Hôm nay,  

Thứ Ba 7/2: Tòa Kháng Án Bàn Về lệnh Trump Cấm 7 Nước

07/02/201700:00:00(Xem: 4082)
WASHINGTON - Tòa khánh án sẽ phán rằng TT Trump có quyền ký sắc lệnh ngăn nhập cảnh người cầm visa 7 quốc gia Hồi Giáo?

Một tòa kháng án liên bang sẽ nghe các lý luận hai phía vào Thứ Ba lúc 6 giờ chiều giờ Miền Đông, xem có nên phán rằng sắc lệnh của TT Trump về di dân hợp pháp và hợp hiến hay không -- hiện thời sắc lệnh này đã bị một tòa cấp thấp ra phán lệnh ngưng thi hành.

Các tiểu bang chống lại lệnh cấm nhập cảnh trong 3 tháng với công dân 7 nước Hồi Giáo theo sắc lệnh của TT Trump ký ban hành hơn 1 tuần qua báo động: sắc lệnh này sẽ đưa tới rối loạn, và gây tổn hại đáng kể – hàng chục đại doanh nghiệp kỹ thuật, gồm Google và Facebook, đã lên tiếng phản đối.

Tại toà phúc thẩm số 9 (San Francisco), các nguyên đơn đại diện 2 tiểu bang Washington và Minnesota khẳng định với các quan toà: cho phép thực hành sắc lệnh ấy sẽ lại gây ra hỗn loạn.

Toà này định xem xét biện luận của 2 bên trong ngày Thứ Hai – Bộ tư pháp yêu cầu toà tức khắc tái lập lệnh cấm với người 7 nước Hồi Giáo.

Hồ sơ biện luận của 2 tiểu bang khẳng định các tai hại gây ra với thông tin chi tiết – văn bản ghi: tái lập lệnh cấm này là nối tiếp các thiệt hại, gây phân ly gia đình, gây khó khăn sinh viên, học giả ra vào nước Mỹ, là hạn chế đi lại ….

Bạch Ốc cả quyết TT Trump là lãnh đạo hành pháp có quyền trong các quyết định về an ninh quốc gia, có quyền xác định ngoại kiều nào có thể nhập cảnh.

Nhưng, toà án Seattle ra lệnh đình chỉ thi hành xắc lệnh ký ngày 27-1 chỉ 2 ngày sau.

Cuối tuần qua, toà phúc thẩm tại San Francisco từ chối yêu cầu của Bạch Ốc để lật ngược quyết định của toà Seattle. Phe thua đuợc trông đợi sẽ kiện tiếp tới Tối Cao Pháp Viện. 1 nhóm chính khách DC, gồm các cựu ngoại trưởng John Kerry và Madeleine Albright, đã gửi kiến nghị yêu cầu toà phúc thẩm tiếp tục ngăn trở sắc lệnh cấm nhập cảnh – những vị này mô tả sắc lệnh ngày 27-1 là thiếu thẩm định, thực hành yếu kém và thiếu giải thích.

Trong khi đó, các công ty kỹ thuật cảm thấy lo ngại về hạn chế di trú làm giảm khả năng thu hút tài năng 4 phương, làm tăng chi phí kinh doanh và gây khó khăn về cạnh tranh.

Toà phúc thẩm số 9 tại San Francisco đuợc giới quan sát mô tả là phóng khoáng nhất nước – dù toà này phân định thế nào, vụ kiện đuợc tin sẽ đưa tới TCPV.

Phản ứng leo thang đã đưa tới tình trạng hoang mang tại nhiều phi trường quốc tế của Hoa Kỳ – vấn đề tức khắc không là hợp hiến hay vi hiến mà là toà sẽ quyết định tiếp tục đình chỉ hay không sắc lệnh ngày 27-1.

Lý lẽ của các tiểu bang Washington và Minnesota là sắc lệnh của TT Trump kỳ thị tôn giáo và sắc dân, có liên quan với Equal Protection Cause ghi trong tu chính án hiến pháp số 14.

Hawaii định nhập cuộc cùng với Minnesota và Washington từ sáng Thứ Hai – tuần qua, giám đốc tư pháp Hawaii nộp đơn kiện tại toà liên bang Honolulu và nay muốn đuợc toà phúc thẩm số 9 bảo vệ.

Các tiểu bang yêu cầu duy trì lệnh đình chỉ, với lập luận: chính quyền Trump không trưng đuợc bằng chứng về thiệt hại không thể sửa chữa từ phán quyết của toà.

