Hôm nay,  

Nguyên Khai Triển Lãm Tranh: Dầu, Điêu Khắc, Chạm, Gò...

8/14/200600:00:00(View: 3075)

- Đa Số Họa Phẩm Mang Dấu Ấn Kỷ Niệm Đẹp Về Saigon Và Cố Đô Huế

Ảnh trên từ trái qua: DB Trần Thái Văn, DB Lynn Dauche, nhà văn Nhã Ca, họa sĩ Nguyên Khai, nghị viên Janet Nguyễn cắt băng khánh thành. Ảnh dưới: GSV Lou Correa (giữa) đã tặng bằng lưu niệm với lời khen tặng "tranh Nguyên Khai dễ làm người VN nhớ nghĩ tới quê hương".

Westminster (VB) . - Hầu như những người xem tranh NGUYÊN KHAI hôm Thứ Bảy tại Việt Báo Gallery cùng cảm nhận sự thanh thoát, hay gợi nhớ các ấn tượng đẹp về quê hương VN với Saigon và Cố Đô Huế một thời, qua 24 bức khổ lớn bằng sơn dầu, pha lẫn điêu khắc, chạm trổ, gò nắn những mảng kim loại, có khi lấp lánh tia phản chiếu trông ngỡ như thủy tinh!

Không có tiếng ghi ta thùng đệm nhạc, mà bảy bức tranh sơn dầu vẽ thiếu nữ Việt Nam dễ khiến khán giả nhớ tới đôi câu trong bài hát Như Cánh Vạc Bay hay Diễm Xưa, Nắng Thủy Tinh của Trịnh công Sơn.

Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh và cô Xuyến Đông có cùng một nhận xét "trông các bức tranh  cảm nhận ngay sự thanh thoát, nhẹ nhàng, bình yên, thấy được các cá tính của cô gái Việt, từ mộng mơ, yêu đời, song khi nhìn sâu hơn,thấy có sức chịu đựng, nhẫn nại !"

Hóa ra họa sĩ Nguyên Khai và họ Trịnh từng là bằng hữu thời kỳ son trẻ với tháng ngày lãng mạn cầm kỳ thi tửu: "Dạo ấy, Sơn có khi ngủ lại trụ sở Hội Họa Sĩ Trẻ của nhóm họa sĩ chúng tôi, ở cạnh CPS,Nguồn Sống ngay trung tâm Saigon", ông nói.

Gs Oanh nói thích nhất là bức Leave Home, khổ 40x72 inches. Đấy cũng là bức gây sự chú ý của gần một trăm người xem trong buổi khai mạc cuộc triển lãm. Người họa sĩ  từng trải qua hai trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Saigon dạo 40 năm trước này bày tỏ: "hàng trăm hàng ngàn cánh chim trên bức vẽ đan kết lại với nhau trên nền đỏ cam này có khác gì tựa đề tranh: Đàn Chim Bỏ Xứ. Đàn chim thiên di giữa khung trời khói lửa chiến chinh và kết tụ lại khắp nơi ở hải ngoại!" Nữ nghị viên Janet Nguyễn trước khi thay mặt HĐTP Garden Grove  trao tặng một tấm giấy khen ký tên Thị Trưỡng Bill Dalton, tỏ ra ưa thích đặc biệt với bức vẽ nhìn từ trên cao như bức không ảnh, vẽ quê nhà mờ mờ ảo ảo, song thấy toàn cảnh ruộng đồng, dăm xóm nhà bên lũy tre xanh.  Ông Giám sát Viên Lou Correa lướt nhìn một số tranh, nhận ra ngay chủ đề và tâm hồn người họa sĩ: "tranh mô tả quê nhà họa sĩ, ai xem chắc đều nghĩ về quê hương xứ sở!" Ông Lou Correa, người từng cùng THSV vận động chính quyền Quận Cam thông qua nghị quyết Cờ Vàng VNCH, liền đó trao tặng Hs Nguyên Khai một bằng lưu niệm.

