Hôm nay,  

69 Db Bảo Trợ Nghị Quyết, Đòi Tự Do Tôn Giáo Cho Vn

07/04/200400:00:00(Xem: 5171)
Washington DC ngày 5 tháng 4, 2004 -- Bản tin sau đây của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV), cho biết nghị quyết đòi tự do tôn giáo VN và đòi thả LM Lý đã được 69 dân biểu Hoa Kỳ ký tên bảo trợ. Bản tin như sau.
“Nhờ vào việc quí đồng hương đã ồ ạt gởi thỉnh nguyện thư vào quốc hội vận động các dân cử yêu cầu bảo trợ nghị quyết đòi hỏi CS phải tôn trọng tự do tôn giáo và trả tự do tức khắc cho Lm Nguyễn Văn Lý; cuộc vận động của chúng ta tại lưỡng viện quốc hội đã đạt được thành quả vô cùng tốt đẹp: Đã có 69 Dân Biểu đồng ký tên bảo trợ nghị quyết. Đây là một con số rất cao so với những vận động dự luật hay nghị quyết trước đâỵ Con số này nói lên sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã biết chọn lựa những phương pháp tranh đấu hiệu lực thay vì phí sức trong những hình thức có tính cách phô trương nhưng kém hiệu quả.”
Tuy nhiên, bản tin kêu gọi đồng hương tăng cường hỗ trợ vì có thể trở ngại trên Thượng Viện. Bản văn viết như sau:
“...tuy nhiên trong quá trình hoạt động của chúng ta, gần đây chưa có một dự luật hay nghị quyết nào liên quan đến VN được thông qua tại thượng viện. Vì vậy xin quí đồng hương tiếp tục cố gắng gởi thỉnh nguyện thư cho hai thương nghị sĩ của tiểu bang mình, vì nếu nghị quyết đầu tiên này không thông qua, chắc chắn khó TNS nào chịu đồng ý giới thiệu các dự luật và nghị quyết của chúng ta tại thượng viện trong tương lai.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta cần gởi thỉnh nguyện thư đến Ngoại Trưởng Colin Powell yêu cầu Bộ Ngoại Giao đặt VN vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC).
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo (CRFV) đã khởi động việc này từ 4 năm naỵ Chúng tôi đã luôn thường xuyên cung cấp tin tức, tài liệu về tự do tôn giáo cho Ủy Hội Tự Do TÔn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIøRF) và Bộ Ngoại Giaọ Đến năm 2002, sau khi nhận lời đề nghị của chúng tôi lập phái đoàn đi Việt Nam tham sát, Ủy Hội đã đồng ý đề nghị Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt lần đầu tiên. Trong thời điểm đó, UBTDTG/VN và thính giả của đài Việt Nam Hải Ngoại (VNHN) đã vận động ráo riết Bộ Ngoại Giao, nhưng Bộ Ngoại Giao không chấp thuận. Do đó, chúng ta đã không thành công trong việc đặt VN vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt trong thời điểm nàỵ Vì theo nguyên tắc của đạo luật TDTG quốc tế, cả hai cơ quan trên phải cùng đề nghị thì Tổng Thống mới phê chuẩn.