Ý kiến bạn đọc
08/02/201700:03:11
Khách
Nếu ông thẩm phán, nghị sỉ, hay bất cứ ai muốn nhận di dân hồi giáo, thì hãy mở cửa nhà mình ra, đón họ vào nhà mấy người ỏ đi, đừng lấy tiền thuế của dân mà lo cho hồi giáo.
Intel, Boeing hay công ty nào chống đối, vì họ mướn kỹ sư nước ngòai rẻ gấp 3 lần kỹ sư ở Mỹ, động đến túi tiền của họ, thì họ chống lại. Sao không suy nghĩ giúp cho con em chúng ta ra trường có việc làm, ngay cả y tá, cũng mướn Ấn độ và Phillipin phần nhiều....Hồi giáo qua nhiều chỉ trã housing cho nó không cũng đủ thâm nợ tiểu bang rồi, wake up đi bà con ơi
07/02/201722:40:01
Khách
mấy hảng lợi dụng lao động rẽ qua vụ HB1 visa laid off người Mỹ, Trump đi very well, loi ra toafn Google, Fb, Microsoft ... cũng là lý do đưa tiền cho bà Hillary tranh cử chứ nhân đạo gì đâu. Chỉ lo đầy túi và đẩy giá stock lên vì laid off dân Mỹ save cost
mai mốt Trump revises Visa HB1 thì hàng triệu jobs open cho dân Mỹ khi họ không renew được visa ở lại nữa.
07/02/201718:43:17
Khách
Khi hết di dân lậu, hãng xưởng sẽ được dân Mỹ đang thất nghiệp thay thế !
Nếu có việc anh phải đi làm, không đilàm thì không có trợ cấp gì hết !
Theo như VN là - bụng đói, đầu gối phải bò !
Tất nhiên tiền lương sẽ được thương lượng thỏa đáng để chịu được và sẽ có lợi chung !
Chính phủ giảm thuế cho doanh nghiệp .... giải quyết được !
Kiện tụng này nọ chỉ là do dạng bị giật giây, khó giải quyết !
Hãy xưởng không chịu giỏi khai phá sản xem, sẽ có kuật hết !
Tất cả sẽ vào trong quĩ đạo mới của qui luật làm ăn !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng sinh viên Hoa Kỳ Michael Phillips 24 tuổi bị bắt cóc ở thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn trong ngày hôm Thứ Tư đã được trả tự do - nguồn tin Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhóm bắt cóc
Cư dân California 28 tuổi Adam Gadhan có thể bị kết án tử hình về tội phản bội - tội phản bội chỉ mới dùng đến vài chục lần trong lịch sử Hoa Kỳ và chưa lần nào kể từ thế chiến 2. Cáo trạng của
Ông Bayan Elashi, 1 cựu viên chức của công ty máy điện toán Richardson, đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu giúp rửa tiền cho 1 nhân vật Hamas, là Mousa Abu Marzook - ông Elashi bị truy tố
TT Bush không ngưng bài diễn văn về năng lượng trong khi 1 số cư dân St Louis hò hét để phản đối - có tiếng phụ nữ hô lớn "Hãy Rút Khỏi Iraq Ngay". TT Bush chỉ nhìn thoáng qua phía
TT Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang lâm chiến, và nói an ninh của Hoa Kỳ hiện nay là vững hơn 5 năm trước, nhưng còn nhiều việc phải làm - trong buổi nói chuyện với 1 nhóm sĩ quan và cac nhà ngoại giao tại thủ đô, TT Bush nêu ra cac chi tiết trong 1 báo cáo mới về cac tiến triển của nỗ lực truy diệt khủng bố - theo báo cáo này, đánh khủng bố
LOS ANGELES (ASIANJOURNAL.COM) - Theo một cuộc thăm dò ý kiến bằng nhiều ngôn ngữ với các nhóm dân thiểu số, kết quả cho thấy rằng quý vị cha mẹ thuộc các nhóm dân thiểu số ở California đặt vấn đề học vấn của con cái lên hàng đầu. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, một tỷ lệ rất cao - 90%
Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, ở California, có 42.3% trong tổng số dân California không nói tiếng Anh tại nhà. Hơn 28% nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). 1/5 dân California cho biết là họ nói tiếng Anh "kém thông thạo" ("less than very well").Dưới đây là một vài dữ kiện về vấn đề
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.