Hôm nay,  

Bộ Di Trú Phi Ra Luật Mới, “quên Lãng” Nhiều Dân Việt

21/08/200000:00:00(Xem: 4850)
MANILA (VietCatholic News) - Bộ trưởng bộ di trú Phi Luật Tân đã tái xác định rằng chính phủ sẽ không buộc hồi hương những người Việt Nam đã vượt biên tới Phi, cũng như những ai còn hoang mang về luật không cho phép họ ở lại.

Uỷ viên hội đồng, ông Rufus Rodrigues của văn phòng di trú và trục xuất (BID) đã xét đến tình trạng của hơn 400 người Việt Nam tại Phi trong tình trạng “bị quên lãng”.

Trong số 517 đơn xin thường trú đã được kiểm thảo bởi BID thì 439 lá đơn là bất hợp lệ. Văn phòng di trú và trục xuất (BID) nói rằng chỉ có 43 lá đơn được chấp thuận cho nhập quốc tịch Phi hay thường trú vì kết hôn với người Phi.

32 trường hợp khác có thể được chấp thuận theo chỉ tiêu của Bộ di trú và ba trường hợp vì lý do nghề nghiệp hay giấy nhập cảnh vì công vụ là một tu sinh, một người làm trong đài Veritas, và một tu sĩ.

Ông Rodriquez nói vào ngày 8 tháng 8 rằng, những người tị nạn có thể được cấp thường trú nếu người phối ngẫu là Phi Luật Tân cho dù theo luật hay không theo luật. Ông cũng cho biết thêm văn phòng của ông hiện vẫn còn đang cứu xét 124 người Việt Nam đã xin giấy nhập cảnh qua Bộ Ngoại Giao (DFA).

Luật sư Grace Lara cố vấn cho BID nói rằng theo DFA (Bộ Ngoại Giao), người Việt Nam được thường trú tại Phi theo phần đóng góp căn bản. Luật sư Lara cũng ghi nhận thêm, mặc dầu phần đóng góp đó cho việc hợp thức hóa của người di dân là “một đặc ân của quốc gia” chứ không phải là một quyền lợi. Tức là khi “không thích”, những ai từ chối “sẽ không có cách nào khác hơn là rời khỏi nước”.

Một người Việt, đơn bị từ chối cho biết, trong khi phỏng vấn họ (BID) “chỉ hỏi tuổi tác, ngày tới Phi Luật Tân, tình trạng hôn nhân theo luật dân sự, nguồn sinh lợi và ai đã kết hôn với người Phi, và nếu anh không có kết hôn với Phi, anh đương nhiên không hợp lệ”.

Ông Rodriguez nói văn phòng di trú chỉ quyết định theo luật hiện hành và theo luật này di dân sẽ được cấp thường trú khi kết hôn với người Phi Luật Tân.

Những người còn quốc tịch Việt Nam và những người làm việc cho Giáo Hội Phi ghi nhận rằng những lời tuyên bố trái ngược và thiếu chỉ dẫn trong luật pháp về người Việt Nam, đã khiến cho người Việt hoang mang và sợ sệt. Và nỗi lo âu của họ rằng người Việt sẽ bị trục xuất hay một cách khác bị cưỡng bách để hồi hương. Những người chưa được nhập tịch tất nhiên sẽ được liệt vào hạng cư trú bất hợp pháp và sẽ bị ảnh hưởng theo luật di trú.

Quyết định của BID đối với các đơn của người Việt tị nạn đã được chính thức thông báo vào ngày 9 tháng 6. Trong đó còn trích dẫn lời của ông Rodriguez “BID sẽ phối hợp với DFA (bộ Ngoại Giao), phòng An sinh xã hội (DSWD) và Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để sắp xếp cho người tị nạn hồi hương về Việt Nam”.

Tuy nhiên khi phỏng vấn với ông Rodriguez, ông xác nhận rằng “Không có chuyện cưỡng bách hồi hương” cho những người Việt Nam bị bác đơn, và ông còn nói thêm “nếu họ muốn, họ có thể ở lại Phi Luật Tân cho tới khi có luật cho phép họ được cấp thường trú”.

Ủy viên hội đồng ông Roilo Golez và Thượng Nghị sĩ Aquilino Pimentel đã đệ đơn cho dự luật cấp thường trú cho số người Việt còn lại, nhưng chưa có chương trình quyết định để bàn thảo dự luật này. Theo bản tường trình của ông Rodriguez cho biết không một người Việt Nam bị bác đơn đã có ý định trở về Việt Nam

Tổng Thống Phi Luật Tân Joseph Estrada đã hủy bỏ Điều khoản thỏa thuận 1996 dành cho người Việt Nam để được cứu xét được ở lại Phi Luật Tân, khi chương trình Cao Ủy dành cho người tị nạn hết hạn vào tháng 6 năm 1996.

Thay vào đó Tổng Thống Estrada đã lập một ủy ban cứu xét cho người Việt còn lại vào năm 1998 gồm có các đại diện của BID, DSWD, phủ Tổng Thống, bộ Tư Pháp và Bộ Thương Nghiệp.

Trái ngược với Hồng Kông, thuyền nhân muốn đi qua đệ tam quốc gia hơn là ở Hồng Kông, thuyền nhân Việt Nam ở Phi muốn ở lại nhưng theo luật thì không cho phép. Dầu thế nào thì thuyền nhân Việt Nam còn lại tại Phi vẫn được “hiểu ngầm” là được phép ở lại. Chính sách khoan hồng của Phi vẫn còn dựa trên nhiều yếu tố trong đó phải kể đến: Nước Phi là nước khoảng 99% là người Công Giáo, thứ đến là Tu Sĩ Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho nước Phi Luật Tân trong đó phải kể đến Đài phát thanh Veritas Á Châu mà Giám Đốc là Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.