Hôm nay,  

Phan Ni Tấn Ra Mắt Thơ Nhạc Tuyển Tập Tình Khúc

20/09/200500:00:00(Xem: 6342)
Nhà thơ Phan Ni Tấn sẽ tổ chức buổi ra mắt : Tuyển Tập Tình Khúc Phan Ni Tấn và CD Sinh Nhật Của Cây Đàn do Nhật Báo Người Việt và thân hữu bảo trợ tại phòng Hội Nhật Báo Người Việt: 14771-14772 Moran Street, Wesminster, Ca 92683. Lúc 10 Giờ Sáng Chủ Nhật ngày 9 Tháng 10, năm 2005.
Buổi ra mắt sẽ vào cửa tự do, và mời mọi giới đồng bào.
Được biết, nhà thơ cũng là nhạc sĩ taì ba, từng đóng góp nhiều hoạt động nghệ thuật hải ngoại. Dưới đây là vaì dòng tiểu sử.
Phan Ni Tấn (N.D)
Sinh năm 1948, Banmêthuột
Nguyên Sinh Viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn, 1969
Nguyên Sĩ Quan QLVNCH, 1971
Tù cải tạo tại Trại Cải Huấn BMT
Vượt biển cuối tháng 11/1979 tới Thái Lan
Hiện định cư cùng gia đình tại Toronto, Canada
Đã cộng tác với báo chí tại hải ngoại: Văn, Văn Học, Nhân Văn, Làng Văn, Phố Văn, Hợp Lưu, Hồn Việt, Văn Nghệ, Văn Phong, Sóng Văn, Diễn Đàn Tự Do, Phụ Nữ Diễn Đàn, Saigon Times...
Tác Phẩm:
- Dậy Lửa Trường Sơn (Nhạc, Lửa Việ,t 1983)
- Em Hát, Em Vui (Nhạc Thiếu Nhi, Làng Văn, 1987)
- Hồi Ký Thơ (Thơ, Làng Văn, 1988)
- Câu Thơ Về Người (Thơ, Nhân Văn, 1996)
Góp mặt trong:
- Tuyển Tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 75 (Văn Nghệ, 1989)
- Tuyển tập Hai Mươi Người Viết Tại Canada (Năng Mới, 1995)
- Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (Đại Nam, 1995)
- Tuyển Tập Tình Khúc Phan Ni Tấn (Nhạc, LH, 2003)
Sau đây là các nhận xét của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về Phan Ni Tấn:
“Phan Ni Tấn, thơ và nhạc
Phan Ni Tấn, từ khi tôi quen biết hơn 20 năm qua, lúc nào cũng đi giữa hai dòng văn nghệ là Thơ và Nhạc. Năm 1988, anh xuất bản thi phẩm đầu tay "Hồi Ký Thơ", chấm dứt bằng câu:
"Thơ tôi nguyên quán Việt Nam"

Đó là lời nói chân thật nhất của tâm hồn giản di, Phan Ni Tấn. Bởi vì khi nhìn sang lãnh vực âm nhạc, dù là tình ca, người ta vẫn thấy cái "nguyên quán Việt Nam" rất rõ nét ở Phan Ni Tấn. Chẳng lạ gì trung tâm Thúy Nga đã giới thiệu tới hai bài của anh trong chương trình ca nhạc mang chủ đề đầy ý nghĩa: Paris By Night 49, Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương. Từ cuốn băng này, tên tuổi Phan Ni Tấn càng nhanh chóng đi xa và lan rộng. Bài "Ôi Quê Nhà", nét nhạc mới mẻ và phong phú. Bài "Con Sáo Bạc Liêu" đặc sắc hơn, kết hợp tài tình tân nhạc và cổ nhạc Miền Nam, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán thính giả dù chỉ nghe qua một lần.
Rồi từ đó, Phan Ni Tấn có thêm những ca khúc đầy chất quê hương khác như Con Đò Khác Đưa, Khiêng Nước, Phải Lòng Con Gái Bến Tre, Hãy Em Là Thị Lộ, đặc biệt là những ca khúc viết về dân tộc thiểu số như Đứa Con Của Mẹ Núi, Pleiku Em Ở Núi Rừng, Vùng Mưa Kontum v.v... Bài nào cũng vẽ ra những hình tượng đậm đà ngay từ tựa đề của ca khúc, để người nghe gặp lại được một mảnh trời Việt Nam chất chứa nhiều kỷ niệm.
Tính đến giờ này thì Phan Ni Tấn viết tình ca chưa nhiều, xét về số lượng bởi anh rất cẩn trọng chọn lựa đề tàị Anh muốn người thưởng ngoạn thấy rằng: Hễ nói đến nhạc Phan Ni Tấn, thì không thể không nhắc đến sự chau chuốt của lời ca. Hoặc anh phổ thơ bằng hữu - đặc biệt là Luân Hốn - hoặc do chính anh viết lời, thì chất thơ lúc nào cũng nổi bật. Cho nên có thể nói: Ơ Phan Ni Tấn, thơ và nhạc đã trộn lẫn với nhau một cách hài hòa, như hai nhánh sông hội tụ thành một nguồn nước chan hòa tưới mát quê hương.
(Nguyễn Ngọc Ngạn 09.11.03)”
Xin chúc lành cho nhà thơ/nhạc sĩ, và buổi ra mắt hy vọng sẽ được đ6àng hương Quận Cam ủng hộ nồng nhiệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.