Hôm nay,  

Hoa Kỳ Có Thể Đối Mặt Với Cuộc Khủng Hoảng "Mức Trần Nợ"* Nếu Cứ ‘Bình Chân Như Vại’

16/02/202310:25:00(Xem: 6138)

 

debt ceiling

Tháng 2 năm 2023, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, đã cảnh báo về khả năng mất thanh toán các khoản trợ cấp của Chính phủ Liên bang, nếu Quốc Hội không nhanh chóng đạt được thỏa thuận về nâng mức trần nợ công. (Nguồn: pixabay.com)

 WASHINGTON – Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) cho biết Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ sẽ cạn kiệt khả năng thanh toán tất cả các hóa đơn vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay nếu không nâng mức trần nợ (debt ceiling) lên, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 15 tháng 2 năm 2023.

 

Trong một báo cáo được đưa ra cùng với triển vọng ngân sách hàng năm, Phòng Ngân Sách Quốc Hội cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra một vụ vỡ nợ liên bang lịch sử trước tháng 7 nếu dòng tiền chảy vào Ngân Quỹ trong tháng 4 – thời điểm người dân Hoa Kỳ thường nộp hồ sơ thuế thu nhập hàng năm – chậm hơn so với kỳ vọng.

 

Tốc độ của doanh thu sắp tới, cùng với hiệu suất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong những tháng tiếp theo, khiến các viên chức chính phủ khó dự đoán chính xác ngày mà Bộ Tài Chánh có thể bắt đầu không còn khả năng chi trả cho nhiều khoản nợ nếu Quốc Hội không có hành động.

 

Báo cáo của CBO cho biết: “Nếu mức trần nợ không được nâng lên hoặc chặn lại trước khi sử dụng hết các biện pháp đặc biệt, chính phủ sẽ không còn khả năng thanh toán các hóa đơn theo nghĩa vụ. Kết quả là, chính phủ sẽ phải trì hoãn thanh toán cho một số hoạt động, không thể trả nợ, hoặc cả hai.”

 

CBO cho biết thâm hụt ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ sẽ ở mức trung bình 2 ngàn tỷ đô la từ năm 2024 đến năm 2033, gần chạm mức kỷ lục của thời kỳ đại dịch vào cuối thập niên này. Dự báo này có khả năng thúc đẩy nhu cầu cắt giảm chi tiêu của Đảng Cộng Hòa.

 

Trong khi đó, ước tính tỷ lệ thất nghiệp là 4.7% trong năm 2023, cao hơn nhiều so với mức 3.4% hiện tại.

 

Giám đốc CBO Phillip Swagel cho rằng sự gia tăng lãi suất cao hơn đang ảnh hưởng đến lĩnh vực nhà ở, cùng với đó là việc đầu tư kinh doanh bị chậm lại.

 

Ông Swagel cho biết: “Về lâu dài, các dự đoán của chúng tôi cho thấy rằng cần có những thay đổi trong chính sách tài khóa để giải quyết vấn đề lãi suất ngày càng tăng và giảm thiểu các hậu quả bất lợi khác của ‘núi nợ’ ngày càng cao.”

 

Nhu cầu nâng mức trần nợ được thúc đẩy bởi các luật chi tiêu và cắt giảm thuế trong quá khứ, một số được ban hành dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Sau khi chạm mức trần nợ 31.4 ngàn tỷ đô la vào ngày 19 tháng 1, Bộ trưởng Tài Chánh Janet Yellen cho biết Bộ Tài Chánh đã có thể tiếp tục thanh toán các khoản nợ, trợ cấp liên bang và thực hiện các khoản chi khác ít nhất cho đến ngày 5 tháng 6.

 

Năm 2023 này, các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa và Tổng thống Joe Biden đang bất đồng về lộ trình nâng trần nợ công. Ông Biden cho biết sẽ không thương lượng về vấn đề nâng mức trần nợ, trong khi Đảng Cộng Hòa cũng sẽ không gật đầu cho quyết định nâng mức trần nợ, nếu không có những nhượng bộ trong vấn đề chi tiêu của các chương trình an sinh xã hội và bảo hiểm y tế quốc gia.

 

An sinh xã hội và Medicare, chương trình hưu trí phổ biến của chính phủ và chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho người cao niên từ 65 tuổi trở lên, đang là tâm điểm của cuộc tranh luận về giới hạn nợ và tài trợ của chính phủ. Cả hai Đảng đang chạy đua cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2024.

 

Theo một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos được tiến hành từ ngày 6 tới ngày 13 tháng 2, hầu hết người dân Hoa Kỳ không theo dõi chặt chẽ câu chuyện mức trần nợ của Washington, nhưng họ vẫn lo lắng rằng nó có thể gây tổn hại đến tài chánh của họ.

 

Trong cuộc thăm dò, 55% người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ nghe rất ít hoặc không biết gì về cuộc tranh luận, nhưng 3/4 số người được hỏi cho biết họ muốn Quốc Hội phải đạt được thỏa thuận vì một vụ vỡ nợ liên bang sẽ gây thêm căng thẳng tài chánh cho gia đình họ, phần lớn là do chi phí đi vay có thể cao hơn.

***

 

*Trn N là con s n ti đa mà quc hi Hoa Kỳ cho phép bên Hành Pháp đi vay. Hin nay chính ph M đang n ti $31 ngàn t đô la, tích lũy t trước đến gi; đã đng trn ri. Trn N mi xut hin t thi Thế Chiến th nht. Trước đó, mi ln chính ph M mun vay n thì phi xin quc hi cho phép. Khi nước M lâm chiến, cn vay n liên tiếp, quc hi bèn đt ra l mi, cho phép vay th ca nhưng dưới mt gii hn, gi là Trn N. Sáng kiến này gii quyết mt vn đ trước mt nhưng gây rc ri trong hai chc năm qua gia hành pháp và lp pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Năm, các cổ phần vẫn tiến mặc dù tin khai thất nghiệp tăng cùng với báo cáo lợi tức yếu của Wal-Mart.
Hôm thứ Tư, các cổ phần tiến lên khá mạnh nhờ nhóm technology và dịch vụ y tế, mặc dù tin bán lẻ yếu.
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối yếu với tình hình căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Russia cùng với chiến tranh bộ lạc bên Iraq và vùng Trung Đông.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tiến lên, với đặc biệt nhóm công ty nhỏ (small-cap) khá mạnh, mặc dù các căng thẳng bên Ukraine và vùng Trung Đông.
Hôm thứ Sáu, các cổ phần xuống thêm, mặc dù bớt thua vào lúc cuối ngày, với chỉ số kỹ nghệ Dow rớt nhiều nhất trong một tuần trong hơn 6 tháng.
Hôm thứ Năm, toàn diện thị trường chứng khoán rớt xuống nặng, với chỉ số kỹ nghệ Dow thua hơn 300 điểm,
Hôm thứ Tư, các cổ phần bớt thua sau khi Dự Trữ Liên Bang tỏ vẻ trấn an cơn e ngại sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự tính, trong khi Nasdaq tiến lên nhờ nhóm Internet.
Chỉ số tin tưởng tiêu thụ bất ngờ tăng lên ở mức 90.9 trong tháng 7, cao nhất từ tháng 10 năm 2007.
Số bán nhà có chủ (existing homes) giảm 1.1% trong tháng 6 và lần đầu tiên trong 4 tháng.
Về kinh tế, Bộ Thương Mại nói mức đặt hàng bền lâu tăng 0.7% trong tháng 6, trên dự tính 0.2%, trong khi tháng 5 được điều chỉnh giảm 1%.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.