Hôm nay,  

Dân Chủ Sẽ Lấy Bạch Ốc 2008

17/12/200600:00:00(Xem: 6080)

Ra Chiêu Chống Toàn Cầu Hóa: Dân Chủ Sẽ Lấy Bạch Ốc 2008

Chủ nghĩa toàn cầu hóa kinh tế đã được những kinh tế gia, học giả hết lòng ca ngợi rất nhiều năm. Lợi đâu chưa thấy, thực tế  phũ phàng đã rõ ràng ở Mỹ: người lao động Mỹ được trả lương cao nhứt thế giới ngày càng mất việc, việc làm Mỹ ngày càng chảy máu ra ngoại quốc, và lương người lao động căn bản cũng như thâm niên rất lâu không tăng. Mấy năm nay đồng lương của người lao động gần như giậm chân tại chỗ.

Phân tích gia kinh tế Phyllis Schlafly của tuần báo  Business Week trong tin phân tích, cảnh báo Đảng Dân Chủ đã đánh bại Cộng Hòa trong mùa bầu cử  giữa nhiệm kỳ tổng thống  tháng 11 năm 2006, chiếm quyền đa số  ở  lưỡng viện Quốc Hội, đang gài trận đồ để đánh bại Cộng Hòa một lần nữa trong mùa bầu cử 2008.

Mũi tên tấn công sẽ là đồng lương của người lao động Mỹ.  Mục tiêu bắn vào là những nhà tài phiệt đã vận dụng và biến đảng Cộng Hóa thành đảng của tài phiệt, dân nhà giàu, dùng sách lược kinh tế toàn cầu hóa để mưu lợi lớn cho giai cấp tài phiệt như Phó TT Cheney trên sự thiệt hại của người lao động Mỹ.

Ngay sau khi làm chủ được Quốc Hội, đảng Dân Chủ đã lập kế hoạch hành quân và chuẩn bị tấn công tham dò. Chủ tịch Hạ Viện, Nữ DB Nancy Pelosi (Dân Chủ, CA) đã tuyên chiến. Ai muốn tăng lương cho người lao động Mỹ phải đương đầu với Con Voi [biểu tượng của Đảng  Cộng Hòa] đang đứng trong phòng của Nhà Trắng kia, nó là biểu tượng là hiện thân của kinh tế toàn cầu.

Dười cái nhìn cổ điển kinh tế Mỹ đang phồn thịnh, nếu xét theo những  tiêu chuẩn kinh tế truyền thống.  Thất nghiệm thấp, lạm phát thấp, lãi suất thấp, thị trường chứng khoán, nhà đất cao, hàng hóa dư thừa giá rẻ.

Nhưng kinh tế Mỹ là của người Mỹ, do người Mỹ, vì người Mỹ chớ  không phải vì thiên hạ. Dưới cái nhìn vì dân của kinh tế, đồng lương của người lao động Mỹ bị hạ hay giậm chân một chỗ trong nhiều năm qua. Nguyên do là do nguồn nhân lực rẻ do chánh phủ các nước ấy kềm giá và hàng hóa Á Châu rẻ cướp việc người Mỹ và làm đồng lương người Mỹ không tăng.

Người lao động Mỹ không được hưởng gì từ phát minh mà Mỹ đã đầu tư bạc tỷ  vào. An Độ và CSTQ đã thu hút các đại công ty Mỹ lợi dụng nhân công rẻ  nhơn công rẻ đã đem khoa học kỹ thuật cao của Mỹ để sản xuất ở ngoại quốc qua con đường toàn cầu hóa kinh tế.  

Trong cuộc bầu cử 2006, Đảng Dân chủ đã đánh bại Cộng Hòa vì đã làm cho giai cấp trung lưu Mỹ thấy và hiểu kinh tế toàn cầu có nghĩa là tự do di chuyển lao động, hàng hóa qua biên giới các nước-đó là kẻ thù của người lao động Mỹ được trả lương cao nhứt hoàn cầu .  Với mức lương cao đó, người lao động Mỹ không thể nào cạnh tranh kiếm việc ở ngoại quốc và giữ việc làm Mỹ trong biên giới Mỹ.

