Hôm nay,  

Mỹ Báo Nguy

05/11/200600:00:00(Xem: 7156)

Mỹ Báo Nguy: Ngoại Quốc Nắm 21% Giá Trị Vốn Cả Nước 

Bước vào thế kỷ 21, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia mạnh nhưng hiện nay đang đối đầu với sự cạnh tranh ở bên ngoài biên giới cũng như gặp nhiều khó khăn ngay trong nước. Tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp đang đứng trước nguy cơ thua thiệt trong 'chiến tranh toàn cầu hóa.'

Theo tác giả bài báo, ký giả Gabor Steingart, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia hùng mạnh vào đầu thế kỷ mới. Tuy nhiên sự hùng mạnh đó đang bắt đầu gặp khó khăn, trở ngại bởi cuộc cạnh tranh từ trong lẫn ngoài nước bởi sự toàn cầu hóa. Một châu Á đang tiến lên đã dẫn tới sự suy sụp liên tục của nền kinh tế Hoa Kỳ, ít nhất là vào thời điểm hiện nay. Lớp công nhân trí thức cũng như thợ phổ thông, người lao động tay chân cũng như trí óc, đã bị mất đi nhiều thứ mà trước đây họ vẫn có. Lợi tức gia đình tăng trưởng trong ba thâp niên đầu sau Thế Chiến lần thứ II, trong đó có một số người nghèo tăng thu nhập khá nhanh. Tầng lớp đứng đầu xã hội Hoa Kỳ tăng 120% lợi tức, trong khi tầng lớp thứ hai tăng 101%, thứ ba: 107%, thứ tư 114% và thứ năm tăng 94%.

Đồng thời với Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng báo động: đầu tư thương mại toàn cầu đã bị chuyển hóa. Các nhà đầu tư Nhật bỏ nước để đi tìm các vị trí thích hợp mà đầu tư. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trước đây vốn giúp cân bằng cán cân xuất cảng và nhập cảng, nay đã gia tăng khủng khiếp.

Cho tới nay thì đầu tư ở nước ngoài đã giúp gia tăng phần lớn sản phẩm xuất cảng của Đức, Hoa Kỳ hoặc Pháp. Tuy nhiên khi các nhà máy bắt đầu được tái cấu trúc, chủ yếu là cắt giảm chi phí sản xuất, sản phẩm các loại trên thị trường tăng nhanh toàn cầu đã dẫn tới sự tái phân phối tiền vốn và lực lượng lao động. Sản phẩm toàn cầu đã tăng 100% trong khoảng thời gian từ 1985 tới 1995 nhưng đầu tư ngoại quốc trực tiếp chỉ tăng 40% trong cùng thời điểm. Sự biến động tiền vốn không ngừng đã trở thành một yếu tố khác của sản xuất và lao động.

Khi các việc làm mới được tạo ra ở nơi khác đã tác động tới lợi tức gia đình ở Hoa Kỳ. Trong hai thập niên tới, lợi tức của tầng lớp thấp nhất của Hoa Kỳ sẽ sụt xuống 1.4%.  Tầng lớp thứ hai chỉ đạt ở mức 6.2%, thứ ba: 11.1%, thứ tư: 19%, và nhóm ở trên đầu của cái hình tháp đó sẽ đạt được mức 42%.

Cho tới thập niên 1970, Hoa Kỳ cung cấp đô la và sản phẩm cho mọi người trên thế giới. Đế chế nguyên tử Hoa Kỳ đã giúp tái thiết Nhật Bản và châu Âu bị cạn kiệt vì chiến tranh. Hoa Kỳ là nước xuất cảng thuần lớn nhất thế giới và là nhà cho vay lớn nhất trong bốn thập niên qua.

Nhưng vai trò đó giờ đây đã không còn tồn tại. Hiện nay, các nước châu Á, Mỹ La Tinh và Liên Âu đang giữ vai trò sản xuất kỷ lục sang Hoa Kỳ. Nhà xuất cảng kỷ lục thế giới giờ đây trở thành nhà nhập cảng lớn nhất. Người chủ nợ quan trọng nhất thế giới giờ trở thành người mắc nợ nhiều nhất thế giới. Các nước đã giữ trong tay giá trị tiền vốn lên tới 2.5 ngàn tỉ đô tại Hoa Kỳ, tương đương 21% tổng sản phẩm quốc nội. Khoảng 9% cổ phần, 17% chứng khoán của các tập đoàn kinh tế và 24% trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ do người ngoại quốc sở hữu.

