Hôm nay,  

Nguyên Khai, Chất Huế Trong Tranh

12/08/200600:00:00(Xem: 3124)

Một họa phẩm Nguyên Khai.

Mỗi lần có dịp ngắm tranh Nguyên Khai, tôi  thường nhớ đến thơ Đinh Hùng, những bài thơ, câu thơ, chữ thơ thật nhẹ nhàng, thật bay bướm  thật tài hoa. Thơ Đinh Hùng  tả  nàng thiếu nữ - hơn thế nữa- là Kỳ nữ, là  Tiên nữ  xuống trần:

“Ta thường có từng buổi sầu ghê ghớm

Ở bên em, Ôi biển sắc rừng hương

Em lộng lẫy như  ngàn hoa nắng sớm

Em đến đây như đến tự thiên đường”

(Kỳ nữ)

Tôi không hỏi Nguyên Khai có biết bài  thơ này hay không và nếu có thì  nó có ám ảnh anh hay không. Nhưng rõ ràng những thiếu nữ trong tranh của anh  đều là  “biển sắc rừng hương” là  “ngàn hoa nắng sớm” và “như đến tự thiên đường”. Xem tranh  vẽ thiếu nữ của Nguyên Khai  ta có cảm tưởng những cô nàng mình hạc xương mai ấy bước ra từ cõi mộng, rồi một lần nữa , nếu các bạn cứ để cho cái khung trời tím (xanh, đen đỏ, lục …) ấy liên tu bất tuyệt trùm lấp cái cõi u minh trước mặt, thì hẳn rằng các nương tử áo tím, áo vàng, áo trắng, áo xanh, áo hoa  ấy sẽ uốn lượn, bay vèo ra từ bức tranh để làm nàng  Giáng Kiều của Bích Câu Kỳ Ngộ.

 Nguyên Khai rất  dè sẻn khi cho thiếu nữ của mình ăn uống, nhưng chàng lại rất hào sảng phóng cọ cho những bộ ngực muôn vàn thanh tân ấy phát tiết. Tuy vậy, cái đẹp của những bộ ngực rưng rức ấy được anh thăng hoa lên  bằng những nhát cọ nhanh và dài, xuyên suốt qua tim nên nó gợi cảm mà không gợi dục.

Rợn xuân tình trên bộ ngực thanh tân

Ta gần em mê từ ngón bàn chân

Mắt nhắm lại cho lòng nguôi gió bão

Khi thần tụng ta quì nâng nếp áo

Nhưng cuối đầu trước vẻ ngọc trang nghiêm

(Đinh Hùng)

Trong những trường hợp này ta mới thấy được  Nguyên Khai chú trọng thật nhiều trong  chi tiết. Có thế mới tạo ra cái e ấp trên gương mặt, cái dịu dàng của những cánh tay bạch tuộc. Nguyên Khai đã vẽ bằng sự miệt mài và với cả tâm hồn mình nên khách thưởng ngoạn dễ dàng nhận ra tấm lòng yêu quê hương đất nước của anh, cụ thể là  xứ Huế đầy ắp thơ mộng. Cuộc đời người nghệ sĩ nổi trôi theo vận nước thì tác phẩm của họ phải ảnh hưởng theo. Nguyên Khai cũng vậy, bên cạnh những bức tranh vẽ thiếu nữ, hoa lá, chim, ngựa vân vân, nghĩa là  anh mô tả khía cạnh êm đềm, nhân ái của cuộc sống, có không ít những bức mô tả những nhọc nhằn, những vết thương chí mạng của đồng bào anh quê hương anh.

Trong loại tranh này, Nguyên Khai có một bức  nổi bật hẵn lên trong loạt tranh chủ đề hoài niệm về đất nước và dân tộc. Bức tranh diễn tả một bầy chim đang hoảng loạn, lấn áp nhau, đâm sầm vào nhau bay không phương hướng trong một bầu trời đỏ rực lên màu khói lửa. Những con mắt thất thần, những cánh, những lông rụng rơi tơi tả, bầy chim cứ thế mà xao xác vỗ cánh. Xem bức tranh  này ta không khỏi liên tưởng đến những ngày tan hoang  thê thảm của Tháng Tư Bảy Lăm, cả một dân tộc đã bỏ chạy toáng loạn như điên như cuồng. Biết bao nhiêu người vô tội đã chết tức tưởi, đã như những cánh chim kia tan tác khắp bốn phương trời.

