Hôm nay,  

Google Tự Phát Triển Công Nghệ Blockchain Để Cạnh Tranh

3/24/201800:00:00(View: 3880)
Google tu phat trien
Khoảng cuối tháng 03/2018, trang Bloomberg đưa tin, Google đang phát triển một nền tảng blockchain của riêng hãng để hỗ trợ mảng kinh doanh điện toán đám mây. Đây hứa hẹn sẽ là một vũ khí mạnh mẽ giúp công ty cạnh tranh với AWS của Amazon và Azure của Microsoft.

Các công ty có thể sử dụng nền tảng blockchain và sổ cái kỹ thuật số để lưu trữ, bảo mật các giao dịch một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Google sẽ ứng dụng các công nghệ mới vào các máy chủ lưu trữ và dịch vụ điện toán đám mây của hãng như thế nào. Phát ngôn viên của Google cho biết: “Giống như nhiều công nghệ mới khác, chúng tôi cũng có các nhóm phát triển với nhiệm vụ khám phá tiềm năng của ứng dụng blockchain. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để công bố một cái gì đó cụ thể”.

Công nghệ blockchain đang dần được biết đến nhiều hơn, nhờ cơn sốt Bitcoin và tiền mã hóa. Đây thực chất là các giao dịch được mã hóa và lưu trữ trong một sổ cái kỹ thuật số, nhờ đó, chúng minh bạch và không thể thay đổi. Nhưng Bitcoin chỉ là một trong những ứng dụng của blockchain, mà những ứng dụng khác vẫn còn ít được biết đến. Một trong số đó là mối đe dọa đối với Google, sự phân quyền và phi tập trung trên Internet. Các công ty như Facebook và Google lưu trữ rất nhiều thông tin của người dùng, như một hệ thống hoàn toàn tập trung. Đó là thứ quyền lực rất lớn, có thể dẫn đến hậu quả như vụ việc Facebook để lộ thông tin của 50 triệu người dùng.


Các hệ thống phi tập trung có thể giải quyết các vấn đề, và sẽ sớm trở thành thách thức lớn đối với Google hay Facebook. Tuy nhiên Google là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Internet, đã sớm tiến hành các thử nghiệm với nền tảng và dịch vụ blockchain của riêng mình, trước khi có thách thức xuất hiện. Elad Gil, nhà đầu tư luôn quan tâm tới các dự án tiềm năng của Google cho biết: “Bất cứ khi nào thế giới công nghệ có sự thay đổi lớn, sẽ có cơ hội cho những công ty lớn mới xuất hiện. Nhưng đó cũng là cơ hội nếu các công ty cũ biết cách thay đổi và bắt kịp xu hướng”.

Theo thống kê của WinterGreen Research, hiện IBM và Microsoft là 2 công ty dẫn đầu trong việc cung cấp các công cụ để phát triển nền tảng blockchain, và  dịch vụ blockchain trên các nền tảng đám mây. Thị trường các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến blockchain hứa hẹn sẽ tăng từ 706 triệu USD lên 60 tỷ USD vào năm 2024. Đây là mảng kinh doanh hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển, ngay cả Amazon và Facebook cũng đã quan tâm đến công nghệ blockchain.

Trong tương lai, công nghệ sẽ chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt mới giữa các công ty lớn như Amazon, Google, Microsoft, IBM và các startup mới nổi trong lĩnh vực blockchain.

Nguoivietphone.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hồ sơ kiện nói, “Ngày càng hùng hổ nhờ sự ủng hộ của Trump dành cho những lời cáo buộc của bà ta -- sự ủng hộ đã đưa bà ta thành ngôi sao trong chính trường, cuộc vận động vu khống của Powel càng ngày càng mạnh” với những lần xuất hiện của bà ta trên truyền thông.
Con số ngày càng tăng của các nhà lập pháp Cộng Hòa muốn Tổng Thống Donald Trump rời khỏi chức vụ trước ngày 20 tháng 1, với một số các nhà lập pháp hàng đầu nói với CNN rằng họ đang xem xét việc ủng hộ luận tội ông ấy, theo CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trong một lá thư hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021, nói rằng bà đã nói chuyện với Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Tướng Mark Milley để thảo luận vể Tổng Thống Donald Trump và các mã số nguyên tử, khi các nhà lập pháp Dân Chủ kêu gọi Tổng Thống phải bị truất phế khỏi chức vụ sau khi đám đông ủng hộ Trump bạo động tràn vào tòa nhà Quốc Hội, theo CNN cho biết hôm Thứ Sáu.
“Sau khi xem xét kỹ các Tweets gần đây từ trưng mục @realDonaldTrump và nội dung chung quanh chúng chúng tôi đã vĩnh viễn đóng trương mục này vì nguy cơ xúi giục bạo động thêm nữa,” theo công ty nà cho biết trong một tweet.
Một cảnh sát tòa nhà Quốc Hội đã chết hôm Thứ Năm sau khi ông đã được báo cáo bị đánh vào đầu với bình chữa lửa trong khi đối đầu với đám đông ủng hộ Trump tràn vào Quốc Hội trong thời gian cuộc chứng nhận phiếu Cử Tri Đoàn, theo bản tin Yahoo News cho biết hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021.
Hai tháng sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, chưa đầy một ngày sau khi Quốc Hội đã chứng nhận các kết quả của Cử Tri Đoàn, và đang đối diện với áp lực ngày càng gia tăng phải từ chức, cuối cùng Donald Trump đã thừa nhận hôm Thứ Năm rằng ông đã thua và sẽ không phục vụ nhiệm kỳ thứ hai, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Năm, 7 tháng 1 năm 2021.
Bà Chao là phu nhân của Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell, Cộng Hòa-Kentucky, là bộ trưởng đầu tiên trong nội các Trump từ chức sau khi những người bạo loạn ủng hộ Trump tấn công vào tòa nhà QH hôm Thứ Tư trong nỗ lực đình chỉ việc đếm các lá phiếu của Cử Tri Đoàn. “Hôm qua, đất nước chúng ta đã trải qua một sự kiện đau thương và hoàn toàn có thể tránh được khi những người ủng hộ Tổng Thống đã tràn ngập vào tòa nhà QH theo sau cuộc tụ họp mà ông ấy đã phát biểu,” theo Chao cho biết trong một tuyên bố.
Hàng ngàn binh sĩ Vệ Binh Quốc Gia sẽ đến Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào cuối tuần này, một phần của nỗ lực tăng cường an ninh mà các viên chức liên bang tại địa phương đã tuyên bố hôm Thứ Năm theo sau cuộc bạo loạn bất ngờ tại Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ hôm Thứ Tư bởi những người ủng hộ Trump, theo bản tin của báo USA Today cho biết hôm Thứ Năm, 7 tháng 1 năm 2021.
Tổng Thống Donald Trump đã hỏi các phụ tá và các luật sư, gồm cố vấn Bạch Ốc Pat Cipollone, về quyền tự ân xá của ông, theo nhiều nguồn tin cho CNN biết qua tường trình của CNN hôm Thứ Năm, 7 tháng 1 năm 2021.
Quốc Hội Hoa Kỳ đã chứng nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, nhiều giờ sau khi những người ủng hộ Donald Trump xông vào tòa nhà Quốc Hội trong một cuộc tấn công khiến cho 4 người thiệt mạng, theo bản tin của BBC tiếng Anh cho biết hôm Thứ Năm, 7 tháng 1 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.