Năm 2003, USCIRF lại một lần nữa đề nghị đưa VN vào danh sách những quốc gia đáng quan tâm đặc biệt. Và từ đó cho đến nay, Bộ Ngoại Giao vẫn im lặng: không đồng ý cũng không phản đối; mặc dù sau 3 chuyến đi VN của Đại Sứ Lưu Động John Hanford, Giám Đốc văn phòng TDTG, Bộ Ngoại Giao đã đưa ra nhưng bản tường trình cho biết CSVN đàn áp khốc liệt TDTG tại VN.
Theo tiền lệ Bộ Ngoại Giao luôn miễn cưỡng trong những quyết định loại này; nhất là đối với các nước có nhiều liên hệ kinh tế đối với Mỹ. Vì vậy nếu chúng ta không vận động ráo riết, không bao giờ Bộ Ngoại Giao tự ý đứng ra đề nghi.. Thêm vào đó, qua những cuộc họp của UBTDTG/VN với các nhân vật cao cấp của Bộ Ngoại Giao, chúng tôi nhận thấy cộng đồng đang có những lợi điểm sau:
• Tại Bộ Ngoại Giao, trong thời điểm này có vài vị có lòng, muốn nghiệng về phương diện tự do tôn giáo và nhân quyền hơn là phương diện chính tri.. Trong hệ thống hành chánh của Hoa Kỳ, không biết lần quyết định sau năm 2005 thành phần bỏ phiếu có còn như ngày hôm nay không"
• Chưa bao giờ Bộ Ngoại Giao tỏ dấu có thể nghiêng về quyết định đồng ý đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt mạnh mẽ như lần nàỵ
Trong lúc Bộ Ngoại Giao đang phân vân, chúng ta cần thuyết phục mạnh để đẩy họ về phía chúng tạ Xin quí vị đừng bỏ lỡ cơ hội này..
Khi Việt Nam bị đặt vào danh sách những quốc gia đáng quan tâm đặc biệt, chính phủ Hoa Kỳ có thể cảnh cáo, chế tài hoặc cắt giảm viện trơ.. Những định chế này tương tự như đạo luật nhân quyền cho Việt Nam. Chắc chắn Việt Nam sẽ phải đổi thay nếu chúng ta thành công trong việc vận động nàỵ Quí vị có thể lấy các thỉnh nguyện thư tại Website: www.crfvn.org vào phần Vietnamese hay www.crfvn.org/viet
Nếu không dùng computer, quí vị có thể viết cho chúng tôi địa chỉ của quí vị và gởi về:
CRFV
P.O.Box 342111
Bethesda, MD 20827
hoặc gọi điện thoại cho chúng tôi ở số: (301) 365-2489. Chúng tôi sẽ gởi thư mẫu đến quí vị ngaỵ
Sau khi ký, ghi tên và địa chỉ của quí vị, đặt thư thỉnh nguyện vào bì thư ghi tên và địa chỉ của các vị mà chúng ta muốn gởi địa chỉ là những hàng đầu tiên trong thư thỉnh nguyện; dán tem và gởi thư đi.
Ước mong quí vị nhín chút thì giờ thực hiện công tác cấp bách trên. Không cần súng đạn, chỉ qua những việc làm hữu hiệu hiện nay, CSVN chắc chắn sẽ bị thưong tổn rất nhiều.
Xin hồn thiêng sông núi nâng đở và phù trợ tất cả chúng ta.
Ngô Thị Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
Tại nhà hàng Diamond Seafood 2, 12181 Brookhurst ST, Garden Grove, Ban tổ chức gồm có: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Đền Thánh Trần, Tổng Hội Sinh Viên Nam California, Viện Bảo Tàng Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa. Đồng đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ để có phương tiện tổ chức lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận.
Tại hội trường Westminster Community Center vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn Tổ Chức Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Đòi Trả Tên Sài Gòn. Tham dự buổi vận động có quý vị nhân sĩ, quý vị đại diện cộng đồng, một số các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông và rất đông đồng hương.
Clever Care đại diện cho một cộng đồng đa dạng mà chúng tôi phục vụ. Hơn 86% nhân viên của chúng tôi nói được nhiều hơn một ngôn ngữ, đảm bảo hội viên nhận được sự chăm sóc từ những người hiểu được nhu cầu văn hóa và sức khỏe của họ. Đây là điều khiến cho hội viên tin tưởng chúng tôi bởi họ có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Một điểm khác biệt quan trọng của Clever Care là sự nhạy bén và linh hoạt của một công ty trẻ đang phát triển với tốc độ cao. Không giống với các công ty bảo hiểm lớn với quy trình ra quyết định phức tạp, chúng tôi có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của hội viên. Ngoài ra, các nhà đầu tư của chúng tôi, bao gồm Northwest Venture Partners, Google Ventures, và Novo Holdings hiện đang hỗ trợ mạnh mẽ để củng cố sự ổn định và tầm nhìn lâu dài của chúng tôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.