Hôm nay,  

Mỹ: Sức Mua Quần Áo Tăng 75%, Dọa Ô Nhiễm, Ung Thư Tăng Vọt

09/12/200700:00:00(Xem: 3958)

Hiện nay là mùa lễ, cũng như nhiều mùa lễ khác trước đây, quần áo vẫn là loại quà tặng số một, theo kết quả thăm dò mới đây của Consumer Reports. Tuy nhiên, nhiều người mua sắm không biết rằng có một kết quả khác từ cuộc khảo sát này, phát hiện rằng quần áo là món quà làm cho người ta thất vọng nhất trong mùa Giáng Sinh vừa rồi.

Căn cứ vào con số của Sở thống kê Hoa Kỳ, tính ra hàng năm chúng ta đã chi ra 282 tỉ đô cho quần áo mới, trong khi năm 1992 chi phí này là 162 tỉ đô. Điều quan trọng đáng nói là sự gia tăng này lại không hoàn toàn phản ảnh sự tăng gia phẩm chất thật sự của sản phẩm được làm ra và hàng hóa được mua về.

Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng giá quần áo trang phục ở Hoa Kỳ đã giảm khoảng 25% trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2002, trong khi chi phí mua sắm của người tiêu thụ đã tăng 75%. Dân số cũng đã tăng 13% trong thập niên này, trong khi khuynh hướng mua sắm trung bình khoảng 50 loại trang phục mới cho mỗi người trong năm1992, đã tăng lên tối thiểu là 75 loại vào năm 2002, và từ đó tăng lên cho tới nay.

Theo Tổ Chức Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency), để làm trống tủ quần áo cho việc mua sắm mới, trung bình mỗi người Mỹ thải ra 68 pounds quần áo và các loại vải vóc mỗi năm. Và cái giá thấp có thể được cho là do mức lương trong nước thấp, cơ khí hóa các nhà máy mạnh hơn và khuynh hướng do tập đoàn Wal Mart dẫn đầu, đã làm cho mọi thứ trở nên rẻ hơn. Thế nhưng sự chỉ trích ồn ào cho rằng hàng hóa rẻ nhập cảng vào ồ ạt, No.1 nằm trong số những nhà nhập cảng trang phục hàng đâ thế giới, và Hoa Kỳ đã nhập vào nhiều hơn cả chín quốc gia cộng lại.

Bộ Nông Nghiệp nói sự tiêu thụ sợi vải của mỗi người tại Hoa Kỳ nhiều gấp đôi Tây Ban Nha, gấp bốn lần Hoa Lục, và gần 7 lần người dân Ấn Độ. Hiện nay, mỗi gia đình người Mỹ mua tới 40 chiếc áo T-shirt hàng năm, trong đó 94% là hàng nhập. Trong năm 2003, có 4 đôi giày mới được nhập cảng cho mỗi người Mỹ.  Vì thế mà tủ quần áo của người Mỹ cứ tăng thêm, lớn dần, vượt quá không gian căn nhà của họ. Bên cạnh cái nhà bếp nhỏ chật, tủ quần áo bay giờ trở thành quá lớn đối với một căn nhà cũ. Ở các căn nhà mới xây, tủ quần áo âm tường ở mỗi phòng ngủ trở nên kiểu cách hơn. Tạp chí Time hồi đầu năm nay có bài báo nói rằng diện tích trung bình của tủ quần áo ở các phòng ngủ chính là 6ftx8ft, lớn hơn cả cái giường phụ ở các phòng ngủ 40 năm về trước.

Theo tác giả bài báo, vì mức gia tăng mua sắm của người tiêu thụ toàn cầu, thiên nhiên hầu như đã bị lột sạch. Cứ mỗi 10 triệu tấn không cần dùng nữa được thải đi hàng nằm cũng đã đặt một áp lực lớn đối với đất đai tại Hoa Kỳ, nhất là các loại quần áo, sản phẩm sợi, hàng hóa có thể làm đất bị hỏng đi. Các sản phẩm sợi tổng hợp như nylon và polyester được sử dụng không thể làm nguồn tái sinh được - đầu tiên là dầu - trong khi khí thải nhà kính như nitrous oxide và chất toxic được phóng ra làm ô nhiễm nguồn nước vì có chứa chất kim loạn nặng, chất hữu cơ hòa tan, chất thuộc nhuộm và xử lý sợi…Nylon cũng rất khó phân hủy. Sản xuất sợi từ polyester được tái chế dễ hơn và chỉ sinh ra 15% ô nhiễm môi sinh như khi sử dụng nguyên liệu thô, nhưng phẩm chất thấp hơn polyester nguyên chất.

Hoa Kỳ hiện sản xuất 8.5 tỉ pounds sợi vải mỗi năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu. Khoảng 25% vụ mùa vải toàn cầu, gồm chất xơ, sợi, vải và thành phẩm nhập vào Hoa Kỳ hoặc Canada.

