Hôm nay,  

Mỹ: Thất Nghiệp Có Nguy Cơ Lên 12%

05/12/200900:00:00(Xem: 5572)

Mỹ: Thất Nghiệp Có Nguy Cơ Lên 12%

WASHINGTON  -     Nền kinh tế Hoa Kỳ đang tiến gần đến khả năng tạo ra việc làm lần đầu tiên kể từ 2 năm, nhưng không đủ để làm ngưng sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Giới phân tích dự đoán báo cáo ngày Thứ Sáu của Bộ lao động cho hay các hãng xưởng bỏ 130,000 việc làm trong Tháng 11, và tỉ lệ thất nghiệp vẫn là ở mức 10.2%, theo thăm dò của Thomas Reuters.
Tỉ lệ thất nghiệp cao có thể tiếp tục qua năm 2010, vì 15.7 triệu người sẽ cạnh tranh việc làm với 11.7 triệu người làm việc ít giờ hơn mong muốn.
Các nhà phân tích nói : phải mất nhiều năm để tạo đủ công việc cho tất cả 2 thành phần ấy.
Thị trường lao động yếu kém đưa tới những cơn nhức đầu chính trị với TT Obama và ông đã mở hội nghị thượng đỉnh việc làm hôm Thứ Năm.  Ông hỏi 130 doanh gia, học giả, nhà báo, đại biểu công đoàn "Chúng ta làm cách nào để các doanh nghiệp bắt đầu thuê người làm".
Các báo cáo hàng tuần về số người thất nghiệp thất nghiệp cho thấy tốc độ mất việc đã chậm lại.
5, 6 nhà phân tích đoán rằng có thể thấy việc làm tạo ra sớm nhất là Tháng 2-2010.
Kinh tế gia Bruce Kasman của J.P. Morgan nói "Không đến nỗi chúng ta phải chờ lâu đến thế để thấy thị trường lao động ổn định và tạo ra việc làm".
Tính đến nay, các ngành đã giảm người 22 tháng liên tiếp. Mặt khác, Bộ lao động báo cáo năng suất của công nhân tăng 8.1% trong quý 3, tăng nhiều nhất trong 6 năm, cũng có nghĩa là sản xuất tăng mà không cần tăng nhân lực. Đó cũng lý do giải thích tại sao giới chủ không muớn người, khi kinh tế đã bắt đầu hồi phục chậm và yếu.
Tại Deutsche Bank, kinh tế gia Carl Riccardona nhận xét "Sản luợng hiện nay là không duy trì đuợc với nhân lực không tương xứng", cũng có nghĩa là chủ nhân phải muớn người vào đầu năm.  Tuy vậy, tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng, có thể gần 11%, phần chính vì số người tìm việc lớn hơn các đợt suy thoái trước.  Thí dụ : số người làm việc bán thời muốn làm việc toàn thời tăng gấp hơn đôi trong thời gian suy thoái, là khoảng 9.3 triệu. Khoảng 2.4 triệu người khác muốn làm việc nhưng không tìm việc, vì đã bỏ cuộc, hay đi học lại. Thành phần này không đuợc tính trong hồ sơ thất nghiệp. Khi tính hết các thành phần, tỉ lệ "khiếm dụng" là 17.5%. cao nhất kể từ khi hồ sơ theo dõi đuợc thiết lập năm 1994.


