Hôm nay,  

Nguyên Khai Triển Lãm Tranh: Dầu, Điêu Khắc, Chạm, Gò...

14/08/200600:00:00(Xem: 3102)

- Đa Số Họa Phẩm Mang Dấu Ấn Kỷ Niệm Đẹp Về Saigon Và Cố Đô Huế

Ảnh trên từ trái qua: DB Trần Thái Văn, DB Lynn Dauche, nhà văn Nhã Ca, họa sĩ Nguyên Khai, nghị viên Janet Nguyễn cắt băng khánh thành. Ảnh dưới: GSV Lou Correa (giữa) đã tặng bằng lưu niệm với lời khen tặng "tranh Nguyên Khai dễ làm người VN nhớ nghĩ tới quê hương".

Westminster (VB) . - Hầu như những người xem tranh NGUYÊN KHAI hôm Thứ Bảy tại Việt Báo Gallery cùng cảm nhận sự thanh thoát, hay gợi nhớ các ấn tượng đẹp về quê hương VN với Saigon và Cố Đô Huế một thời, qua 24 bức khổ lớn bằng sơn dầu, pha lẫn điêu khắc, chạm trổ, gò nắn những mảng kim loại, có khi lấp lánh tia phản chiếu trông ngỡ như thủy tinh!

Không có tiếng ghi ta thùng đệm nhạc, mà bảy bức tranh sơn dầu vẽ thiếu nữ Việt Nam dễ khiến khán giả nhớ tới đôi câu trong bài hát Như Cánh Vạc Bay hay Diễm Xưa, Nắng Thủy Tinh của Trịnh công Sơn.

Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh và cô Xuyến Đông có cùng một nhận xét "trông các bức tranh  cảm nhận ngay sự thanh thoát, nhẹ nhàng, bình yên, thấy được các cá tính của cô gái Việt, từ mộng mơ, yêu đời, song khi nhìn sâu hơn,thấy có sức chịu đựng, nhẫn nại !"

Hóa ra họa sĩ Nguyên Khai và họ Trịnh từng là bằng hữu thời kỳ son trẻ với tháng ngày lãng mạn cầm kỳ thi tửu: "Dạo ấy, Sơn có khi ngủ lại trụ sở Hội Họa Sĩ Trẻ của nhóm họa sĩ chúng tôi, ở cạnh CPS,Nguồn Sống ngay trung tâm Saigon", ông nói.

Gs Oanh nói thích nhất là bức Leave Home, khổ 40x72 inches. Đấy cũng là bức gây sự chú ý của gần một trăm người xem trong buổi khai mạc cuộc triển lãm. Người họa sĩ  từng trải qua hai trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Saigon dạo 40 năm trước này bày tỏ: "hàng trăm hàng ngàn cánh chim trên bức vẽ đan kết lại với nhau trên nền đỏ cam này có khác gì tựa đề tranh: Đàn Chim Bỏ Xứ. Đàn chim thiên di giữa khung trời khói lửa chiến chinh và kết tụ lại khắp nơi ở hải ngoại!" Nữ nghị viên Janet Nguyễn trước khi thay mặt HĐTP Garden Grove  trao tặng một tấm giấy khen ký tên Thị Trưỡng Bill Dalton, tỏ ra ưa thích đặc biệt với bức vẽ nhìn từ trên cao như bức không ảnh, vẽ quê nhà mờ mờ ảo ảo, song thấy toàn cảnh ruộng đồng, dăm xóm nhà bên lũy tre xanh.  Ông Giám sát Viên Lou Correa lướt nhìn một số tranh, nhận ra ngay chủ đề và tâm hồn người họa sĩ: "tranh mô tả quê nhà họa sĩ, ai xem chắc đều nghĩ về quê hương xứ sở!" Ông Lou Correa, người từng cùng THSV vận động chính quyền Quận Cam thông qua nghị quyết Cờ Vàng VNCH, liền đó trao tặng Hs Nguyên Khai một bằng lưu niệm.

Dân biểu Trần thái Văn và DB Lynn Daucher đến sớm nhất, trò chuyện cùng một số họa sĩ, nhà thơ nhà báo thân hữu ông bà Nguyên Khai, cùng với Nghị viên Janet Nguyễn và nhà thơ Nhã Ca cắt băng khai mạc. Ông xem tranh khá lâu, và lên tiếng "ao ước có l cuộc triển lãm qui tụ nhiều Họa sĩ VN tại ngay thủ phủ Sacramento", rồi tặng họa sĩ Nguyên Khai một cặp ly thủy tinh cùng bằng lưu niệm.