Dân biểu Trần thái Văn và DB Lynn Daucher đến sớm nhất, trò chuyện cùng một số họa sĩ, nhà thơ nhà báo thân hữu ông bà Nguyên Khai, cùng với Nghị viên Janet Nguyễn và nhà thơ Nhã Ca cắt băng khai mạc. Ông xem tranh khá lâu, và lên tiếng "ao ước có l cuộc triển lãm qui tụ nhiều Họa sĩ VN tại ngay thủ phủ Sacramento", rồi tặng họa sĩ Nguyên Khai một cặp ly thủy tinh cùng bằng lưu niệm.

Họa sĩ lão thành Ngô Bảo đánh giá những tác phẩm triển lãm đều có giá trị nghệ thuật cao, và nhân đó, kể các họa phẩm nổi tiếng của họa sĩ Việt  "rốt cuộc ít nằm trong nhà chúng ta, mà đều ở trong các Viện Bảo Tàng ngoại quốc". Trong khi đó, họa sĩ Rừng (với cuộc triển lãm đề tài lạ Tranh Bát Quái mới đây) nhận thấy "Nguyên Khai có nhiều sáng tạo mới qua nhiều thời kỳ vẽ khác nhau, song vẫn là một style riêng của Khai".

Nét riêng trong 24 bức khổ lớn ấy nói gì" Nhà họa sĩ gốc Hoàng tộc triều Nguyễn NGUYÊN KHAI cho biết: "Không chủ ý chọn đề tài trước, mà hễ khi vẽ là các ấn tượng cũ về quê hương xuất hiện. Tôi họa các nét đẹp về quê nhà nơi tôi sống, Huế, Saigon, Dalat,..v.v. Tôi qua New York chơi, thấy tháp cổ là nhớ Nhà Thờ Đức Bà, và vẽ. Thấy sông là nhớ những vạn đò Hương giang. Các bức Chân Dung Mặt Trời hay Mặt Trăng cũng là nhật nguyệt của cái nhìn từ quê cũ, hay bức Đàn Chim Bỏ Xứ, bức Những Giọt Nước, đều là sáng tác từ nỗi ám ảnh của cái đẹp quê hương. Với cái nhìn của tôi ghi lại trên khung vải, thì đâu cũng là quê hương Việt Nam cả !"

Nhiều bức khác thực hiện kiểu mixed-media, pha trộn giữa họa và điêu khắc, hay chạm trổ, với kỹ thuật gò, ép kim khí được mọi người trầm trồ khen tuyệt đẹp, có bức tạo nên tia nắng dọi qua khung cửa sổ, đã phản chiếu ánh sáng lấp lánh xuống nền phòng triển lãm vàng nhạt ấm cúng, đang trở trên mát dịu bởi hồn tranh tỏa ra từ 7 bức thiếu nữ khoác áo dài tím nhạt, xanh biếc hồn nhiên giữa khung trời mộng mơ tuổi yêu đương.

"Không phải thể tranh trừu tượng, nhưng ý tưởng và mảng màu sắc lại trừu tượng. Bởi họa sĩ phóng bút theo ký ức sâu đậm về nét đẹp quê hương mà pha màu lại nhạt nhòa, biêng biếc. Nhẹ mà không buồn, nên trông có vẻ nên thơ!", một khán giả nói giọng Huế nhận xét, khi chỉ chỏ vào bức tranh tưởng là cảnh hoàng hôn trên sông Hương: đêm Huế đô xưa êm đềm với từng tốp con đò trăng lơ lửng, với những ngọn đèn dầu hắt ánh sáng nhòe nhoẹt xuống giòng sông lặng lờ muôn thuở...

