Hôm nay,  

Quận Cam: Mời Dự Kỷ Niệm 8 Năm Thành Lập Thư Viện Vn

21/07/200600:00:00(Xem: 1985)

Westminster (Nguyễn Trung Tín).- Sau 7 năm hoạt động âm thầm. Thư viện Việt Nam bước chân vào năm thứ 8 một cách vững tin. Vì ít người tưởng tượng ra nổi, cách đây 7 năm một vài người ngồi lại với nhau (trong đó cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng) cùng nhau bàn bạc để hình thành một thư viện nhỏ cho người Việt quanh vùng Bolsa, trước la tìm đọc vài tác phẩm cũ, sau là có một nơi giải trí, lúc đó thư viện rộng chưa bằng một căn phòng khách, tôi nhớ lúc đó chỉ lèo tèo mấy trăm cuốn sách kể cả tạp chí, kê dọc theo vách tường trên dãy lầu của một tiệm bán tạp hóa trên đường Bolsa.

Không tài chánh, không người yểm trợ. Nhưng chỉ sau 1 năm hoạt động, số sách của đồng hương đem tặng, theo lời kêu gọi trên các hệ thống truyền thông, thư viện đã thu nhặt được mấy ngàn đầu sách. Đến ngày hôm nay, thư viện có trong tay gần 50 ngàn cuốn, quả là một điều kỳ diệu.

Hôm nay, sau hơn 7 năm, Thư Viện Việt Nam vẫn đứng vững bằng số tiền đóng góp của các mạnh thường quân, mỗi năm từ 24 đến 30 ngàn Mỹ kim dùng cho việc bảo trì, chi trả tiền thuê mướn (1200USD/Tháng) và còn có khả năng chi trả tiền nhân viên (800USD/tháng) tuy chỉ là số tiền rất tượng trưng, các thiện nguyện viên của thư viện chỉ nhận như là một phần chi phí nhỏ để làm phương tiện đến túc trực, phục vụ đồng hương 6 ngày 1 tuần.  (từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều. Thu bảy từ 10 giờ đến 4 giờ. Đóng cửa chủ nhật và các ngày lễ).

Hiện nay thư viện tọa lạc tại số 10872 Westminster, #214 & 215 TP Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 638 - 8448, trên lầu VP Luật sư Từ Huy Hoàng trong khu chợ Người Việt.

Vào chủ nhật 30 tháng 7 từ 10 giờ sáng. Thư Viện sẽ tổ chức kỷ niệm ngày thư viện bước chân vào năm thứ 8. Đặc biệt trong ngày này thư viện sẽ có triển lãm 2 áo Hoàng Bào của cựu Hoàng  Bảo Đại và nhiều đồng tiền cổ triều Nguyễn (từ thời Gia Long đến thời Bảo Đại).

Đồng bào có thể đến chung vui cùng ban quản trị Thư Viện Người Việt và sẽ được nhìn thấy rất nhiều hàng mỹ thuật và mỹ nghệ mang tính Việt Nam được sưu tập trong mấy năm qua.

Hiện nay nỗ lực lớn nhất của các anh chị em trong ban điều hành là làm sao có một nơi rộng rãi (chừng 20.000 sqf) để có đủ chỗ chứa sách, trưng bày các hiện vật văn hóa Việt Nam được sưu tập. Tình trạng đóng gói, cất kho như hiện nay có thể sẽ làm hư hao những đồ vật quý giá này. Con cháu chúng ta sau này chắc chắn cần có một nơi để học, để biết và nhất là trình bày nền văn hóa Việt với các bạn nhiều chủng tộc khác đang sống hàng ngày chung quanh các em. Thư viện Việt Nam là điều cần thiết cũng như một nhà bảo tàng Văn Hóa Việt Nam chắc chắn sẽ là điều cần thiết sau này, nếu chúng ta không muốn nền văn hóa Việt Nam bị hiểu sai lệch đối với thế hệ mai sau.