Trong khi đó, đồng ruộng trồng bông chiếm không tới 2% trang trại ở Hoa Kỳ nhưng các vụ trồng trọt này sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu, cứ mỗi 4 pound bông thì có một pounds thuốc trừ sâu được sử dụng. Hiện nay ở vùng phía nam trái đất, người ta ước lượng có một nửa thuốc trừ sâu sử dụng trên toàn thế giới được xài cho đất trồng bông ở vùng này.

Sợi bông cũng phải được căng thật thẳng trước khi làm thành sợi vải bằng cách sử dụng các loại hóa chất như sodium hydroxide rất độc hại cho da để tẩy chất sáp trên bông. Hầu hết sợi vải hoặc vải thành phẩm đều phải được tẩy trắng trước khi nhuộm màu theo ý muốn. Người ta còn dùng các hóa chất tổng hợp như formaldehyde trong kỹ thuật chống nhăn cho vải trước khi nhuộm màu, in bông… Và tất cả các công đoạn này đều phải sử dụng một khối lượng nước khổng lồ. Người ta tính cứ mỗi một chiếc áo sơ mi thông thường sẽ thải ra 15 gallon nước cống. 

Ngành kỹ nghệ vải trên thế giới hiện nay sử dụng khoảng 10,000 thuốc nhuộm khác nhau gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng.

Các nước cung cấp vải hàng đầu cho Hoa Kỳ là Hoa Lục, Mễ và Ấn Độ, với số lượng chiếm 42% hàng nhập của Hoa Kỳ. Hiện nay, quần áo và các sản phẩm vải khác như No.1 được nhập vào Hoa Kỳ từ Ấn Độ và No.2 là từ Hoa Lục, sau sản phẩm điện toán. Sự gia tăng sản phẩm vải ở Châu Á và Mỹ Latin cũng làm tăng số lượng hóa chất sử dụng tương đương như thế.

Một cuộc thử nghiệm thực hiện năm 2004 cho thấy các nhà máy dệt nhuộm ở Sanganer, thành phố 2 triệu dân ở bắc Ấn Độ đã thải ra nước ô nhiễm vào dòng suối chính đi qua thành phố này có thể gây ra sự biến đổi tế bào di truyền.

Một phúc trình khác cũng cho thấy những người thợ dệt vải và nhuộm mắc bệnh ung thư bao tử, cổ họng, mũi, ruột gia tăng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi điều trần về Iraq tại Uy Ban quân vụ Thượng Viện hôm Thứ Tư, nghị sĩ Joe Lieberman phát biểu ý kiến rằng ông không hiểu Tướng Abizaid về điều ông ấy nói cần tăng quân số
Nếu quý vị định đi chơi xa bằng phi cơ vào dịp lễ Tạ Ơn, hiện đang có 2 nhà sản xuất sẵn sàng tặng túi nhựa trong suốt để đựng chất lỏng mang theo người. Công ty Hefty loan báo
Theo chương trình đã định, con tàu Discovery sẽ phóng đi vào ngày 7-12 để hội ngộ trạm quốc tế - trong chuyến bay này, các phi hành gia sẽ tân trang hệ thống dây điện và dây cable
Nhạc sĩ Michael Jackson mở 1 cuộc xuất hiện quan trọng trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi được miễn tố về các cáo giác lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hồi Tháng 6-2005
Dân biểu DC John Murtha, chính khách hô hào rút quân từ mấy tháng qua, lại vừa lên tiếng chỉ trích các chính sách của Bạch Oc - ông Murtha là ứng viên được chủ tịch Hạ Viện kế tiếp là ...
Nhân chứng là 1 sinh viên ghi lại được hình ảnh cảnh sát trấn áp 1 sinh viên bằng súng điện tại thư viện. Cảnh sát phụ trách trường đại học cho biết đối tượng bị khống chế không chịu
Trong số các viên chức hành pháp thuyết trình có Thứ Trưởng ngoại giao Nicholas Burns, đặc trách chính trị. Ông Burns khẳng định rằng Hoa Kỳ không thể, và sẽ không cho phép Bắc Hàn
Các Dân Biểu Dân Chủ đã bầu Dân Biểu Nancy Pelosi làm Chủ Tịch Hạ Viện -- và bà là nữ chủ tịch Hạ Viện đầu tiên
TT Bush cảnh cáo Bắc Hàn chớ chuyển giao vũ khí hay vật liệu nguyên tử cho nước khác - ông nói: hành động đó sẽ bị xem là đe dọa nghiêm trọng Hoa Kỳ. Trong lúc dừng chân tại đảo quốc
Trong tình trạng hiện tại, cổ phần của Delta hầu như không giá trị khi thoát ra khỏi tình trạng phá sản. Nếu cuộc thương lượng thành công, hãng mới sẽ mang tên
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.