Hôm nay,  

Sách Mới Nhã Ca: Đường Tự Do, Saigon (40)

25/06/200600:00:00(Xem: 2057)

Bìa sách “Đường Tự Do, Saigon”

 

Lần đầu tiên, ‘Đường Tự Do, Saigon’ trường thiên tiểu thuyết của Nhã Ca được ấn hành thành sách. Sau hơn 40 tác phẩm đã xuất bản, đây là bộ sách “nặng ký” nhất của Nhã Ca: 4 cuốn, 2, 560 trang.

Tiểu thuyết ‘Đường Tự Do, Saigon’  đã đăng tải trên Việt Báo liên tục hơn 10 năm, từ 1993 tới 2003. Sau hai năm sửa chữa, thêm bớt, tác phẩm được sắp xếp thành bộ truyện gồm 4 cuốn.  mỗi cuốn 640 trang, có cốt truyện riêng, nhân vật riêng,  tình tiết riêng.  Tất cả hợp lại thành một trường thiên tiểu thuyết viết về những nhân vật và khung cảnh khác thường của Saigon đổi đời sau 1975. 

Sách ‘Đường Tự Do Saigon’ cuốn đầu tiên 640 trang, ấn phí 24 mỹ kim, hiện đã phát hành khắp nơi. Xin hỏi tại các hiệu sách địa phương. Bạn đọc ở xa có thể liên lac với Việt Báo đặt sách gửi tận nhà, trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu hay thẻ tín dụng, 24 mỹ kim kể cả cước phí.  Sau đây, Việt Báo trân trọng giới thiệu mỗi ngày một đọan tiêu biểu trích từ  tác phẩm của Nhã Ca. 

Đường Tự Do Saigon:

40. Ông Mười Một Soi Kiếng

Xe vẫn chạy bon bon, đến ngã tư Kỳ Đồng - Trương Minh Giảng, chú xích lô không nhanh tay thắng, tấp vào lề đường thì Tuyết Chà đã bị hai anh lạng xe Honda giựt phăng cái ví cô đang ôm trong lòng. Chiếc xe Honda quá trớn vọt tới trước, ném lại đằng sau câu chửi thề... Hú hồn.

“Hai cô ngồi ôm ví khơi khơi như vậy chỉ tổ làm mồi cho tụi nó. Để ví đằng sau lưng, rồi ngồi che cho nó ăn chắc.” Chú xích lô nói.

Xe qua cầu, đổ dốc là xuống chợ. Chú xích lô cho xe chạy xuống quá, chờ vãn xe mới vòng lại. Cái hẻm đi vô mé hông bị bít kín bởi quang gánh bán buôn.

“Chú chờ nghen...”

“Được, tui chờ mà.”

“Hay chú tấp vô uống cà phê, tui đãi.”

“Thây kệ tui. Mấy cô đi đi.”

Tuyết chà lắc đầu. Con hẻm đã trở thành một phần phụ của ngôi chợ, Nhung Xì ke đi băng băng, cầm tay Tuyết chà, đẩy, lách, trong khi Tuyết Chà sợ lấm bùn dơ, một tay giữ hai ống quần kéo lên, cố né tránh đụng chạm.

Qua khỏi phần hẻm cạnh chợ, hai cô toát mồ hôi hột, chưa hết, đi sâu vao bên trong, vòng vo mấy con đường ngoàng nghèo, còn qua mấy con đường bằng ván bắc qua khu nhà sàn, nhiều tấm ván đã long đinh đu đưa, chỉ sơ ý một tí là rơi xuống mé sình, thường xuyên bốc lên một mùi hôi nồng nặc khó chịu.

Nhung xì ke ngần ngừ trước mấy ngôi nhà sàn tả tơi. Nhà nào cũng cùng một kiểu như nhau, phía trước, cánh cửa bằng tôn mỏng rỉ sét đóng im ỉm.

“Có lẽ nhà này. Không phải, nhà này...”

