Hôm nay,  

Lê Trọng Nguyễn Và “nắng Chiều”

10/7/200600:00:00(View: 6908)
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn  khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam  rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ , cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.

Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp. 

Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.

Khoảng năm 1946 ông  gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm "Nắng Chiều”,  “Bến Giang Đầu”…

Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi  là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều  cảnh đẹp ở Hội An,  những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản "Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại  Cung Nội Huế.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và "Lá Rơi Bên Thềm”.  Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết nên bản  “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền  và  một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm đình Chương.  Tác giả kể lại,  theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài  “Chiều Bên Giáo Đường”  vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng  đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản "Lá Rơi Bên Thềm”.

Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại),  Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn,  từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”,  bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki  là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng,  đã trình bày nhạc phẩm "Nắng Chiều”  bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản  “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích   gia đình chị Nga  thực hiện một CD và ra mắt CD này  vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn,  năm 2005. Sự khuyến  khích  của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.

Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông  muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.   Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.   

Quyễn sách được chuẩn bị xong,  ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư  đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” … chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  "Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.