Hôm nay,  

Tường Trình Của Phái Đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ Về Chuyến Đi Vn

05/02/200400:00:00(Xem: 4421)
VN Đàn Áp Tôn Giáo Thô Bạo; Quốc Tế Cần Tăng Áp Lực
Hoa Thịnh Đốn, ngày 3 tháng 2 năm 2004 -- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV).
Sau chuyến đi khảo sát tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam từ ngày 5-1-2004 đến ngày 15-1-2004 của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại khởi xướng và tài trợ, một buổi tường trình về kết qủa chuyến đi đã được tổ chức tại Quốc Hội vào ngày thứ ba 3 tháng 2 năm 2004. Sụ kiện này đã thu hút sự chú ý của các dân cử Quốc Hội Hoa kỳ, giới truyền thông (mà theo ghi nhận của chúng tôi thì có đài Á Châu Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại, v.v.), các tổ chức hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáọ Ngoài ra, tòa đại sứ Việt Nam cũng cử bốn nhân viên tới tham dư..
Trên bàn chủ tọa, chúng tôi nhận thấy những gương mặt trẻ trung nhưng dày dạn kinh nghiệm về vấn đề nhân quyền và cũng quá quen thuộc đối với cộng đồng Việt Nam qua những công tác vận động cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vừa qua. Đó là: ông George Phillips (phụ tá văn phòng dân biểu Christopher Smith, tác giả của Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam), cô Hannah Royal (phụ tá văn phòng TNS Brownback), tiến sĩ Scott Flipse, nhân viên đặc nhiệm của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (US Commission for International Religious Freedom).
Trước sự chú ý theo dõi của mọi người, cô Royal trình bày về qúa trình tiếp xúc và làm việc với các viên chức cao cấp của Việt Nam tại Hà Nội. Theo ghi nhận của cô, chính quyền Việt Nam tiếp tục phủ nhận rằng họ không hề vi phạm tự do tôn giáo và nhấn mạnh rằng họ thực sự muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Việc gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền và tù nhân chính trị xảy ra một cách khó khăn vì chính quyền Việt Nam liên tục viện cớ từ chối yêu cầu của phái đoàn nên qúa trình làm việc cũng không được như ý muốn. Sau đó, nhờ vào sự kiên trì và khéo léo trong vấn đề ngoại giao của TNS Sam Brownback, phái đoàn đã được chấp thuận cho tiếp xúc trực tiếp với Linh mục Nguyễn Văn Lý tại nhà tù Ba Sao. Qua cuộc tiếp xúc ngắn ngủi, họ ghi nhận tình trạng sức khoẻ của ông vẫn còn tốt. Tuy nhiên, vì phái đoàn chưa từng gặp linh mục trước đây, nên họ không thể phẩm định được trạng thái tinh thần của ông, họ chỉ nhận xét là linh mục có vẻ không được bình thường. Khi một người trong giới truyền thông đặt câu hỏi: “Phải chăng Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị ép buộc, tra tấn, hay chịu tác dụng của một loại dược phẩm chi phối tinh thần nào đó"” thì cô Hannah Royal trả lời rằng: “Dầu sao đi nữa, chúng tôi cũng không phải là những người có kiến thức chuyên môn về mặt y khoa và tâm thần nên không thể nào kết luận được. Chúng ta hãy hi vọng nhà cầm quyền Việt Nam tỏ thiện chí hợp tác nhiều hơn để chúng ta có thể gặp gỡ các nhân vật này một cách tự do và trong điều kiện an toàn thì mới biết chắc được.”
Trong suốt lịch trình làm việc bảy ngày, mặc dù muốn dành nhiều thời giờ để viếng thăm các tù nhân lương tâm và những người bị đàn áp, nhưng vì nguyên tắc ngoại giao, phái đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với chính quyền Việt Nam tại trung ương và địa phương. Khi được hỏi về những trở ngại, khó khăn nào trong suốt qúa trình làm việc vói chính quyền Việt Nam, ông Phillips nhận xét rằng:
“Hầu như tất cả mọi yêu cầu của phái đoàn muốn tiếp xúc với các nhân vật quan trọng đều bị từ chối với lý do bảo toàn bí mật quốc gia. (""") Khi chúng tôi tìm cách tiếp xúc với những người hiện đang bị quản thúc hay cầm tù, ví dụ như Thượng tọa Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thì luôn bị cản trở và quấy nhiễu. Những người thuộc sắc tộc thiểu số dường như bị nhà cầm quyền đàn áp một cách mạnh mẽ và thẳng tay nhất.”