“Đi hoài sao không nhớ.”

“Bà giỏi nhớ đi, căn nào cũng như căn nào. A, đây rồi...”

Cả hai dừng lại. Nhung Xì ke gõ cửa, đứng chờ. Một lát cánh cửa hé ra, một khuôn mặt đàn bà vẻ bệnh hoạn, da và mắt vàng bệch ló ra...

“Dì Mười Một, cháu nè...”

“À cô. Vô đây....”

Cánh cửa khép và móc khóa lại liền, sau lưng hai cô. Căn nhà tối định thần một lúc Tuyết chà mới nhìn ra quang cảnh. Căn nhà hình vuông khá rộng, ở một góc trong cùng kê một dọc mấy chiếc giuờng mà chiếc nào cũng mùng mền chăn gối ngổn ngang, có chiếc, mùng chưa vén lên, đồng một màu vàng ố bẩn thỉu. Bên góc kia, một thanh niên mặc quần xà lỏn nằm ngủ, thân thể đen thui, ốm nhom. Có mấy người đàn bà và mấy đứa con nít đang chờ, gần đó, một người đàn bà vẻ mặt nôn nóng, sốt ruột đang ngồi với một đứa bé trai trước tấm vải vuông nhỏ căng thẳng, phía trước là một cái dĩa đặt nải chuối, phía sau tấm vải là một ngọn nến. Đặc biệt cả nhà không có một chiếc ghế nào.

“Cô Ba tới nè ông.”

Lúc đó Tuyết Chà mới nhìn thấy một người đàn ông to lớn, mập mạp, ngực để trần, người quấn chiếc xà rông, ngồi ở góc bên mặt, đang nhìn cô, miệng tươi cười. Trước chỗ ông ta ngồi, trên tường treo một khung vàng viết toàn chữ nguệch ngoạc màu đỏ như một lá bùa chú. Chiếc quạt máy sau lưng ông ta quay vù vù.

“Con chào ông Mười Một...”

“Ờ...con Ba khỏe không" Lâu sao con Ba không tới...”

Tuyết chà nhận ra ông ta, còn ai ngoài ông già người Miên làm gác dan ở một cơ quan gần đường Tự Do. Thì ra, ông ta còn là dân bùa ngãi.

“Bữa nay con đem bạn con đến có chuyện nhờ ông Mười Một nè...Ông Mười không điệu với con gì hết trơn...”

“Ha ha, lại đây. Ta vẫn cầu xin A-la cho con, bạn con đây há, ừ, ngồi xuống đi....”

Nhung xì ke kéo tay Tuyết Chà. Tuyết ké né ngồi bẹt xuồng sàn.Người đan ông ném cho mỗi cô một cái ối.

“Ngồi đại đi, con.”

Giọng ông già thân tình như đã biết nhau từ lâu. Nhung xì ke ngồi bệt, lết sát vào ông ta.

“Ông Mười Một, sao lóng này con xui quá, đụng chuyện là hư sự hết trơn.”

Như một người cha vỗ về con, ông ta đặt tay trên mái tóc rối bù của Nhung xoa xoa.

“Tại con không làm đúng lời ta bảo. Trứng gà con đã để thành gà con rồi phải không"”

“Đâu có, ông, con đã làm đúng theo lời, con liệng lên...”

Người đàn ông Miên cắt ngang:

“Thôi, biết rồi, được rồi. Để yên, phải chờ một thời gian, phép mới hiện...”

“Con tin ông Mười Một mà...”

Tuyết đang lắng tai nghe, phía bên góc kia, thằng bé nhìn vào tấm vải, reo lên:

“Con thấy rồi, con thấy một cục đen ngòm...à, nhìn ra rồi, chiếc thuyền, gió giạt dữ lắm...sao nó đi đâu mất rồi, con hổng thấy nữa...”