Theo kinh tế gia David Rosenberg của Gluskin Sheff, 1 công ty quản lý tài sản của Canada, tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ có thể lên đến 12%.
Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 10%. Bản tin viết như sau.
WASHINGTON  -    Tỉ lệ thất nghiệp trong tháng qua là 10%, giảm ngoài dự đoán, số việc làm bị mất trong Tháng 11 là thấp nhất kể từ khi suy thoái bắt đầu.  Đây là tín hiệu phấn khởi về thị trường lao động.
Báo cáo của Bộ lao động ghi nhận 11,000 việc làm bị mất trong tháng qua, so với tháng trước mất 111,000, và kinh tế gia phỏng đoán mất 130,000. Nếu tính hết những người làm việc bán thời và số người ngưng tìm việc, tỉ lệ "khiếm dụng" đã hạ xuống ở mức 17.2% thay vì 17.5% trong Tháng 10.
Báo cáo của Bộ lao động bao gồm 1 số tín hiệu khả quan khác, như : số giờ làm việc hàng tuần trong tháng qua là 33.2, không còn ở mức thấp kỉ lục 33 giờ/tuần.  Kinh tế gia trông đợi hãng xưởng cho công nhân làm thêm giờ trước khi muớn thêm người.
Tại Deutsche Bank, kinh tế gia Carl Riccadonna nhận xét "Đường còn dài, nhưng đã có xung lực" - ông nói : với thực tế này, công chúng có thể mua sắm và trả nợ.
Bộ lao động loan báo lãnh vực dịch vụ tạm thời nhận 52,000 người làm, là tăng lần thứ tư liên tiếp. Nền kinh tế Hoa Kỳ mất việc làm qua tháng thứ 23, nhưng số việc bị mất trong tháng qua, nhỏ hơn, có thể báo hiệu các ngành sắp tuyển dụng.  Nhiều kinh tế gia tin rằng điều này sẽ xẩy ra vào đầu năm 2010.
Báo cáo chi tiết của Bộ lao động cho thấy trong tháng qua các ngành dịch vụ tăng thêm 58,000 việc làm, chế xuất và xây dựng bỏ 69,000 việc làm, trong khi giáo dục, y tế nhận 40,000 người, công sở 7000 người. Việc làm vẫn là hiếm trong lúc kinh tế tăng trưởng yếu ớt.  Tỉ lệ GDP quý 3 đuợc tính là 2.8%, sau khi sút giảm đến mức kỉ lục trong 4 quý liên tiếp.  Kinh tế gia dự đoán tỉ lệ tăng trưởng GDP của quý 4 cũng ở mức 2.8%.
Hôm Thứ Năm, thống đốc Bernanke tuyên bố: thất nghiệp còn nhiều, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân năm 1963 tại thành phố Sài Gòn để cứu nguy cho Phật Giáo trong một giai đoạn lịch sử nhiều thách đố và cam go.
Hôm thứ Tư, các cổ phần cuối cùng tiến lên mạnh sau khi Dự Trữ Liên Bang bày tỏ tin tưởng mức hồi phục kinh tế sẽ gia tăng mặc dù cần kiểm soát lạm phát.
Hôm thứ Ba, các cổ phần yếu vào lúc mở cửa nhưng cuối cùng tương đối tiến lên, mặc dù môt số tin kinh tế không khả quan cùng với tình hình chiến tranh bên Iraq.
Hôm thứ Hai, các cổ phần yếu trong nguyên một ngày nhưng cuối cùng nhích nhờ tin kinh tế khả quan và công ty mua bán sát nhập,
Hôm thứ Sáu, các cổ phần khá yếu trong nguyên một ngày nhưng cuối cùng tiến lên, với tình hình chiến tranh Iraq khiến giá dầu thô tăng vọt.
Hôm thứ Năm, toàn diện thị trường chứng khoán rớt xuống nhiều vì e ngại tình hình chiến tranh Iraq khiến giá dầu thô tăng vọt cùng với tin kinh tế chậm.
Hôm thứ Tư, các cổ phần rớt xuống sau những ngày vượt mức cao kỷ lục mới, với Ngân Hàng Thế giới World Bank giảm dự tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối xuống sau 4 ngảy tiến lên, nhưng bất ngờ nhích lên trong vài giây cuối để vẫn giúp đưa chỉ số kỹ nghệ Dow vượt mức cao kỷ lục mới.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tiếp tục nhích lên và giúp đưa chỉ số S&P500 và kỹ nghệ Dow vượt mức cao kỷ lục mới, với một số công ty tuyên bố mua bán sát nhập.
Hôm thứ Sáu, các cổ phần tiến lên mạnh và tiếp tục đưa chỉ số S&P500 và kỹ nghệ Dow vượt mức cao kỷ lục mới,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.