Họa sĩ lão thành Ngô Bảo đánh giá những tác phẩm triển lãm đều có giá trị nghệ thuật cao, và nhân đó, kể các họa phẩm nổi tiếng của họa sĩ Việt  "rốt cuộc ít nằm trong nhà chúng ta, mà đều ở trong các Viện Bảo Tàng ngoại quốc". Trong khi đó, họa sĩ Rừng (với cuộc triển lãm đề tài lạ Tranh Bát Quái mới đây) nhận thấy "Nguyên Khai có nhiều sáng tạo mới qua nhiều thời kỳ vẽ khác nhau, song vẫn là một style riêng của Khai".

Nét riêng trong 24 bức khổ lớn ấy nói gì" Nhà họa sĩ gốc Hoàng tộc triều Nguyễn NGUYÊN KHAI cho biết: "Không chủ ý chọn đề tài trước, mà hễ khi vẽ là các ấn tượng cũ về quê hương xuất hiện. Tôi họa các nét đẹp về quê nhà nơi tôi sống, Huế, Saigon, Dalat,..v.v. Tôi qua New York chơi, thấy tháp cổ là nhớ Nhà Thờ Đức Bà, và vẽ. Thấy sông là nhớ những vạn đò Hương giang. Các bức Chân Dung Mặt Trời hay Mặt Trăng cũng là nhật nguyệt của cái nhìn từ quê cũ, hay bức Đàn Chim Bỏ Xứ, bức Những Giọt Nước, đều là sáng tác từ nỗi ám ảnh của cái đẹp quê hương. Với cái nhìn của tôi ghi lại trên khung vải, thì đâu cũng là quê hương Việt Nam cả !"

Nhiều bức khác thực hiện kiểu mixed-media, pha trộn giữa họa và điêu khắc, hay chạm trổ, với kỹ thuật gò, ép kim khí được mọi người trầm trồ khen tuyệt đẹp, có bức tạo nên tia nắng dọi qua khung cửa sổ, đã phản chiếu ánh sáng lấp lánh xuống nền phòng triển lãm vàng nhạt ấm cúng, đang trở trên mát dịu bởi hồn tranh tỏa ra từ 7 bức thiếu nữ khoác áo dài tím nhạt, xanh biếc hồn nhiên giữa khung trời mộng mơ tuổi yêu đương.

"Không phải thể tranh trừu tượng, nhưng ý tưởng và mảng màu sắc lại trừu tượng. Bởi họa sĩ phóng bút theo ký ức sâu đậm về nét đẹp quê hương mà pha màu lại nhạt nhòa, biêng biếc. Nhẹ mà không buồn, nên trông có vẻ nên thơ!", một khán giả nói giọng Huế nhận xét, khi chỉ chỏ vào bức tranh tưởng là cảnh hoàng hôn trên sông Hương: đêm Huế đô xưa êm đềm với từng tốp con đò trăng lơ lửng, với những ngọn đèn dầu hắt ánh sáng nhòe nhoẹt xuống giòng sông lặng lờ muôn thuở...

Còn ca sĩ Quỳnh Giao lại mê bức cô gái VN tung tăng giữa vòm phượng vĩ tuổi học trò Đồng Khánh, gợi nhớ một đoạn đời nữ sinh. Giọng hát thính phòng kỳ cựu này nói "thần tượng hội họa của tôi là tranh Bửu Chỉ và Nguyên Khai", rồi mái tóc đong  đưa theo giọng hát, cô cất tiếng ca tặng ông bà Họa sĩ Nguyên Khai bài Hẹn một Ngày Về của Gs Lê hữu Mục. Đây là bài mà người ca biết rõ họa sĩ cũng yêu thích, và cũng là bản nhạc duy nhất của người nhạc sĩ giáo sư.

Các người bạn của họa sĩ đang triển lãm tranh cũng dành nhiều phút nói về ông cho khách thưởng ngoạn biết. Nhà thơ Trần dạ Từ, nhà báo Nguyễn xuân Nghĩa, tài tử Kiều Chinh nói tranh Nguyên Khai có sự khai phá cái đẹp, nên người xem nào biết thưởng ngoạn cái đẹp đều nhận thấy. Có người kể ngoài đẹp, tranh Nguyên Khai còn hên nữa! Người ta kể từ khi chưng tranh Nguyên Khai ơ nhà, ở tiệm, thì khách khứa trở nên tấp nập! Ông Nghĩa thêm "tôi nhìn thấy Saigon của tôi qua một số họa phẩm của Nguyên Khai vẽ trong hai thập niên trước". Còn Kiều Chinh tin rằng "cái tánh hiền hòa, tử tế của Nguyên Khai đã nhuốm vào nghệ thuật họa, nên tranh ông đẹp hiền hòa, có bức thì dịu dàng pha lẫn cổ kính hoặc tân thời, màu sắc và bố cục gợi nên những hình ảnh đáng yêu!"

Các nhận xét đó, được họa sĩ làm rõ hơn khi ông cho biết ông đã hoàn thành bộ tranh 40 tấm lấy đề tài con người và computer. "Bởi loài người tiến nhanh quá, nên tôi khắc họa một con người nhân bản trong đời sống điện tử hiện nay tránh được sự băng hoại tinh thần trong đời sống", ông nói.

