Hôm nay,  

Chuẩn Bị Mặt Trận Internet: Hacker Thăm Dò Đánh Trận

4/13/200800:00:00(View: 5721)

WASHINGTON -- Các nhà chức trách quân sự đang tìm cách thúc đẩy khả năng chiến đấu của mình hơn. Thay vì sử dụng chiến lược phòng thủ như trước đây, họ tìm cách cách phát triển thêm một số phương thức tấn công mạng lưới đối phương.

Tuy nhiên việc làm đầu tiên mà họ cần làm là lập ra một ranh giới nhất định để giới hạn sức tấn công đó.

Khi được hỏi thời điểm nào là thích hợp để tuyên chiến đối với hành động gây hấn trên mạng gâỳ nguy hiểm đối với quốc gia thì người đứng đầu cơ quan tư lệnh mạng thuộc lực lượng Không Quân là Trung Tướng "3 sao" Robert J. Elder Jr. đã trả lời rằng "Lực lượng quân sự không có mục đích sử dụng tất cả khả năng phản pháo của mình cho đến khi đối phương vượt qua giới hạn được xem là gây hấn chiến tranh."

Elder nói rằng biệp pháp đầu có thể là làm lệch đi hoặt triệt để một số thông tin đe dọa hệ thống quốc gia. Phương pháp này giống như biện pháp tiếp cận một tàu nước ngoài chuyên chở vũ khí trên hải phận quốc tế.

Elder cũng cho biết thêm trong tương lai lực lượng quân đội có thể dựa vào khả năng triệt phá và làm tê liệt các mục tiêu cao hơn như hệ thống liên lạc của đối phương, thay vì phải tìm đến các vũ khí thông thường như bom. Tuy nhiên một số điều lệ vẫn được áp dụng như đối với bất kỳ một cuộc chiến nào như việc chính thức tuyên bố chiến tranh.

Hiện nay, Hoa Kỳ đã sử dụng một số phương thức cơ bản qua mạng như làm nhiễu sóng các bộ phận định vị của địch và gây hoang mang tâm lý qua việc xáo trộn tin tức truyền đi trên mạng tấn công. Khả năng tấn công quân sự của họ quân đội đã được nâng cấp lên nhiều kể từ đó.

Lực Lượng Không Quân đang dự tính việc thành lập vào Tháng Mười này bộ tổng tư lệnh mạng (cyber command) để đối phó với một cuộc chiến trong tương lai không chỉ giới hạn trên mặt trận địa hình, trên không, và đại dương.

Các tay hacker len lỏi vào mạng có thể làm vô hiệu hoặc chậm lại các trang Web dân sự hay của chính phủ qua kiểu tấn công gọi là "denial of service." Dưới dạng này, những nhân vật có thẩm quyền không thể truy cập mạng vì máy nhận diện một lượng lưu thông lớn giả tạo và không cho phép thêm người truy cập. Một cách khác mà đối phương có thể gài đó là đột nhập vào các hệ thống tối ưu như hệ thống phát điện, hệ thống lọc dầu, và các cơ sở hạ tầng khác.

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu đang bị đặt nhiều nghi vấn về các hoạt động tình nghi có liên quan đến sự thâm nhập này. Kể từ năm 2001, các tay hacker này đã vào các trang web của Mỹ, Nhật và các quốc gia Châu Âu để phá hoại hoặc nằm chờ thời để phát đi các tin tức gây rối loạn.