Còn ca sĩ Quỳnh Giao lại mê bức cô gái VN tung tăng giữa vòm phượng vĩ tuổi học trò Đồng Khánh, gợi nhớ một đoạn đời nữ sinh. Giọng hát thính phòng kỳ cựu này nói "thần tượng hội họa của tôi là tranh Bửu Chỉ và Nguyên Khai", rồi mái tóc đong  đưa theo giọng hát, cô cất tiếng ca tặng ông bà Họa sĩ Nguyên Khai bài Hẹn một Ngày Về của Gs Lê hữu Mục. Đây là bài mà người ca biết rõ họa sĩ cũng yêu thích, và cũng là bản nhạc duy nhất của người nhạc sĩ giáo sư.

Các người bạn của họa sĩ đang triển lãm tranh cũng dành nhiều phút nói về ông cho khách thưởng ngoạn biết. Nhà thơ Trần dạ Từ, nhà báo Nguyễn xuân Nghĩa, tài tử Kiều Chinh nói tranh Nguyên Khai có sự khai phá cái đẹp, nên người xem nào biết thưởng ngoạn cái đẹp đều nhận thấy. Có người kể ngoài đẹp, tranh Nguyên Khai còn hên nữa! Người ta kể từ khi chưng tranh Nguyên Khai ơ nhà, ở tiệm, thì khách khứa trở nên tấp nập! Ông Nghĩa thêm "tôi nhìn thấy Saigon của tôi qua một số họa phẩm của Nguyên Khai vẽ trong hai thập niên trước". Còn Kiều Chinh tin rằng "cái tánh hiền hòa, tử tế của Nguyên Khai đã nhuốm vào nghệ thuật họa, nên tranh ông đẹp hiền hòa, có bức thì dịu dàng pha lẫn cổ kính hoặc tân thời, màu sắc và bố cục gợi nên những hình ảnh đáng yêu!"

Các nhận xét đó, được họa sĩ làm rõ hơn khi ông cho biết ông đã hoàn thành bộ tranh 40 tấm lấy đề tài con người và computer. "Bởi loài người tiến nhanh quá, nên tôi khắc họa một con người nhân bản trong đời sống điện tử hiện nay tránh được sự băng hoại tinh thần trong đời sống", ông nói.

Buổi khai mạc ngoài phần quan khách phát biểu và trao bằng khen, là phần họa sĩ sinh hoạt thân tình với bằng hữu, gia đình. Những người ấy gồm các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, họa sĩ và nhóm cựu nữ sinh Trưng Vương

Phòng tranh NGUYÊN KHAI mở ra ở Việt Báo Gallery (sát bên tòa soạn Việt Báo đường Moran) suốt tuần lễ này. Những người có cùng cái nhìn với nỗi ám ảnh như họa sĩ nói "ở đâu cũng thấy quê hương", có thể đến xem trong tuần lễ này. (ảnh: Nguyễn Hiền).