Buổi khai mạc ngoài phần quan khách phát biểu và trao bằng khen, là phần họa sĩ sinh hoạt thân tình với bằng hữu, gia đình. Những người ấy gồm các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, họa sĩ và nhóm cựu nữ sinh Trưng Vương

Phòng tranh NGUYÊN KHAI mở ra ở Việt Báo Gallery (sát bên tòa soạn Việt Báo đường Moran) suốt tuần lễ này. Những người có cùng cái nhìn với nỗi ám ảnh như họa sĩ nói "ở đâu cũng thấy quê hương", có thể đến xem trong tuần lễ này. (ảnh: Nguyễn Hiền).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ bảy, ngày 10/8/2024, thi sĩ Chinh Nguyên, nguyên chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose, cùng phái đoàn gồm có Không Quân Lê Văn Hải, Mỹ Thanh, Nguyễn Diệu Hương, chị Ngọc Bích, ông Hùng, tổ chức Ra Mắt Sách, lúc 1 giờ, tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suites 214 & 215, Garden Grove, CA 92843.
Vào 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 1/9/2024, tại Lavender (OC Entertainment), 14190 Beach Blvd, thành phố Westminster sẽ trình chiếu phim tài liệu My South Vietnam (song ngữ, lời Việt, phụ đề Anh ngữ).
10 tiểu bang, chủ yếu là các tiểu bang Cộng Hòa phía Nam, vẫn chọn không mở rộng các chương trình Medicaid của mình theo đạo luật ACA. Những tiểu bang này có sự bất bình đẳng về y tế tệ hại nhất trên cả nước.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Từ thời đại dịch, người dân Mỹ đã có thói quen mua hàng trực tuyến, tức là mua qua mạng Internet. Và cũng bùng nổ một hiện tượng mới là, khi gói hàng giao tới cửa nhà bạn, rủi ro là sẽ có một kẻ trộm rình rập, lấy mất gói hàng. Chuyện đó là bình thường. Rất bình thường. Mất thư thì ít, vì trộm thư là tội đại hình liên bang, còn mất gói hàng bình thường hơn (thí dụ, gói hàng mua qua Amazon) vì trộm gói hàng chỉ là khinh tội. Do vậy, độc giả cần phải cảnh giác.
Sòng bạc Sky River dự định gây ấn tượng khách hàng với Lễ kỷ niệm "Hai Năm Tuyệt Vời" trị giá $1,000,000, đánh dấu hai năm giải trí và chơi game xuất sắc hàng đầu ở Elk Grove. Tháng Tám này, các thành viên Chương trình Tưởng thưởng Sky River Rewards được chào mời tham gia vào sự kiện hoành tráng kéo dài một tháng này, với các giải thưởng đổi đời được trao hàng tuần. Lễ kỷ niệm này sẽ mở màn với các đợt xổ số vào Thứ Bảy hàng tuần từ 7 giờ tối đến 10 giờ tối trong suốt tháng Tám. Các thành viên có thể kiếm vé số hàng ngày bằng cách chơi bàn bài và máy kéo yêu thích của mình, với phần thưởng bổ sung là một vé số miễn phí hàng ngày có sẵn tại các kiosk khuyến mãi. Để khuyến mãi trở nên hấp dẫn hơn, Sky River Casino đang cung cấp 100 vé số bổ sung vào mỗi Thứ Hai và Thứ Ba, khiến cơ hội chiến thắng của các thành viên tăng đáng kể.
Sau ba năm sáng kiến Clean California rất thành công của tiểu bang — đã tạo ra 18.000 việc làm và thu gom hơn 2,6 triệu mét khối rác trên khắp tiểu bang — California đang triển khai một chương trình chỉ định mới để khen thưởng các cộng đồng đã cam kết đến chính sách không xả rác và dọn dẹp cục bộ thường xuyên. Thống Đốc Gavin Newsom hôm nay đã công bố khởi động Chương Trình Chỉ Định Cộng Đồng California Sạch, một nỗ lực trên toàn tiểu bang khuyến khích sự tham gia của địa phương nhằm làm cho cộng đồng sạch hơn, an toàn hơn, và bền vững hơn.
Đại lễ Vu Lan, mùa lễ báo hiếu, dù bận thế nào con cháu cũng tìm về nhà để thăm viếng ông bà cha mẹ, hay đến chùa tham dự đại lễ Vu Lan để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ của mình có sức khỏe, sống vui vẻ và hạnh phúc bên con cháu của mình. Nếu ông bà, cha mẹ không còn thì vào ngày lễ Vu Lan, Phật tử đến chùa để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ của mình được về cõi Niết Bàn. Lễ Vu Lan xuất phát sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Ông là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là bà Thanh Đề.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.