Ông Phillips cũng trình bày rằng khi phái đoàn tìm cách tiếp xúc với linh mục Phan Văn Lợi thì bị một đám đông khoảng 20 người mặc thường phục bao quanh và gây áp lực bắt phái đoàn phải đổi hướng quay về. Khi phái đoàn phàn nàn về vấn đề này với chính quyền điạ phương ngày hôm sau thì họ phủ nhận rằng không hề có “cha Lợi” (There’s no “Father Loi” here.) Họ chỉ thừa nhận một người đàn ông tên Lợi, Mr. Loi, như vậy họ trực tiếp không nhìn nhận tư cách và cương vị lãnh đạo tôn giáo của ông và họ cũng không cho phép phái đoàn được đi thăm “ông Lợi”. Trong khi đó, một nhà hoạt động nổi tiếng khác, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, năm nay 61 tuổi, sức khoẻ yếu kém, lại bị giam cầm chỉ cách nhà của chính mình không tới một dặm, nhưng gia đình, kể cả vợ ông đều không bao giờ được phép thăm nuôi.
Nhận xét về việc này, tiến sĩ Flipse, người có nhiều kiến thức về Việt Nam qua bốn chuyến viếng thăm làm việc trong hơn một thập niên qua và có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo nhất trong phái đoàn, cho biết: “Qua áp lực và sự ủng hộ nhiệt tình của đa số dân cử Thượng Hạ Viện, chúng ta đã có những buổi tiếp xúc làm việc cấp cao với các viên chức chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta đã không tìm thấy gì mới cả. Chúng ta không nhận được một câu trả lời thành thật và xác đáng.”

Chính quyền Việt Nam liên tục phủ nhận rằng không có nhà thờ nào bị bắt buộc đóng cửa hay tháo gỡ. Thế nhưng theo các nguồn tin đáng tin cậy trong nước và từ các bản báo cáo chính thức của các tổ chức nhân quyền quốc tế như Freedom House thì đã trên 400 nhà thờ bị bắt buộc đóng cửạ Chính quyền giải thích rằng đó là những nhà thờ không chính thức (“house churches,” which are real churches but not recognized by the government.) Khi được hỏi rằng liệu chính quyền có cho phép các nhà thờ đó hoạt động hay không, thì câu trả lời là “Không. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào người dân theo đạo”.
Tiến sĩ Flipse cho biết thêm: “Liên tục phủ nhận rằng không hề có đàn áp và vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam, và khi phải đối diện với những chứng cớ không thể chối cãi được, chính quyền Việt Nam giải thích rằng đó là do chính quyền địa phương làm saị (That’s the problem with the local officials.)”
Một nhân vật thuộc Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, ông Douglas Anderson, một người vừa viếng thăm Việt Nam tuy riêng biệt nhưng gần như cùng thời điểm với phái đoàn, được phái đoàn mời lên diễn đàn để đóng góp ý kiến, đã tỏ ý khen ngợi về sự thay đổi đáng kể trên phương diện ngoại giao từ phía chính quyền Việt Nam, rõ nhất là tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự khác biệt về quan điểm vẫn còn rất lớn. Trong khi phía Hoa Kỳ liên tục nhấn mạnh rằng sự tôn trọng nhân quyền là điều kiện cần thiết để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp, thì chính quyền Việt Nam lại cứ muốn mặc cả cho mỗi sự nhân nhượng từ phía họ.