Nền kỹ nghệ Hoa Kỳ trước hết phải chịu trách nhiệm. Chỉ trong vài thập niên, kỹ nghệ Hoa Kỳ co lại một nửa so với trước. Nó chỉ sản xuất 17% tổng sản phẩm quốc gia, so với tỉ lệ 26% tại các nước Liên Âu.

Nhiều quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới hiện đang xuất cảng hàng tới Mỹ mà không hề mua lại của Hoa Kỳ một số lượng sản phẩm tương ứng. Thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc lên tới 200 tỉ đô trong năm 2005 và 80 tỉ đô với Nhật, hơn 120 tỉ đô với Liên Âu. Hoa Kỳ không đạt được số thặng dư mậu dịch với cả các nước có nền kinh tế ít phát triển như Ukraine và Nga. Mỗi một ngày các chuyến tàu chở đầy container tới Hoa Kỳ, sau khi bốc dỡ hàng tại cảng Mỹ, nó rỗng không khi quay trở về quốc gia họ.

Một thí dụ về việc nhập cảng dầu chẳng hạn, có tới 160 tỉ đô nhập siêu. Các nước kinh tế phát triển đã đưa vào Hoa Kỳ các loại sản phẩm mọi nơi trên thế giới: xe hơi, máy điện toán, TV, trò chơi - mà không mua lại như số lượng sản phẩm nó đã sản xuất trên thị trường thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1 nhà nghiên cứu của trường đại học Stanford tố cáo dân biểu Nancy Pelosi thuê công nhân là di dân bất hợp pháp làm việc tại vườn nho của bà, ở phía nam thị trấn St Helena, diện tích 7 acres
Hệ thống tiệm bán lẻ Dollar General Corp. hôm Thứ Tư đã cử lên vị tân chủ tịch và loan báo kế hoạch sẽ đóng cửa khoảng 400 tiệm có thương vụ yếu kém, và sẽ chi 138 triệu đô để tái cấu trúc
Nhạc sĩ rap Snoop Dogg hôm Thứ Tư được tạm thích với khoản tiền thế chân 60,000 MK - 1 ngày trước, Dogg bị bắt vừa khi rời phim trường của đài truyền hình NBC tại Burbank sau khi hoàn tất
Ông Doug Porter bị bắt hôm Thứ Tư tại trạm kiểm soát biên giới ở phía nam San Diego, khi ông ta từ Mexico trở về Hoa Kỳ. Ông Porter bị nghi ngờ mưu toan giết 1 ông già 85 tuổi trong 2 vụ tai nạn
Chính phủ Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn lưu ý, cũng như bậc cha mẹ thường mắng mỏ con, khiến cho lãnh tụ Kim sẽ phải chịu khó khăn hơn khi muốn mua iPod
Dân biểu Nancy Pelosi, chủ tịch kế tiếp của Hạ Viện liên bang, tuyên bố hôm Thứ Tư rằng các nhà lập pháp của đảng DC dự định bàn luận với TT Bush để giúp sức
Công nhân của ngành điện tại thành phố Seattle đang bận rộn với việc sửa chữa để tái lập dòng điện cho hàng ngàn khách hàng sau khi tuyết rơi xuống dày ước lượng 2 feet ở khắp tiểu bang
Cảnh sát cho hay cứu hỏa được cấp báo về hỏa hoạn ở tầng trệt của chúng cư tại khi Bedford-Stuyvesant ở phố Brooklyn - lý lịch của nạn nhân chưa được biết. Chưa rõ nạn nhân có còn sống
Bản tin độc quyền của thông tấn ABC News cho biết rằng các viên chức Ngũ Giác Đài đang cứu xét thay đổi chiến lược lớn tại Iraq, để di tản chiến thuật toàn bộ lính Mỹ ra khỏi tỉnh al-Anbar
Tiếng ồn ào, các trang trí, và đám đông chen lấn, chờ đợi có thể là quá sức chịu đựng đối với 1 số người đi mua sắm vào những thời điểm hàng hóa được bán đại hạ giá - bác sĩ tâm lý Nadine Kaslow
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.