Hôm nay,  

89 Tị Nạn Vn Từ Phi Lại Bơ Vơ: Nơi Đến Đã Bị Bão Rita Xóa Sổ

28/09/200500:00:00(Xem: 5458)
- Tới Phi Trường L.A., Thuyền Nhân Mang Biểu Ngữ Tri Ơn Dân VN Hải Ngoại
LOS ANGELES - 229 thuyền nhân VN không được cấp quy chế thường trú tại Philippines sau 16 năm sinh sống đã đến Hoa Kỳ trên 1 chuyến bay thuê bao.
Khoảng 200 đồng hương đón họ tại phi trường quốc tế Los Angeles, gồm 1 số cũng là thuyền nhân từ Philippines sang đây trước.
Hoang Tran 39 tuổi, dự định lập nghiệp ở Missouri, nói: "Khó cho tôi phát biểu cảm tưởng sau khi đã chờ đợi giờ phút này từ 16 năm".
Đây là đợt đầu trong số 1600 người tị nạn được cho tái định cư tại Hoa Kỳ - họ trương biểu ngữ nền đỏ chữ trắng với dòng chữ "Cảm Ơn nước Mỹ - Xin Hãy Giúp Đỡ Anh Chị Em Của Chúng Tôi Còn Ở Philippines", ám chỉ khoảng 300 người bị từ chối.
Lan Nguyễn cùng chồng tới đây 4 năm trước sau 15 năm tạm trú tại Philippines tâm sự: "Chúng tôi có những gắn bó đặc biệt, có thể hàn huyên 3, 4 ngày liền và không bao giờ hết kỷ niệm với nhau".
Tại văn phòng làm việc ở Manila, luật sư trẻ Trịnh Hội, nói : “Những người này sống vô tổ quốc nửa đời người, không lùi cũng không tiến được vì không ai giao thiệp.”
Nghị sĩ Sam Brownback của tiểu bang Kansas, thành viên Uûy Ban quan hệ quốc ngoại của Thượng Viện tổ chức điều trần về thuyền nhân VN hồi Tháng 2-2004, tuyên bố: "Việc đúng cần làm là cấp quy chế thường trú cho họ xây dựng cuộc đời".
Ông Patrick Corcoran, đại diện của tổ chức di trú quốc tế (IOM) cho biết các viên chức Hoa Kỳ đang tiếp tục phỏng vấn, tổng số người được chấp thuận ước lượng 1600. Luật sư Hội cho biết 300 người có vợ Philippines bị từ chối, số phận chưa biết ra sao vì luật pháp sở tại không cấp quy chế thường trú cho những người nhập cảnh trái phép.
Tại thủ đô Washington, phó phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân số J. Kelly Ryan cho biết bà đang nói chuyện với chính phủ Philippines để tìm giải pháp cho thành phần này.

- Đầy Nước Mắt, Cảm Động
Phần trên được dịch từ các bản tin quốc tế. Và sau đây là tường trình đặc biệt từ ông Khanh Nguyễn, một nhà hoạt động cộng đồng ở Quận Cam, Nam Calif.
"Tụi tui đã ra khỏi cơn ác mộng kéo dài 16 năm", "Rất cám ơn, rất nhớ ơn các luật sư Trịnh Hội, Nguyễn Quốc Lân, các đoàn thể cộng đồng đã ra sức vận động", "Xin nhờ các ông nói với mọi người đừng quên rằng còn hàng trăm đồng bào khác kẹt lại Phi", "Xin chính phủ Mỹ thông cảm cho hoàn cảnh bấp bênh của những người lập gia đình trên đất Phi",...
Đó là những lời nói đầu tiên của 229 người Việt tỵ nạn từ Phi đến phi trường Los Angeles tối Thứ Hai 26-9, theo lời thuật lại của ông Khanh Nguyễn, một trong những người của phái đoàn đến đón chuyến bay.
Phái đoàn đón tiếp có DB Trần Thái Văn, LS Nguyễn Quốc Lân, Mục Sư Trần Thanh Vân, LS Nguyễn Quang Trung cùng một số thân nhân người tỵ nạn, phóng viên. Họ đi trên chuyến xe Xe Đò Hoàng, đến Los lúc 5 giờ chiều, và rời nơi đây lúc 1 giờ khuya! Có lối 100 đồng bào khác đến chúc mừng, và người ta thấy có mặt ông Nam Lộc, GĐ Di Trú hội USCC, nhiều đại diện hội thiện nguyện khác, truyền hình báo chí Mỹ và VN trong vùng.