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có lẽ ít tác phẩm nào được cho ra mắt trong ba ngày liên tiếp như tuyển tập Beyond Borders do Da Màu Press xuất bản. Ngày đầu tiên là trong khuôn viên University of California, Irvine (thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024). Ngày thứ nhì là tại VietLife TV, Westminster, California (thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024) và ngày thứ ba, qua hệ thống Streamyard để giới thiệu cuốn sách cho độc giả không đến tham dự được (Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024)...
Mỗi con người có thể chọn cho mình một con đường thoát khỏi sanh tử luân hồi được không? Làm sao “thoát thân” khỏi sự cộng nghiệp?
Một số chuyên gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối đe dọa các địa điểm và quan chức bầu cử, cũng như sự an toàn của các lá phiếu hợp lệ.
Buổi tiệc kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh và tưởng nhớ Thầy Tuệ Sỹ đã được tổ chức rất chu đáo và thành công tại nhà hàng Diamond Seafood ở thành phố Stanton, California Hoa Kỳ vào chủ nhật 27-10-2024.
Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển, nhưng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động STEM trong nước.
Sáng Chủ Nhật ngày 20 tháng 10 năm 2024, Tu Viện Linh Ứng, tọa lạc tại số 11401 Mac Street, Garden Grove, CA 92841 do Thượng Tọa Thích Minh Hạnh làm viện chủ đã long trọng tổ chức Lễ Vía Bồ Tát Quan Thế Âm và Lễ Kỷ Niệm mười Năm Thành Lập Tu Viện Linh Ứng. Đây là thông lệ hằng năm cứ vào ngày 19 tháng 9 Âm lịch, Chư Tăng và Phật tử Tu Viện linh Ứng đều trang nghiêm tổ chức ngày lễ vía Đức Quan Thế Âm và đặc biệt năm nay lễ Kỷ Niệm Mười Năm Thành Lập Tu Viện Linh Ứng.
Đại Hội Linh Mục Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 (Hành Trình Emmaus X) được tổ chức tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô (Christ Cathedral), 13280 Chapman Avenue, Garden Grove, CA 92840, từ ngày 14 đến ngày 17/10/2024. Đại Hội Linh Mục Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ được tổ chức mỗi 2 năm một lần. Đại hội năm nay sẽ có 7 Giám Mục tham dự: Giám Mục Kevin Vann (Giám Mục Giáo Phận Orange, California), Giám Mục Nguyễn Thái Thành (Giám Mục phụ tá Giáo Phận Orange, California), Giám Mục Trần Văn Nhàn (Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Atlanta, Georgia), Giám Mục Phạm Minh Cường (Giám Mục phụ tá Giáo Phận San Diego, California), Giám Mục Nguyễn Thế Phương (Giám Mục Giáo Phận Kamloops, Canada), Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu (Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Toronto, Canada), và Giám Mục Đỗ Quang Khang (Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, Việt Nam). Đại hội cũng có sự tham dự của 200 linh mục Việt Nam.
EMS tổ chức một buổi họp báo trên mạng nhằm nâng cao nhận thức về sự chuẩn bị ứng phó với một trận động đất lớn tiếp theo, mà nhiều chuyên gia dự đoán là có thể xảy ra trong một tương lai không xa.
Sau khi các cuộc bầu chọn đã khép lại và phiếu bầu đã được kiểm, Pechanga Resort Casino nằm bên ngoài Temecula, California đã giành chiến thắng áp đảo trong số các sòng bài kiêm khu nghỉ dưỡng trong Cuộc Bình chọn của Độc giả Condé Nast Traveler năm 2024. Pechanga Resort Casino là khu nghỉ dưỡng kiêm sòng bài duy nhất tại Hoa Kỳ được xếp hạng trong cuộc bình chọn Khu Nghỉ dưỡng Xuất sắc Nhất năm 2024 của tạp chí uy tín này. Tại Hoa Kỳ, 169 khu nghỉ dưỡng ở 13 khu vực đã lọt vào danh sách được nhiều người mong chờ của Condé Nast Traveler. Pechanga được xếp hạng là một trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực Nam California.
Lần ra mắt sách này, nhà văn Trịnh Y Thư ra mắt 3 quyển sách: "Trịnh Y Thư - văn chương và nghệ thuật", "Đường về thủy phủ" và "Người đàn bà khác". Tôi đã đọc tiểu thuyết "Đường về thủy phủ", một tác phẩm hư cấu, tưởng tượng, một sáng tạo của tác giả. Quyển sách này gồm 3 phần: "Ký ức loài bò sát", "Dưới những gốc nho biển" và "Đường về thủy phủ". Câu chuyện tình trong "Đường về thủy phủ" giữa một "cô gái chân yếu tay mềm- một ảo ảnh trong tâm trí của gã nhà văn" và một "gã nhà văn làm nghề dạy học". Cô gái bị kết án 2 năm tù vì dính líu đến vụ nổ súng làm trọng thương tên cua-rơ xe đạp và đánh vỡ mặt cô tình nhân của hắn, còn gã nhà văn bị ung thư gan thời kỳ thứ tư do uống rượu nhiều và do di truyền từ cha của gã. Một cái kết buồn nhưng tôi thích cái điều gã hứa với cô gái trong trại tù.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.