Người đàn bà Miên bẻ một trái chuối, miệng đọc một tràng chú, rồi mời ông thần ăn, bẻ đôi trái chuối ra, bắt ấn đọc chú nữa. Bà đưa cái thước rà rà trên miếng vải:

“Con nhìn đây này, đây này...Thấy gì không" Đây, con thấy gì...”

Thằng bé mở lớn mắt, một lúc kêu:

“Con thấy...chiếc tàu chìm, chìm mất tiêu...con thấy sóng biển, thấy một cây dừa...”

Người đàn bà ngồi bên bật kêu lên rồi khóc tức tưởi:

“Con ơi...vậy là con tui, con ơi là con ơi...”

“Con thấy gì nữa không" Bên này này, có ngọn đèn, ai vậy, có phải người ngồi không"”

“Dạ, con thấy người ngồi, dưới cây dừa...”

Người đàn bà đang khóc vùi, đưa ra một tấm hình có ba bốn người thanh niên. Thằng bé reo lên:

“Con nhìn ra rồi, anh này này...anh đang ngồi...không, đứng dậy đi vô ...”

“Cái chòi phải không"” Người đàn bà Miên hỏi.

“Dạ, cái chòi.”

“Nhìn lại đi, đâu phải anh này...”

Người đàn bà Miên chỉ vào một người trong ảnh.

“Anh này, phải không"”

Thằng bé quả quyết:

“Anh này không phải. Anh này này, anh đứng giữa, sún một cái răng...”

“Thôi mừng đi. Con chị được cứu rồi.”

“Sao nửa năm nay hổng có tin tức"”

“Đôi khi còn bị bắt giữ ở đâu. Chị về đi, bữa sau tới soi lại sẽ rõ hơn...”

Tuyết Chà như không tin ở mắt mình. nhưng cô không có thì giờ để quan sát lâu. Nhung Xì ke đã to to nhỏ nhỏ xong với ông già Miên, đập tay Tuyết.

“Nè bà, muốn gì thì xin bác Mười Một, bác lo cho. Bác Mười Một, con này là bạn thân của cháu, bác giúp nó đi...”

“Ừ, giúp.”

“Đó, bà có tâm sự gì thì nói với bác, tui hổng có nghe gì hết trơn...”

Nhung xì ke bỏ qua xem mấy người soi kiếng. Tuyết Chà không thể tránh cặp mắt của ông già người Miên. Ông nhìn cô một lúc, cô cảm thấy người như mất hết nghị lực.

“Sao cháu, cháu cần bác giúp chuyện chi.”

Ông ta nói tiếng Việt trơn tru, chẳng thể biết ông là người Miên, nếu chỉ nghe giọng nói.

“Dạ cháu buồn lắm, bác. Cháu nhờ bác giúp cho...”

“Chồng cháu mèo mỡ phải không" Bác làm cho con “mèo” nhảy ống máng mà trốn biệt luôn, cháu đừng sợ, cứ tin tưởng vào bác...Có điều bác không làm chuyện ác đức để người ta bỏ vợ con đâu nghen. Coi chuyện cháu như thế nào đây"”

“Dạ anh ấy đã ly thân với vợ rồi, nhưng anh ấy thấy cháu có của muốn lợi dụng cháu... Ảnh lại sợ gia đình, nên lén lén lút lút với cháu, mà không chịu cưới.”

“Đáng ra mấy việc ly dị chưa xong bác không làm, nhưng vì có bạn cháu gửi gắm bảo đảm cháu đàng hoàng bác mới giúp cháu. Bây giờ cháu ghi tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của thằng nam cho bác, cả cháu nữa, rồi bác giúp.”