Lục lượng quân sự trong các cuộc tập trận đã phải ứng phó với những tình huống khi mạng lưới bị tấn công. Không những thế, những kỹ thuật truy tìm thủ phạm cũng đang được hình thành nhằm lùng ra các tay hacker đang ẩn náu. Chỉ có cách đó, Hoa Kỳ mới mong đứng vững trong một cuộc chiến trên mặt trận ảo…mà hoá thật.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Quyền Giám Đốc Cơ Quan Thực Thi Di Trú và Thuế Quan (ICE) Tony Pham sắp ra đi khỏi cơ quan vào cuối năm nay, đã và đang lãnh đạo hàng loạt hoạt động chống lại di dân bất hợp pháp trên khắp nước Mỹ kể từ khi ông nắm quyền kiểm soát cơ quan này vào tháng 8, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020, đã gạt bỏ vụ kiện được đệ đơn bởi Texas tìm kiếm sự đảo ngược chiến thắng bầu cử của Joe Biden tại 4 tiểu bang chiến trường, theo bản tin của NBC News cho biết hôm Thứ Sáu. Tổng Thống Donald Trump đã gọi vụ kiện là “sự kiện lớn,” và 126 trong số 196 nhà lập pháp Cộng Hòa tại Hạ Viện đã thúc giục tòa án xử vụ kiện này. Nhưng các thẩm phán đã hành động nhanh chóng để bác bỏ nó. “Texas không cho thấy lợi ích có thể nhận thấy được về mặt pháp lý trong cách mà tiểu bang khác thực hiện các cuộc bầu cử của họ,” theo tòa án cho biết trong một ý kiến ngắn gọn không ký tên.
Bốn tiểu bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin hôm Thứ Năm, 10 tháng 12 năm 2020, đã thúc giục Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ bác bỏ vụ kiện được nạp đơn bởi tiểu bang Texas và được hậu thuẫn bởi Donald Trump tìm kiếm sự đảo ngược chiến thắng của Joe Biden, nói rằng vụ kiện không có nền tảng sự thật và pháp lý và đưa ra những lời tuyên bố “không có thật,” theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Năm.
Hơn 4 tuần và 40 vụ thua kiện, các nhà quan sát trong cộng đồng pháp lý đang kinh ngạc về cách ban vận động đang sử dụng hệ thống tư pháp để thúc đẩy những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử có hệ thống, và họ muốn các luật sư lãnh đạo nỗ lực đó phải chịu trách nhiệm.
Tổng Thống Donald Trump và 17 tiểu bang Hoa Kỳ hôm Thứ Tư đã bày tỏ sự ủng hộ của họ sau vụ kiện dài hơi bởi Texas tìm cách đảo ngược sự thất bại cuộc bầu cử bằng cách yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quăng bỏ các kết quả bầu cử tại 4 tiểu bang, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Tư, 9 tháng 12 năm 2020.
Tất cả 50 tiểu bang và Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hiện đã chứng nhận các kết quả bầu cử tổng ghống của họ, theo kiểm tra của CNN, khi tiến trình Cử Tri Đoàn đang tiến tới với cuộc họp của cử tri đoàn vào Thứ Hai tới, theo CNN tường trình hôm Thứ Tư, 9 tháng 12 năm 2020.
Sau nhiều tháng im lặng trước bầu cử, các viên chức thẩm quyền liên bang hiện đang điều tra các thương lượng kinh doanh của Hunter Biden, theo một người biết về cuộc điều tra cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Tư, 9 tháng 12 năm 2020. Cha của Hunter là Tổng Thống đắc cử Joe Biden, không bị liên lụy.
Hạ Viện hôm Thứ Ba đã chấp thuận một cách áp đảo một dự luật quốc phòng với đa số chống phủ quyết và lời đe dọa phủ quyết của Tổng Thống Donald Trump làm chia sẽ trầm trọng các nhà lập pháp Cộng Hòa, buộc họ phải chọn giữa trung thành với Trump và lập pháp mà đặt ra chính sách quốc phòng cho quốc gia, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Ba, 8 tháng 12 năm 2020.
Cộng Hòa trong Ủy Ban Liên Quốc Hội về Lễ Tuyên Thệ hôm Thứ Ba, 8 tháng 12 năm 2020, đã bỏ phiếu chống lại một dự luật tuyên bố rằng ủy ban chuẩn bị cho lễ tuyên thệ của Tổng Thống đắc cử Joe Biden và PTT đắc cử Kamala Harris, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Ba.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Ba, 8 tháng 12 năm 2020, đã từ chối nỗ lực dài hơi của Đảng Cộng Hòa để đảo ngược các kết quả bầu cử tại Pennsylvania, nơi Joe Biden đã đánh bại Donald Trump trong cuộc tranh cử năm 2020, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.