Người lao động, thành phần trung lưu xương sống của nền kinh tế Mỹ đã trả lời qua  lá phiếu tạo nên sự đắc cử của những dân biểu nghị sĩ  Dân Chủ Mỹ. Sherrod Brown, hạ TNS Mike DeWine, Cộng Hòa ở Ohio, nhờ lời hứa: "Tại Thượng viện Mỹ, tôi sẽ sửa sai chủ thuyết kinh tế toàn cầu, yểm trợ những công ty tạo việc làm cho người Mỹ ở nước nhà  Mỹ". Truyền đơn của  Bob Casey, dùng đánh bại TNS. Rick Santorum, Cộng Hòa ở Pennsylvania, tập chú vào việc   chống đối các luật lệ kinh tế tự do bất công như  CAFTA đã làm cho người lao động Mỹ quá thiệt hại. Jim Webb, giành được ghế TNS của George Allen, (Cộng Hòa -Va)  nhờ  khai thác đề tài tiêu biểu  qua lời tuyên bố "Tầng lớp trung lưu tiếp tục vắt cạn kiệt  vì tiền lương ngưng đọng và vật giá gia tăng…Chúng tôi phải cứu xét lại chính sách thuế khóa và kinh tế để kinh tế tự do phải là kinh tế công bình. Ben Cardin, đắc cử vào Thương Viện khi ra mắt dân chúng ở  Maryland, tuyên hứa, "Tôi sẽ sớm nạp dự luật qui định việc phục hồi lại chính sách công bằng thuế khóa quốc tế để tránh  cho người lao động Mỹ không bị kỳ thị."  Còn Robert Reich, Bộ Trưởng Lao động thời TT Clinton hiện  là giáo sư ĐH Berkeley ở California hỏi, "Mỹ còn phải tiếp tục tài trợ cho cả thế giới bao lâu nữa"" qua con đường kinh tế tự do toàn cầu.

Theo phân tích của Phyllis Schlafly của tuần báo  Business Week, Đảng Dân Chủ có rất nhiều văn hoa, lời hay ý đẹp để  chống kinh tế toàn cầu nhưng  thực sự chưa có giải pháp. Có một vài đề nghị  giải quyết rời rạc nhưng chưa có một giải pháp  có hệ thống gỡ những tác động kinh tế toàn cầu do Cộng Hòa gây ra cho người lao động và tầng lớp trung lưu Mỹ.

Đảng  Cộng  Hòa sẽ giành lại được quyền làm chủ Quốc Hội năm 2008 nếu tìm ra được giải pháp có qui cũ. Tự nhiên đó là giải pháp thiết thực, khả thi mà tầng lớp trung lưu Mỹ có thể tin  và chấp nhận được. Chớ không phải những tiên đoán, hứa hẹn suông như TT Bush hứa ở đâu người dân nổi lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh nhưng lại hành động đi với chế độ CS Hà nội đang đàn áp chính nhân dân của mình, hy sinh những nguyên tắc dân chủ lịch sử, truyền thống vì quyền lợi kinh tế của các tài phiệt và đại công ty đa quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hôm Thứ Hai, khi xuất hiện trong buổi vận động tranh cử của cựu dân biểu Max Burns, TT Bush lại lên tiếng chỉ trích quyết định trong tuần qua của tòa tối cao tiểu bang New Jersey về hôn thú
Các viên chức quân đội nói: số quân nhân có mức độ vay mượn quá giới hạn không đuợc nhận cho lưu ngũ, và tình trạng nợ nần ấy có thể được coi là bất trắc về mặt an ninh quốc gia
Ông hi vọng rằng đặc sứ Natsios sẽ phục vụ đất nước cùng với lý tưởng nhân đạo. TT Bush cũng nói tới tin về sự đồng ý trở lại đàm phán 6 Phe của Bắc Hàn - ông muốn ngỏ lời cảm ơn
Trong chuyến đi vận động giúp 2 ứng cử viên cùng đảng CH hôm Thứ Hai,  TT Bush đã có dịp đóng vai trò hoạt náo - nhà báo nói vị tổng tư lệnh quân lực đã trở thành "quản trò", làm phóng viên nhớ
Cậu Ritchie Calvin Davis trộm 1 chiếc xe bus đang chờ bán đấu giá tại khu đất hội chợ miền trung Florida tại Orlando hôm Thứ 7, theo báo cáo của cảnh sát quận Seminole - chiếc xe này
1 phái đoàn khoảng 30 sĩ quan chỉ huy cấp trung đoàn và sư đoàn của quân đội Trung Quốc đã bắt đầu 5 ngày quan sát các căn cứ Hoa Kỳ tại các tiểu bang Hawaii và California
Gió hú khắp vùng đông bắc xé cành cây và giựt đứt dây điện, dìm hàng ngàn nhà vào bóng tối, và gây ít nhất 2 tử vong - trên 100,000 khách hàng của công ty điện bị mất điện
Đám cháy lan rộng 63 dặm vuông ở Riverside county còn đe dọa thảo mộc khô chết ở khu rừng hạn hán, nhưng các viên chức cứu hỏa hi vọng kiểm soát được vào tối Thứ Hai.
Hôm Thứ Hai, lãnh sự quán Mexico tại thành phố New York chứng kiến cư dân biểu tình phản đối cái chết của phóng viên Bradley Will tại Oaxaca - ông Will là công dân Hoa Kỳ đang làm việc
Morgan Quitno Press xếp hạng St Louis đứng đầu các thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ trong danh sách cập nhật hàng năm - tội ác bạo động tại đây tăng gần 20% tính từ năm 2004 đến 2005
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.