thích ứng vào nếp sinh hoạt mới.
Không ít người nghỉ hưu bán nhà để dọn đến những nơi gần con cái.
Có người chọn giải pháp mua condo để ở cho đỡ phải dọn dẹp, và khỏi lo săn sóc nhà cửa cũng như để tiện bề đi du lịch trong thời gian dài.
Có người nhảy ra làm từ thiện hay làm thiện nguyện (bénévole).
Đi du lịch là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.
Nhiều đồng hương về thăm nhà hoặc đi tour dài như Trung Quốc, Ấn Độ, v.v... Người thì đi Pháp, đi Âu châu, Mỹ, Mexico, Cuba, v.v... Kẻ thì theo tour du lịch bằng du thuyền cruise trong một tuần lễ xuống những vùng như Jamaique, Puerto Rico, v.v.
Tuổi càng cao càng dễ hay bị mệt mỏi, sức khỏe càng bị kém đi nên nhiệt quyết ham muốn đi du lịch cũng dần dần giảm theo năm tháng...Đi đâu lâu ngày, khi trở về tới nhà mình thì cảm thấy khỏe gì đâu, được nằm ngủ trên cái giường của mình thì không có gì sung sướng cho bằng!
Sáng sáng dân nghỉ hưu thường hay đến mấy cái thương xá, tiệm cà phê bình dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó thiên hạ đi qua đi lại. Tại Quận Cam/Wesminster, thương xá Phước Lộc Thọ được xem là nơi hẹn hò, tụ họp của các đồng hương cao niên.
Các bà thường thì tà tà đi vòng vòng để rửa mắt windowshopping trong các thương xá!
Các ông xã thì thích ngồi chờ để ngắm ông đi qua bà đi lại, hay ngồi đọc sách hoặc tán dóc tại các băng ngoài hành lang!
Tin đồn rằng, một số ít cụ nhà ta rất có lòng từ tâm và hào hiệp hoặc muốn tự thưởng mình sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, nên thường hay du lịch về Việt Nam giúp các em thoát cảnh nghèo đói để đổi đời, hai đàng đều có lợi... Nghe nói với số tiền trợ cấp pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển thì tha hồ phè phỡn, dư sức qua cầu gió bay!
Đa số người già nghỉ hưu rãnh rổi, đôi lúc được con cái nhờ cậy giữ cháu nhỏ hộ đôi ba bữa. Đây có lẽ thật sự là một niềm vui của các bậc ông bà hay những người lớn tuổi!
Ngoài ra, người lớn tuổi ai cũng đều có ý thức quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình hơn, nên họ thường năng luyện tập thể dục thí dụ như đi bộ, tài chi, khí công, aerobic, hay đánh golf, tennis, hoặc chơi đánh cờ tướng với nhau (tác giả thấy rất phổ biến tại Lion Plaza, San José/Cali), v.v...
 Một số khác còn quan tâm đến việc tu hành, thiền định để tìm sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau!
Cũng có người thì cảm thấy quá nhàn rổi...Không biết làm gì trong ngày, hết đứng thì ngồi, ra vô đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm, vào phòng nghiền ngẫm internet, ra salon xem tv, đọc báo hết tờ nọ tới tờ kia rồi lướt qua tin xe cán chó đến các mục quảng cáo bán nhà hay sang tiệm nails đông khách, kế đến là mục tìm bạn bốn phương, rồi làm luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn cho biết...Tình trạng nầy nếu kéo dài sẽ khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm!
Hơn nữa, trong gia đình, sự chạm mặt nhau hằng ngày dễ làm xẹt điện, đưa đến khẩu chiến (thầy bói gọi là khắc khẩu) giữa vợ chồng với nhau!
Những năm cuối của cuộc đời, vì sức khỏe kém nên có cụ cần phải được giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Có cụ chọn giải pháp dọn vô ở trong nhà dành cho dân nghỉ hưu (retirement home) và có cụ khác thì bắt buộc phải vô sống trong viện dưỡng lão (nursing home) để có người săn sóc cho đến ngày ra đi, v.v.