Tiến sĩ Flipse tiếp tục đưa ra một số đề nghị mà ông thay mặt phái đoàn đã trình bày với các viên chức Việt Nam trong chuyến viếng thăm vừa qua. Thí dụ như chính quyền Việt Nam nên cho phép Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phép hoạt động và công nhận tư cách hợp pháp của các nhà lãnh đạo tôn giáo vì họ đuợc trên năm trăm ngàn tín đồ bầu lên. Và nếu như việc đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến và hoạt động tôn giáo không là chủ trương của chính quyền trung ương mà chỉ là hành động sai trái của các viên chức địa phương như lời họ nói, thì phái đoàn hi vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật sai trái ấỵ
Có ý kiến từ phía cử tọa, ông Mike Benge, cố vấn một tổ chức nhân quyền cho người sắc tộc thiểu số (The Montagnard Human Rights Organization), một cựu chiến binh Hoa Kỳ với 11 năm phục vụ trong chiến tranh Việt Nam và 5 năm trong ngục tù Cộng Sản, cho rằng: “Chính quyền Việt Nam sẽ không bao giờ thay đổị Đó là bản chất của cộng sản. Những lý do mà họ nêu ra rõ ràng là không thành thật, do đó, ông không tin rằng họ thực tâm muốn thay đổi chính sách.”
Bình luận về nhận xét này, tiến sĩ Flipse nêu lên rằng “Việt Nam bây giờ là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nếu bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, khi bước chân gia nhập vào cộng đồng thế giới, thì đều phải chấp thuận tuân theo những quy luật căn bản như mọi quốc gia khác. Việc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế chứng tỏ chính quyền Việt Nam hiểu rõ và đồng ý chấp hành theo quy luật chung. Và chính quyền Hoa Kỳ thì luôn mong muốn hai bên đạt được mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Tuy nhiên, hai phía phải đạt được một quy ước thống nhất về vấn đề nhân quyền. Chúng ta hãy hy vọng rằng những cuộc đối thoại cởi mở, thành thật và hữu ích sẽ diễn ra trong một tương lai gần đâỵ”
Một chi tiết đáng chú ý là ông Phillips cho biết trong tất cả các buổi gặp gỡ của phái đoàn với các tù nhân chính trị, các vị lãnh đạo tinh thần mọi tôn giáo, dù thuộc Giáo hội hợp pháp hay không được công nhận bởi nhà nước, khi một câu hỏi được nêu lên rằng: “Qúy vị nghĩ áp lực từ cộng đồng quốc tế có giúp cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hay không"” (Do you think that international pressure help Vietnam human rights") thì câu trả lời duy nhất mà ông nhận được là sự đồng ý một cách nhất quyết. (Without hesitation, they all said Yes.)
Buổi tường trình kết thúc trong không khí sôi nổi trao đổi quan điểm giữa giới truyền thông, nhân viên Quốc Hội, nhân viên Bộ Ngoại Giao và đại diện các tổ chức hoạt động cho tự ỳ do tôn giáo, nhân quyền. Riêng những đại diện của Tòa Đại sứ Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam không hề bày tỏ một ý kiến nào trong suốt buổi tường trình và lặng lẽ ra về.
Riêng người viết bài tường thuật này chỉ muốn gởi đến tất cả qúy vị đồng hương xa gần lời phát biểu của ông Anderson:
“Việc mở cửa kinh tế thực sự đã thay đổi Việt Nam. Nếu chúng ta viếng thăm đất nước này, thì sẽ bị choáng ngợp bởi dòng xe gắn máy ngược xuôi tất bật như nhịp sống của một xã hội đang vươn lên. Nhưng nếu chúng ta nhìn sâu hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng sự đổi mới kinh tế cũng khiến cho người dân Việt Nam can đảm hơn một chút, dám bày tỏ quan điểm một cách thoải mái hơn. Nhưng phát triển thương mại thì không đủ, dù rằng nó sẽ giúp Việt Nam tiến triển trong tương laị Phát triển thương mại đơn thuần không cho người dân một không gian sống đúng nghĩa, một cơ hội, một ý thức công dân, một hiếu biết chính trị cần thiết để một quốc gia được vươn lên.”
Những lời ấy, chắc hẳn những nhân viên chức chính quyền Việt Nam có mặt trong buổi tường trình nghe rõ. Họ ra về với những suy nghĩ gì"
Và liệu Thông Tấn Xã Việt Nam sẽ thông tin trung thực những sự kiện của buổi tường trình ngày hôm nay không"
Quốc Cường
Chuyên Viên Vận Động Hành Lang
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.