Ông đưa cho Tuyết miếng giấy với cây viết. Sau đó ông ghi lại tới hai ba tờ giấy khác bằng tiếng Miên, rồi đặt trước mặt, mắt nhìn lên khung kính lồng chữ, đọc thần chú. Lâu lâu dừng lại, ông uống một ngụm nước lạnh thổi vào tóc của Tuyết. Tuyết chịu đựng hơi trong miệng của ông già Miên bốc ra hôi thối không kém mùi sình dưới nhà sàn bốc lên. Tuyết cố tránh bớt mùi hôi từ miệng ông già, cô cúi đầu, mắt ghé nhìn qua kẽ ván sàn hở, nước dưới sông rạch một màu đen kịt. Chú ý nhìn kỹ, màn nước đen đục vẫn gờn gợn, xao động bởi những đàn cá con rỉa rói rác rưỡi dồn cục dưới mỗi chân cừ gỗ.

“Xong rồi. Cháu giữ cái này.”

Ông đưa cho Tuyết một cái túi vải bên trong cuộn tờ giấy viết bằng chữ Miên mà ông đã làm phép thuật.

“Cháu để trong gối nằm. Mỗi tối cháu đều cầu xin A la chuyển quyền lực vô lá bùa, để lá bùa yêu mạnh mẽ thêm...”

“Dạ.”

“Còn nữa. Hai quả trứng gà này cháu mang về, ban đêm, ném lên mái nhà nào mà thằng nam đang ở.”

Ông lấy một miếng giấy đặt sẵn trong cái hộp ra, đọc chú, bật quẹt đốt, rồi gói nhúm tro lại trong một miếng giấy:

“Cái này cháu pha trong cà phê cho thằng nam uống, vài ba lần là nó không bỏ cháu được... cháu nghe rõ chưa"”

“Dạ, cháu cám ơn ông Mười ...”

“Ta Mười Một, cháu đừng hớt bớt tên nghen.”

Đen thui, béo tròn béo trục, mặc xà rông lòi cái bụng ông địa, mà sao mắt sáng trưng, miệng ăn nói như có thoa đường thoa mỡ, nghe tiếng nào tiếng đó nó gọn lỏm vào trong tim. Có thoa ngải nói không đây" Ông đưa cho Tuyết Chà một ly nước lạnh biểu uống. Vậy là có ngải nói rồi. Hèn chi ổng mở miệng là Tuyết chà như bị hớp hồn hớp vía.

“Cám ơn ông Mười Một.”

“Có ông Mười Một, không lo gì hết, biết chưa.”

“Dạ, nhưng cháu phải....”

Người đàn ông Miên hiểu ra ngay, cười tươi tắn:

“À, chỉ đủ để cúng tổ tỏ lòng thành thôi cháu.”

Không ra một giá cả mới kẹt cho người ta. Tuyết chà mở ví, khó khăn vì không biết lôi bao nhiêu tờ. Cuối cùng, một xấp dày dày, cô lo sợ, tổ mà buồn, không vui thì bao nhiêu bùa phép tổ lấy lại hết thì thiệt là công cốc.

“Bây nhiêu lòng thành của cháu.”

“Được, được. Miễn là lòng thành. A la sẽ che chở cho cháu, nhớ luôn luôn kêu xin A-la.”

Nhung Xì ke rời đám ngồi soi kiếng. Vẫn còn tới hai mối ngồi đợi và mấy đứa nhỏ ngồi ngủ gà ngủ gật.

“Xong rồi hả bác Mười Một"”

“Xong.”

“Cháu xin bác chút bột, bữa cháu làm đổ hết trơn trọi.”

“Thiệt.”

Ông già Miên dài giọng, mắt còn nguýt Nhung Xì ke. Rồi ra vẻ thân tình, ông ôm vai Nhung Xì ke:

“Con nữ này phải ráng mập mập lên một chút, gầy nhom này là thằng nam nó chán, nghe chưa.”

Rồi ông nựng cằm, bẹo má Nhung xì ke. Nhìn bề ngoài thì thấy ông “dê” rõ ràng, nhưng Tuyết xua đuổi ý nghĩ đó ngay. Coi khuôn mặt ông, nụ cười ông, ngoài đôi mắt sáng vì phải sai khiến ma quỉ, trông ông hiền lành phúc hậu làm sao. Cho nên khi đưa cô ra cửa, ông có ôm cô một cái, cô cũng không lấy gì làm phiền lòng.

