Hôm nay,  

FBI Được Phép Bảo Mật Cách Mở Khóa Chiếc iPhone 5C

10/3/201700:00:00(View: 4827)
FBI duoc phep bao mat
Vụ việc liên quan tới tên khủng bố Syed Farook hồi năm 2016 đã dấy lên một nghi vấn được rất nhiều người tiêu dùng công nghệ trên thế giới quan tâm: Bằng cách nào FBI có thể mở khóa thành công chiếc iPhone 5C được bảo mật mà không có sự can thiệp của Apple?

Trong quá trình tìm kiếm chứng cứ tại căn nhà của Syed Farook, lực lượng cảnh sát đã tìm thấy một chiếc iPhone 5C, đã được khóa bảo mật và cần có sự giúp đỡ từ phía Apple để xử lý vấn đề. Cơ quan đã hy vọng rằng sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích từ chiếc điện thoại, đồng thời có thể truy bắt được các đối tượng khác có liên quan.

Khi đó, tòa án đã ra lệnh cho Apple mở khóa điện thoại, nhưng Apple đã từ chối. CEO Tim Cook cho rằng việc mở khóa thiết bị trái phép sẽ làm ảnh hưởng tới sự riêng tư và bảo mật của khách hàng trên toàn thế giới. Trong những tuần sau đó, Apple, cơ quan chính phủ và các cơ quan điều tra đã có rất nhiều các buổi họp mặt, nhưng kết quả Apple vẫn từ chối hợp tác mặc dù có cả sự tham gia của ông Donald Trump.


Thực tế, chính phủ đã thành công trong việc mở khóa thiết bị. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không hề tìm được bất cứ manh mối nào bên trong thiết bị. Vì mục đích riêng, Apple thực sự muốn biết cách mà FBI đã mở khóa thành công iPhone 5C. Một số nguồn tin cho biết FBI đã phải chi ra gần 1 triệu USD để có thể làm được điều này.

Apple sẽ khó có thể tìm ra được chính xác công cụ nào mà FBI sử dụng. Khoảng đầu tháng 10/2017, một thẩm phán địa phương đã ra luật chống lại điều này trước 3 tổ chức Vice News, USA Today, và Liên đoàn Báo chí. Theo đó, 3 tổ chức đã đệ đơn kiện về quyền Tự do thông tin, cố gắng tìm ra công cụ được sử dụng để mở khóa điện thoại cũng như mức giá FBI phải trả để mua nó. Thông tin hiện vẫn đang được bảo vệ, dù phán quyết có thể sẽ bị kháng cáo.
Nguoivietphone.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thành phố Minneapolis sẽ trả giá về cái chết của người Mỹ gốc Phi Châu George Floyd 27 triệu đô la sau khi hội đồng thành phố hôm Thứ Sáu đã bỏ phiếu đồng thuận dàn xếp vụ kiện với gia đình của nạn nhân, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Sáu, 12 tháng 3 năm 2021.
Các nhà lập pháp tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua 2 dự luật nhằm tăng cường các đạo luật về súng trên toàn quốc, gồm một dự luật đòi hỏi kiểm tra lý lịch đối với tất cả các thương vụ và chuyển nhượng súng, theo bản tin của NPR tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 3 năm 2021.
Một ông người Mỹ gốc Á 75 tuổi đã bị thương trầm trọng trong một vụ tấn công và cướp tại thành phố Oakland, California, hôm Thứ Ba, 9 tháng 3 năm 2-21, trong một vụ tấn công khiến cho não bộ của ông bị chết, theo một viên chức từ cộng đồng Phố Tàu của thành phố nói với Đài KPIX qua tường trình của báo Insider hôm Thứ Tư, 10 tháng 3 năm 2021.
Dự luật cuối cùng gồm gửi một lần trực tiếp cho hầu hết người Mỹ $1,400 và gia hạn tiền thất nghiệp hàng tuần cho đến tháng 9. Dự luật cũng tài trợ 350 tỉ đô la cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, khoảng 130 tỉ đô la cho việc mở cửa lại các trường học, 49 tỉ đôla để mở rộng việc thử nghiệm và nghiên cứu Covid-19, cũng như 14 tỉ đô la cho việc phân phối thuốc chích ngừa Covid-19.
Văn phòng biện lý quận Manhattan đã gửi trác đòi các hồ sơ từ một công ty đầu tư đã cho Trump Organization vay nhiều triệu đô la cho tòa nhà chọc trời tại Chicago của tổ chức này trong một dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra vào các nguồn tài chánh của cựu tổng thống đang tiếp tục mở rộng, theo người hiểu biết về cuộc điều tra này cho CNN biết hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021.
Thượng Viện của tiểu bang Georgia hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021, đã thông qua dự luật bầu cử mà sẽ xóa bỏ việc bỏ phiếu khiếm diện không có lý do, nằm trong số các thay đổi rộng rãi trong tiểu bang lưng chừng quan trọng, theo bản tin của CNN tường trình hôm Thứ Hai cho biết.
“Mọi cử tri hội đủ điều kiện đều có thể bỏ phiếu và lá phiếu đó được đếm. Nếu bạn có ý tưởng tốt, bạn không có gì phải giấu diếm. Hãy để cho mọi người dân bỏ phiếu.” Sắc lệnh hành pháp của Biden là “bước khởi đầu,” theo Bạch Ốc cho biết. Tổng thống dự định sẽ làm việc với Quốc Hội để hồi phục Luật Về Quyền Bỏ Phiếu, mà đã loại bỏ sự thực hành kỳ thị như đòi kiểm tra đọc viết chữ để bỏ phiếu.
Các luật sư làm việc cho cựu Tổng Thống Donald Trump đã gửi ra các lá thư ngừng và hủy bỏ hôm Thứ Sáu cho Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC), Ủy Ban Quốc Hội Cộng Hòa Toàn Quốc (NRCC), và Ủy Ban Thượng Viện Cộng Hòa Toàn Quốc (NRSC) về việc sử dụng tên và hình ảnh của ông trên các email gây quỹ và buôn bán, theo một cố vấn của Trump nói với CNN hôm Thứ Bảy, 6 tháng 3 năm 2021.
Thượng Viện và Hạ Viện Tiểu Bang New York đã thông qua dự luật để xóa bỏ quyền hành pháp khẩn cấp được mở rộng của Thống Đốc Andrew Cuomo hôm Thứ Sáu, 5 tháng 3 n ăm 2021, gửi tới bàn giấy của thống đốc để ký, theo CNN tường thuật hôm Thứ Sáu.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 4 tháng 3 năm 2021, đã làm khó thêm các di dân ở lâu là những người đã bị kết án về trọng tội để tránh bị trục xuất, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.