Gặp lại bạn bè
Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả thì thường hay hỏi những câu đại loại như sau:
-/ Lúc rày nghỉ có khỏe không"
-/ Lúc này nghỉ rồi làm gì"
-/ Có đi đâu chơi không"
-/ Có đi về Việt Nam không"
-/ Có đi làm bénévole không"
-/ Có đi làm thêm gì trong nghề không"
-/ Có làm nghề gì khác không"
-/ Nghỉ ở nhà có chán không"
-/ Nghỉ ở nhà có thường bị bả đì không"
-/ Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái gì"
-/ Sao cũng còn trẻ (") hoặc job thơm (") mà nghỉ chi cho uổng vậy!
Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.


Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau không ai giống ai hết. Cũng có người phải nghỉ hưu vì hãng đóng cửa, vì bị mất việc, vì vấn đề sức khoẻ hay cũng vì hoàn cảnh bắt buộc, v.v.
Nhưng, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau: 1/mối quan hệ giữa vợ chồng, 2/sức khỏe, 3/tiền bạc.
Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ làm
Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán vì phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc còn đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.
Các nhà tâm lý học gọi là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu viên cảm thấy mất mát một cái gì đó mà mình hằng quen thuộc trong đời sống.
Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm, dépression.
Nếu tình trạng nầy kéo dài thì cần phải đi khám bác sĩ.
Tại sao có người sợ nghỉ hưu"
-/ Có người đã đủ tuổi hưu nhưng không muốn nghỉ vì còn quá yêu...công việc hay ghiền việc (workaholic)!
-/ Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày vì họ còn phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!
-/ Có người vẫn còn duy trì sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ một hay hai ngày!
-/ Có người đã nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!
“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh”  
“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có gì làm, chán lắm”
Đây là những câu tâm tình mà người viết thường hay nghe các bạn đàn ông nói.
Phải chăng đây là một lý do thật sự"
Và cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa"
Báo Tây có nêu lý do tại sao một số người vẫn còn muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đã tới tuổi cần hưu trí rồi: tại vì ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị!
Có bạn thì thành thật hơn “tui ngại ở nhà phải đụng đầu thường xuyên với bà xã quá!”.
Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!
Trong các khóa học coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (Pre retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, thuyết trình viên là các nhà tâm lý học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường xuyên với người hôn phối của mình.
Ai cũng vậy mà thôi!
Nhưng nếu nghĩ cho cùng, thì còn đôi bạn cũng vẫn còn thấy may mắn và hạnh phúc hơn nhiều!
Cái gì cũng cần phải có sự chuẩn bị hết
Theo ý riêng của tác giả, thì cần phải chuẩn bị tư tưởng trước khi nghỉ hưu.
-/ Cái gì cũng phải có ngày chấm dứt, để bước sang một giai đoạn khác trong cuộc sống;
-/ Phải ý thức là mình già rồi, cần phải nghỉ ngơi để đi đây đi đó khi còn đầy đủ sức khỏe;
-/ Bệnh hoạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào;
-/ Nghỉ hưu để vui sống với vợ, với chồng mình mà hình như từ mấy chục năm nay mình không có thể sống cho nhau một cách trọn vẹn được vì sự ràng buộc về sinh kế, về con cái, v.v.
-/ Nghỉ hưu để có thể có nhiều thời gian bên cạnh các cháu nội ngoại, để nhìn thấy chúng lớn lên;
-/ Nghỉ hưu để mỗi sáng tĩnh lặng có thể, bên cạnh tách cà phê nóng, cùng thảnh thơi nghe tiếng chim hót líu lo sau nhà hay cùng ngắm nhìn những giọt sương đêm còn lấp lánh đọng trên các tàn cây ngoài mái hiên nhà, hoặc thong thả thưởng thức mặt trời toả đủ màu sắc trước khi lặn vào mỗi chiều hoàng hôn, vân vân và vân vân.