“Thằng nam nào ngu, cháu đẹp như vầy mà...”

Tuyết Chà thấy hơi ấm một tí trên đôi má. Lâu lắm, cô mới có cảm giác này.

Chú xích lô vẫn nằm gác chân trên xe  chờ. Không biết bao lâu rồi, đã xong một chầu cà phê, hút mấy điếu thuốc lá Vàm Cỏ, hai ba mối gọi đi, chú không bắt mối.

Rồi, hai cổ đã ra ra. Chú nhanh nhẹn nhảy xuống xe, còn lấy cây chổi nhỏ ra quét quét.

“Tưởng còn chờ lâu, xong rồi hén" Mời lên.”

Nhung Xì Ke đi qua còn quẹt vô người chú. Chú vội nhích người ra xa, không biết vì sợ Nhung xì ke hiểu lầm hay vì ớn cái mùi... ngai ngái từ người cô toát ra. Riêng Nhung Xì ke, thấy chú đạp xích lô mà ham. Ước chi có tấm chồng như thế, nếu được vậy, đời cô đã không đến chỗ cùng tận như thế này. Mấy hôm nay, không bày với Tuyết Chà cái trò xin bùa ngải, chắc cô đã hết đường xoay trở. Đói ăn còn chịu được, chứ tới cữ mà không phi, chỉ có nước từ trần.

“Tốt không hai cô.”

Chú xích lô vừa rướn người đạp xe lên dốc cầu vừa hỏi.

“Đông quá, người ta đi soi kiếng hà rầm.”

“Còn hai cô...”

Nhung xì ke lanh miệng:

“À, chị Tuyết xuống soi coi vụ mất cắp mà chị đã làm đơn thưa ra phường, chú biết không"”

Thấy Tuyết Chà mặt mũi bần thần, Nhung ghé tai bạn:

“Cười đi bà. Đủ vũ khí rồi, nhớ cột nó cho chặt.”

Không thấy Tuyết Chà nói gì. Quay lui, cái miệng chú xích lô vẫn cười cười, ngạo mạn.

Nắng đã mỏng te, trải mấy vạt vụn bên kia sông, trên những mái tôn xiêu vẹo, rỉ rét một mầu xám đen tăm tối.

Xe qua cầu, bon chen trong giòng xe cộ của buổi chiều tan tầm. Hàng quán mở cửa, mấy sạp bán thuốc lá cũng đã bày ra hai bên đường. Lẫn trong giòng người và xe cộ, có mấy chiếc xe hơi, xe Hondacủa giai cấp mới. Còn lại là giòng người hớt hải với cuộc sống. Sao không thấy một khuôn mặt nào có một nét yêu đời.

Xe vào đường Tự Do. Ở khu công viên nhà thờ Đức Bà, các thanh niên thiếu nữ đang “ngồi đồng” trên xe đạp, có cặp ôm nhau khịt rịt, coi thiên hạ như không có mắt. Lát nữa đây, sẽ là cuộc đua xe đông vui, cũng có thể cả chú xe xích lô đang chở hai cô xong, cũng về đây nhập cuộc.

Nhung xì ke xuống xe không nổi, cả người cô rung lên và đôi mắt lờ đờ, cảnh vật trước mặt vòng nghiêng vòng ngửa. Tuyết Chà phải đỡ cô vô nhà.

Đã tới lúc Nhung xì ke phải...xì ke!

Kỳ tới, trích đoạn 41: Cô Hồn, Các Đảng

NHÃ CA

(Trích Đường Tự Do Saigon)

-------------------------------------

Đường Tự Do Saigon *

Tiểu thuyết Nhã Ca, 640 trang
Đặt sách gửi tận nhà, trả bằng lệnh phiếu hay thẻ tín dụng:
24 mỹ kim kể cả cước phí


Liên lạc phát hành: Việt Báo
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.