Hôm nay,  

Xăng Cao, Dân Mỹ Bớt Lái Xe: Ngoại Ô Sống Bi Đát Hơn

29/06/200800:00:00(Xem: 5087)

ELIZABETH (COLORADO) - Đột nhiên, kinh tế của cuộc sống thành thị Mỹ bị tổn hại khi giá nhiên liệu lên cao như hỏa tiễn làm gia tăng nhiều chi phí của gia đình tại các khu vực ngoại ô thành phố.

Chỉ bên ngoài đường Singing Hills Road, một trong hàng trăm câu chuyện về các căn nhà như tòa lâu đài cổ bên kia ngoại ô phía Nam của thành phố Denver, Phil Boyle và gia đình ông ta tự hỏi không biết họ có nên di chuyển đến gần thành phố để kiếm thêm một ít trợ cấp hay không"

Đời sống tại các khu ngoại ô xa của thành phố đang bắt đầu cảm thấy không thể tự bảo vệ được nữa.  Boyle và người vợ phải lái xe gần một giờ đồng hồ đến chỗ làm ở phía Nam thành phố Denver.  Với giá xăng lên $4/gallon, hiện Boyle đang trả $121 tiền xăng diesel cho xe truck của ông.

Ở Atlanta, Philadelphia, San Francisco và Minneapolis, nhiều nhà ở ngoại ô đã mất giá nhanh hơn nhà trong thành phố, theo phân tích của Moody's Economy.com.  Tại Denver, giá nhà trong trung tâm thành phố đã tăng một cách ổn định từ  năm 2003 cho đến cuối năm ngoái so với nhiều năm trước đó, trước khi sụp xuống gần 5% trong 3 tháng của năm rồi.  Nhưng giá nhà ở ngoại ô đã bắt đầu tụt xuống sớm hơn, vào giữa năm 2006, và rồi đã nhanh hơn, rớt xuống 7% trong tam cá nguyệt vừa rồi của năm nay.  

Hơn ¾ những người mua nhàcó khuynh hướng muốn sống ở khu vực thành phố bởi vì giá xăng, theo nghiên cứu gần đây của 903 viên chức địa ốc với Coldwell Banker, một công ty môi giới toàn quốc.

Trong một nghiên cứu gần đây, Cortright cho thấy rằng giá nhà ở các trung tâm thành  phố như Chicago, Los Angeles, Pittburgh, Portland và Tampa thì tốt hơn rất nhiều so với nhà ở các khu ngoại ô.  

Trong năm 2003, chủ hộ gia đình ở ngoại ô trung bình chi tiêu $1,422 một năm cho xăng dầu, theo thống kê của Bureau of Labor Statistics. Vào tháng 4 năm nay - khi giá xăng ở khoảng $3.60/gallon - cùng chủ hộ gia đình đã phải chi $3,196 tiền xăng. Vào tháng 3, nhiều người Mỹ đã lái xe khoảng 11 tỉ miles trên các đoạn đường công cộng ít hơn so với số miles trong cùng tháng của năm trước, 4.3% sút giảm. Đó là mức giảm sút thấp nhất trong một tháng kể từ khi cơ quan liên bang Federal Highway Administration bắt đầu giữ kỷ lục vào năm 1942.

Kế hoạch $1.6 tỉ đô cho hệ thống đường xe lửa, xe điện đang được thực hiện hơn 4 năm qua, giúp nhiều người lái xe xuống phố mà không cần đến xe hơi cá nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
Không những sản lượng kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán cũng đã giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.