Khi được hỏi về những bức tranh được tạo thành bỡi những con IC, những bộ phận phế thải của  máy computer, Nguyên Khai đáp rằng, loạt tranh này có một số người không thích, nhưng nó chỉ  là một trong những thể loại tìm tòi, sáng tác trên con đường nghệ thuật của riêng anh giống như anh đã từng đắp tượng, điêu khắc.

Anh giới thiệu những giọt nước ba chiều của anh. Đẹp thật, lung linh thật.. Tôi  nghĩ nó không là hai hay ba chiều chi cả, mà nó có thật và như chỉ chực chờ rơi xuống, hay sắp sửa chảy văng ra khỏi bức tranh cho mát người thưởng ngoạn. Trong những bức tranh vẽ tĩnh vật của Nguyên Khai  ta dễ dàng thấy anh đã cố gắng đưa màu sắc thiên nhiên vào tranh, điều mà Paul Cezanne  cho là một yếu tố quan trọng nhất trong hội họa .  Có người cho tranh Nguyên Khai nhuốm sắc buồn, nhưng với tôi, tranh Nguyên Khai  phàn ánh tâm hồn hiền hòa, chân chất của anh, phản ánh cái êm đềm, thơ mộng của đất thần kinh.

Sự nghiệp hội họa của Nguyên Khai gắn liền với xứ Huế, dù cho anh có ở bất cứ phương trời nào và vẽ bất cứ dưới chủ đề nào, chất Huế vẫn cứ bàng bạc trong tranh. Nói thậm xưng một chút thì ngôn ngữ trong tranh của Nguyên Khai là ngôn ngữ của một cô gái  Huế nhỏ nhẹ thầm thì, khiến mọi người phải thinh lặng lắng tai thả hồn vào cung bậc du dương mật ngọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chùa Liên Hoa tọa lạc tại số 9561 Bixby Ave, Thành phố Garden Grove do Đại Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới làm Viện Chủ đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2569-DL.2025 vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 18 Tháng 5 năm 2025, với sự tham dự của hàng trăm đồng hương Phật tử. Chư tôn đức chứng minh ngoài Đại Lão HT. Thích Chơn Thành, còn có quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trú xứ tại chùa Liên Hoa và một số chùa tại Nam California, quý Phật tử trong ban quản trị, quý vị nhân sĩ Phật Giáo, quý Huynh Trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Liên Hoa.
Vào lúc 10:00 sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 5 năm 2025, Tổ Đình Chùa Huệ Quang do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Viện Chủ Tổ Đình Huệ Quang đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2569-2025. Khoảng 9 giờ sáng hàng trăm Phật tử đã tề tựu trước chánh điện chùa Huệ Quang, sau đó cùng tập trung về hội trường để chuẩn bị nghi thức tác bạch cung thỉnh hàng trăm chư Tôn Đức Tăng, chư tôn đức Ni cùng đồng hương Phật tử rước kiệu Phật Đản Sinh quang lâm lễ đài, đoàn rước do ban nghi lễ chùa Huệ Quang thực hiện, một đoàn người kéo dài đi chung quanh khuôn viên chùa về trước chánh điện, tại đây ban tổ chức đã sắp sẵn các hàng ghế trước hiên chùa để cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm.
Ban Phục vụ Cộng đồng Thành phố Garden Grove sẽ mở các lớp trại hè 'Day Camp' dành cho các em thiếu nhi tuổi từ 5-12. Chương trình kéo dài 9 tuần và sẽ bắt đầu vào ngày 9 tháng Sáu cho đến ngày 8 tháng Tám, 2025. Các lớp sẽ mở cửa từ 7:00 giờ sáng đến 6:00 giờ chiều, Thứ Hai - Thứ Sáu tại Edgar Park, địa chỉ là 12781 Topaz Street.
California từ lâu đã là nơi biến những giấc mơ trở thành hiện thực—một vùng đất của hy vọng và nhiều tiềm năng cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Đối với những người nhập cư như tôi, nơi đây không chỉ đại diện cho một khởi đầu mới, mà còn là lời kêu gọi sâu sắc để đóng góp, để hòa nhập, và để đền đáp. Và không có thời điểm nào tốt hơn để suy ngẫm về hành trình đó hơn là vào tháng 5, khi các cộng đồng trên khắp đất nước kỷ niệm Tháng Di Sản Người Mỹ Gốc Á và Người Dân Đảo Thái Bình Dương (AAPI).