Muốn cho sự nghỉ hưu được tốt đẹp, không nhiều sóng gió thì chúng ta cần phải tạo cho mình một lịch trình sinh hoạt đều đặn, để nó trở thành một routine (nếp quen thuộc) trong cuộc sống và mình phải tuân hành theo bằng mọi giá.
Đừng bao giờ để bị rơi vào tình trạng quá rãnh rổi vì sẽ dễ bị đưa đến sự buồn chán.
Nói tóm lại, mình phải tạo cho mình một thời khóa biểu bận rộn busy.
Mỗi người mỗi kiểu mỗi cách!
Kết luận
Nghỉ hưu, một giai đoạn mới trong cuộc đời bắt đầu với không đồng hồ, không ngày, không tháng, không stress, muốn ngủ lúc nào, muốn thức lúc nào, ăn lúc nào, ăn ở đâu, ăn cái gì, ăn làm sao, cho dù mưa rơi bão tuyết cũng chẳng làm cho ta lo lắng nao lòng.
Ôi, tự do ơi, một lần nữa, ta chào đón mi bằng hai tay và...cả hai chân!
Đồng vợ đồng chồng, tát bể...Hưu cũng cạn!
“Retirement has been a discovery of beauty for me. I never had the time before to notice the beauty of my grand kids, my wife, the tree outside my very own front door. And, the beauty of time itself.” Harman Jule
“I'm retired - goodbye tension, hello pension!”
-- Author Unknown
Tham khảo:
-Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan. Nghỉ hưu sướng hay khổ"
http://www.vietbao.com/"ppid=45&pid=117&nid=148563
-Nguyễn Thượng Chánh. Giã từ cô đơn
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/190309-giatucodon.htm
-Nguời Việt Boston. Bảy yếu tố tăng niềm vui trong tuổi về hưu
http://nguoivietboston.com/"p=26936
Things that increase happiness in retirement. Retirement Center
http://www.centerretirement.com/
-Ron Schoolmeester. USA Today. Retirement isn’t a date- It’s a new life.
http://www.usatoday.com/news/nation/2004-11-23-cover-retirement_x.htm
Montreal, August 12, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng triệu người trên thế giới bị mắc chứng huyết áp cao, và từ lâu các nhà nghiên cứu đã cho biết các chứng bịnh mất trí nhớ có liên quan đến bịnh huyết áp cao. Nhưng làm thế nào mà áp suất cao trong các mạch lại gây tổn hại cho não thì vẫn chưa được rõ ràng.
Theo một đánh giá dữ liệu từ hơn 30 triệu người trưởng thành, chỉ cần 11 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày có thể giảm 23% nguy cơ ‘yểu mệnh.’ Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị rằng nếu mọi người có thể đạt được mục tiêu hàng ngày này, thì thế giới có thể ngăn chặn được 1 trong 10 ca ‘chết yểu.’
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute – NCI), bàng quang khi rỗng có kích thước và hình dạng bằng trái lê. Tuy nhiên, nó có thể giãn ra lớn hơn nhiều khi cần thiết, và co trở lại khi trống. Trên thực tế, nó có thể chứa khoảng 16 ounce (gần nửa lít) nước tiểu cùng một lúc trong từ hai đến năm tiếng đồng hồ một cách thoải mái, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine – NLM).
Ông bà ta có câu: “Thùng rỗng kêu to.” Và hóa ra theo góc nhìn khoa học thì điều này cũng có phần đúng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sở hữu trí tuệ về sự khiêm tốn thường sẽ thông minh hơn. Nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Positive Psychology. Tác giả chính là Elizabeth J. Krumrei-Mancuso, từ Trường Pepperdine University, đã làm việc cùng với nhóm của bà để nghiên cứu một khái niệm mà họ gọi là trí tuệ về sự khiêm tốn (intellectual humility). Trí tuệ về sự khiêm tốn là khả năng chấp nhận sai lầm về mặt trí tuệ (intellectually fallible) một cách cởi mở và điềm đạm.
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.