Mọi sự đóng góp của thế hệ thứ nhất và thế hệ một rưởi cho hai công trình này là điều rất cần thiết, thế hệ sau sẽ nhìn vào đó để phát triển thêm và có kế hoạch bảo tồn nó như là một di sản văn hóa VN lớn nhất tại hải ngoại. Quận Cam: Mời dự kỷ niệm

8 năm thành lập Thư viện VN

Westminster (Nguyễn Trung Tín).- Sau 7 năm hoạt động âm thầm. Thư viện Việt Nam bước chân vào năm thứ 8 một cách vững tin. Vì ít người tưởng tượng ra nổi, cách đây 7 năm một vài người ngồi lại với nhau (trong đó cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng) cùng nhau bàn bạc để hình thành một thư viện nhỏ cho người Việt quanh vùng Bolsa, trước la tìm đọc vài tác phẩm cũ, sau là có một nơi giải trí, lúc đó thư viện rộng chưa bằng một căn phòng khách, tôi nhớ lúc đó chỉ lèo tèo mấy trăm cuốn sách kể cả tạp chí, kê dọc theo vách tường trên dãy lầu của một tiệm bán tạp hóa trên đường Bolsa.

Không tài chánh, không người yểm trợ. Nhưng chỉ sau 1 năm hoạt động, số sách của đồng hương đem tặng, theo lời kêu gọi trên các hệ thống truyền thông, thư viện đã thu nhặt được mấy ngàn đầu sách. Đến ngày hôm nay, thư viện có trong tay gần 50 ngàn cuốn, quả là một điều kỳ diệu.

Hôm nay, sau hơn 7 năm, Thư Viện Việt Nam vẫn đứng vững bằng số tiền đóng góp của các mạnh thường quân, mỗi năm từ 24 đến 30 ngàn Mỹ kim dùng cho việc bảo trì, chi trả tiền thuê mướn (1200USD/Tháng) và còn có khả năng chi trả tiền nhân viên (800USD/tháng) tuy chỉ là số tiền rất tượng trưng, các thiện nguyện viên của thư viện chỉ nhận như là một phần chi phí nhỏ để làm phương tiện đến túc trực, phục vụ đồng hương 6 ngày 1 tuần.  (từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều. Thu bảy từ 10 giờ đến 4 giờ. Đóng cửa chủ nhật và các ngày lễ).

Hiện nay thư viện tọa lạc tại số 10872 Westminster, #214 & 215 TP Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 638 - 8448, trên lầu VP Luật sư Từ Huy Hoàng trong khu chợ Người Việt.

Vào chủ nhật 30 tháng 7 từ 10 giờ sáng. Thư Viện sẽ tổ chức kỷ niệm ngày thư viện bước chân vào năm thứ 8. Đặc biệt trong ngày này thư viện sẽ có triển lãm 2 áo Hoàng Bào của cựu Hoàng  Bảo Đại và nhiều đồng tiền cổ triều Nguyễn (từ thời Gia Long đến thời Bảo Đại).

Đồng bào có thể đến chung vui cùng ban quản trị Thư Viện Người Việt và sẽ được nhìn thấy rất nhiều hàng mỹ thuật và mỹ nghệ mang tính Việt Nam được sưu tập trong mấy năm qua.

Hiện nay nỗ lực lớn nhất của các anh chị em trong ban điều hành là làm sao có một nơi rộng rãi (chừng 20.000 sqf) để có đủ chỗ chứa sách, trưng bày các hiện vật văn hóa Việt Nam được sưu tập. Tình trạng đóng gói, cất kho như hiện nay có thể sẽ làm hư hao những đồ vật quý giá này. Con cháu chúng ta sau này chắc chắn cần có một nơi để học, để biết và nhất là trình bày nền văn hóa Việt với các bạn nhiều chủng tộc khác đang sống hàng ngày chung quanh các em. Thư viện Việt Nam là điều cần thiết cũng như một nhà bảo tàng Văn Hóa Việt Nam chắc chắn sẽ là điều cần thiết sau này, nếu chúng ta không muốn nền văn hóa Việt Nam bị hiểu sai lệch đối với thế hệ mai sau.

Mọi sự đóng góp của thế hệ thứ nhất và thế hệ một rưởi cho hai công trình này là điều rất cần thiết, thế hệ sau sẽ nhìn vào đó để phát triển thêm và có kế hoạch bảo tồn nó như là một di sản văn hóa VN lớn nhất tại hải ngoại.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.