Trong những tháng qua, giới truyền thông báo chí đã cảnh báo rằng không ai còn an toàn trước mục tiêu to lớn của chính quyền Trump là "đàn áp người nhập cư". Họ sẵn sàng sử dụng các hình thức kiểm tra gắt gao, thậm chí là phi pháp đối với những người đến và rời nước Mỹ mà chưa phải là công dân Hoa Kỳ.
Tại phòng học trường Sunnyside số 9972 Russell Ave, Garden Grove, vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba ngày 6 tháng 5 năm 2025 trường Sunnyside, một trong 4 trường trong Học Khu Garden Grove (Sunnyside, Post, Excelsior và Carrillo) có chương trình Khóa Học Việt Ngữ đã tổ chức bế giảng kỳ 2, mang lại niềm vui và hy vọng cho các em, thầy cô và phụ huynh.
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại 4717 W. First, Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Bát Nhã đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2569-DL.2025 vào lúc 5 giờ chiều Thứ Hai ngày 12 tháng 5 năm 2025 (nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch năm Ất Tỵ), Theo thông lệ hằng năm Chùa Bát Nhã tổ chức ngày lễ Phật Đản cũng như ngày Lễ Vu Lan đều đúng vào ngày Rằm âm lịch.
Tại nhà hàng Golden Sea 9802 Katella Ave vào lúc 5 giờ chiều Thứ Năm ngày 8 tháng 5 năm 2025. Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ và Nhóm Hát Quỳnh Hoa đã tổ chức lễ thắp nến Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận, khoảng 600 người tham dự, trong đó có: Quý niên trưởng: Cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, Trung Tá Nguyễn Văn Ức… một số quý niên trưởng, thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng, Hội Đồng Hương Quảng Trị, Cộng Đồng Người Việt Quôc Gia Nam California, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove Cindy Trần, Hội Cựu Học Sinh các trường Trung Học Việt Nam Cộng Hòa, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Hội Cựu Sinh Viên Võ Bị Đà Lạt, Ban hợp ca Lạc Hồng, Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Trung Tâm Văn Hóa Cộng Đồng Điều Ngự, Nhóm Hậu Duệ Vì Dân, Lớp Thanh Nhạc Lê Hồng Quang, Nhóm cựu học sinh Liên Trường, Câu lạc Bộ Hùng Sử Việt, Việt Tân… một số các cơ quan truyền thông…
Trung Tâm Nghệ Thuật Segerstrom (Segerstrom Center for the Arts) hân hoan ghi nhận và tôn vinh cộng đồng người Mỹ gốc Á, người bản địa Hawaii và các đảo Thái Bình Dương (Asian American, Native Hawaiian, and Pacific Islander - AANHPI) cùng những di sản và đóng góp tuyệt vời của họ cho nghệ thuật trong suốt tháng Năm.
Trường Trung Học Cấp II Bolsa Grande: Andrew Huynh sẽ theo học tại Trường Đại Học John Hopkins vào mùa thu với ngành chính là Sinh Học Tế Bào và ngành phụ là Giải Phẫu với Ứng Dụng Điện Toán. Em mong sẽ tốt nghiệp với cả hai bằng y khoa và bằng tiến sĩ để trở thành một Khoa Học Gia nghiên cứu về Biểu Sinh. Những thành tích nổi bật của Andrew gồm có gây quỹ tài trợ 125,000 phần ăn cho Trường Học Hope Mead tại Kenya khi giữ vai trò Trưởng Ban Tài Chính cho chương trình bất vụ lợi Quỹ Giúp Trẻ Em Mồ Côi (Orphan Assistance Fund), đạt điểm cao nhất trong Nhóm Thi Đua Mười Môn Học (Academic Decathlon Team) suốt 4 năm liền và thuộc 8% học sinh ưu tú của tiểu bang, cũng như nhận bằng khen danh dự của tiểu bang trong Kỳ Thi Dương Cầm Trình Độ Cao do Hiệp Hội Giáo Sư Âm Nhạc California tổ chức (Music Teachers’ Association of California).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.