Hầu như mọi người cặp mắt đều ngấn lệ, kể cả những đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, phong sương. Một số căng biểu ngữ với hàng chữ Mỹ bày tỏ lòng biết ơn với Hoa Kỳ. Biểu ngữ được làm sẵn từ Phi, nền là một tấm drap giường, và chữ cắt từ giấy màu đỏ dán vào. Nhiều người khác vỗ tay hay với tay mừng rỡ, số khác reo hò bên ngoài khu lập thủ tục của sở Di Trú.
Bác Tâm, người đứng khóc cạnh Luật sư Nguyễn Quốc Lân trong một bức hình, đã sụt sùi kể những gian nan trong thời gian trên đảo Phi. Khi được hỏi việc đầu tiên đến Mỹ bác làm gì, bác kể cái ước mơ nho nhỏ lúc còn ở Phi: "Sẽ đi phố Bolsa, vô Phước Lộc Thọ, bởi nghe nói nơi đó có đông đồng hương mình!"
Vẫn theo lời thuật, có 17 người may mắn bước ra khỏi khu vực di trú INS đầu tiên ấy là lúc 8:15 tối. Nhân viên cơ quan quốc tế định cư IOM quá ít (chỉ 2 người VN trong số 4), nên việc tiếp đón có phần bê trễ. Người tỵ nạn ngồi nhiều tiếng đồng hồ chờ làm thủ tục và chờ chuyến bay chuyển tiếp đi tiểu bang, đã tỏ ra đói lả. DB Trần Thái Văn đã nhờ phái đoàn đi đón, chạy đến các quán Pizza quanh đấy để mua về giúp họ dùng tạm bữa. Phái đoàn cũng tiếp tay với nhân viên IOM dẫn đồng bào tỵ nạn đến các cửa có chuyến bay chuyển tiếp để đi, một vài giờ liền sau đó, như Boston, Arizona, Virginia, Seatle, ..v..v

- 89 Người Chưa Biết Về Đâu, Vì Nơi Đến Đã Bị Bão Katrina Xóa Sổ
Nhưng ngược lại, lại có tới 89 người không may mắn. Nơi đến của họ là những thành phố vùng bị bão lụt Katriba và Rita, nên "hiện đang bơ vơ chưa biết ngày lên đường đến với thân nhân bảo trợ". Ông Thoại Lê, giám đốc IOM Los Angeles nói có 50 người được thân nhân bảo trợ đón tại về Nam Cali, nhưng 89 người phải tạm trú tại khách sạn Claron đường Century Bl. vì IOM chưa thể liên lạc được với người bảo trợ của họ ở các tiểu bang bị bão lụt. Các cơ quan thiện nguyện bảo trợ sẽ có nhiệm vụ lo phần kế tiếp để họ sớm được định cư.
Cũng có lẽ vì ít nhân viên, IOM không báo kịp cho Mục sư Tin lành Trần Thanh Vân đã đưa 3 gia đình về phi trường John Wayne, trong khi Mục sư Vân đến đón hụt họ tại phi trường Los! May sao hội thánh liên lạc được, Mục sư Vân mới yên tâm.
Có gần 50 trẻ em, từ bé thơ còn ngậm bình sữa đến các em trai gái lối 16 tuổi. Chúng là thế hệ sinh trưởng tại trại tỵ nạn của thời gian hy vọng mòn mỏi đã qua. "Các em nói sành sỏi tiếng Việt và cả tiếng Phi", theo nhận xét của ông Khanh Nguyễn, người thuật chuyện.
Nỗi vui mừng vô hạn hiện trên hầu hết các khuôn mặt đồng bào tỵ nạn, nhưng nhiều người thấy trong một số ít người vẫn còn có nét mặt thất thần. Có lẽ do thời gian dài vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt và những lần trước đây lo sợ thân phận sẽ bị hoàn trả về nguyên quán, đời sống thiếu thốn nhiều thứ,...
Nhưng, nay thì họ hoàn toàn yên tâm với cuộc sống mới rồi, như bao nhiêu người khác đã đến kể từ các đợt tỵ nạn cuối thập niên 1980.
DB Trần Thái Văn trả lời một phóng viên truyền thanh tại chỗ: "Đây là một sự kiện có tính lịch sử. Lịch sử của người tỵ nạn, bởi đây là chuyến nhập cư cuối cùng mà HK dành cho người VN tỵ nạn CS, sau khi các trại tỵ nạn khác đã đóng cửa, hồi hương một số người."
Vẫn theo ông Khanh Nguyễn, đợt thứ nhì người tỵ nạn tại Phi đến Mỹ, sẽ diễn ra vào lối một tháng nữa, với khoảng 300 người.
(Tất cả hình ảnh trong tin này chụp bởi ông Khanh Nguyễn.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.