Hôm nay,  

Chương Trình Việt Học 2000 Về Văn Hóa Vn

21/02/200000:00:00(Xem: 5981)
NEW ORLEANS (VB) - Một Chương Trình Việt Học đang được nhiều trí thức hỗ trợ và mời gọi tham gia viết bài, theo bản thông báo như sau.

CHƯƠNG TRÌNH VIỆT HỌC
Chủ biên: VƯƠNG KỲ-SƠN
Cộng tác: Các Học giả, Giáo sư, Nhân sĩ, Văn hữụ.. của Người Quốc Gia
Tác phẩm: VIỆT NAM: BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TÍNH VĂN HÓA
P.Ọ Box 29683, New Orleans, LA 70189 USA
Tel: (504) 254-2304; Fax: (504) 254-2305
E-mails: vkyson@bigfoot.com or rfvlaỴaol.com (Radio Free Vietnam Louisiana)

***
Ngày 19 tháng 02 năm 2000

Kính gửi: Quí vị Học giả, Giáo sư, Nhân sĩ, Văn hữụ.. của người Việt Quốc Gia
Kính thưa quí vị,

Năm 1992, chúng tôi khởi xướng Chương Trình Việt Học và đã mời các vị Thức Giả cộng tác bằng các biên khảo nghiên cứu về Dân Tộc Việt Nam. Chúng tôi đã được các vị Thức Giả hưởng ứng nhiệt liệt và một tác phẩm biên khảo đã được hoàn thành và xuất bản: VIỆT NAM: ĐỆ NGŨ THIÊN KỶ, gồm 12 biên khảo của: Giáo sư Triết gia Kim Định (Missouri), Giáo sư Phạm Việt Tuyền (Strasbourg), Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh (California), Giáo sư Trần Văn Đoàn (Đài Bắc), Nhiếp Ảnh gia Trần Cao Lĩnh (California), Giáo sư Trần Minh Xuân & Nguyễn Thùy (California), Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Virginia), Linh mục Trần Cao Tường (Louisiana), Nhạc sĩ Phạm Duy (California), Bác sĩ Trần Đại Sỹ (Paris), Giáo sư Phạm Cao Dương (California), và Vương Kỳ Sơn (Louisiana, Chủ biên).
Hôm nay, chúng tôi bắt đầu thực hiện một chương trình về Văn Hóa.

Kính thưa quí vị,
Trong suốt thời gian hằng 100 năm qua, chúng ta đã không khỏi ưu tư về những yếu tố ngoại lai phi nhân đang tràn vào quê hương tàn phá những giá trị truyền thống của đất nước chúng ta. Trong suốt 25 năm ở hải ngoại, chúng ta cũng đã biểu lộ sự lo lắng rằng văn hóa xứ người sẽ dần dần lấn át bản sắc dân tộc trong tâm trí các thế hệ trẻ. Do đó, chúng ta đã bàn khá nhiều: Văn Hóa là gì" Cốt tủy của Văn Hóa Việt Nam là gì, Đâu là nền tảng của Văn Hóa Việt Nam v.v... Tuy nhiên, những vấn nạn “Chúng ta là ai”, “Đặc tính của chúng ta là gì” “Dân Tộc Việt sẽ đi về đâu”, và nhất là đối với tình trạng “phá sản văn hóa” đang xẩy ra một cách kinh hoàng tại quốc nội... vẫn tiếp tục là những thách đố lớn lao, vẫn đang nung đốt đối với giới trí thức người Việt.

Hôm nay, chúng tôi mạnh dạn đề nghị Chương trình Việt Học năm 2000 là: thực hiện một tác phẩm biên khảo gồm những khai quật, tổng hợp, đúc kết, và hệ thống hóa những giá trị đích thực và trường tồn... để cống hiến cho thế giới và làm tài liệu khả tín tìm về Hồn Dân Tộc, tìm ra “căn tính Việt” của mình...

Chúng tôi trân trọng kính mời quí vị Thức Giả (Học giả, Giáo sư, Nhân sĩ, Văn hữu) cộng tác vào công việc chung này. Xin liên lạc với chúng tôi để biết thêm chi tiết. Nếu quí vị biết có các vị Thức Giả có thể cộng tác vào Chương Trình Việt Học năm 2000, xin vui lòng giới thiệu bằng cách cho chúng tôi danh tánh, địa chỉ, số điện thoại... và vài hàng về vị đó để chúng tôi liên lạc và gửi thư mời trực tiếp.

Các điểm đại quan về Chương Trình Việt Học năm 2000 như sau:
1. Danh hiệu tác phẩm biên khảo: VIỆT NAM: BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TÍNH VĂN HÓA
2. Tham gia bài vở: Các vị Thức Giả của Người Việt Quốc Gia (Học giả, Giáo sư, Nhân sĩ, Văn hữu...)
3. Đặc tính của biên khảo: Khai quật cái hồn đích thực của Văn Hóa Việt qua những suy tư, khám phá, những đúc kết, những tổng hợp, những viễn ảnh về tương lai...
4. Phác họa nội dung và các đề tài gợi ý:


- Nguồn gốc Văn Hóa Việt Nam
- Nền tảng của Văn Hóa Việt Nam
- Những giá trị trường tồn và muôn thủa
- Huyền sử Việt và Văn Hóa Việt Nam
- Cống hiến cho thế giới (những giá trị mà thế giới đang tìm kiếm)
- Những thách đố đã vượt qua được
- Vai trò Văn Hóa trong tiến trình kiến quốc và bảo quốc
- Tương quan giữa văn hóa và chính trị
- Văn Hóa Việt có đáp ứng được khát vọng thâm sâu của con người thời đại
- Văn Hóa Việt và các bộ môn nghệ thuật
- Khả năng thâu hóa của Văn Hóa Việt
- Nền Quốc Học Việt Nam
- Phần đóng góp của Tam Giáo
- Văn tự Việt Nam
- Hoặc những đề tài thích hợp mà Thức Giả đề nghị...
5. Linh tinh:
- Hạn chót gửi bài: 30/4/2000
- Bài dài: Bài biên khảo dài từ 10 đến 20 trang (khổ sách thông dụng)
- Biên khảo viết bằng Việt ngữ có đánh dấu và các hình ảnh minh họa (nếu có)
- Một tấm hình nhỏ và vài hàng “hành trạng” (biography) của tác giả biên khảo
- Biếu sách: Khi xuất bản, sách sẽ được gửi biếu đến quí vị Thức Giả cộng tác
6. Gửi biên khảo qua e-mails, bằng floppy disk, bằng DATA CD hay bài viết về hộp thư trên đây.
7. Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc với chúng tôi qua hộp thư hoặc điện thoại nêu trên.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi sự lưu tâm của quí vị để bảo tồn và phát huy văn hóa Việt, một công tác mà tất cả mọi người đều ước mong. Thành thật cảm ơn sự hưởng ứng và cộng tác của quí vị.

Trân trọng kính chào quí vị.
VƯƠNG KỲ-SƠN, Chủ biên và Giám đốc Xuất bản

*
P.S.
1. Chúng tôi còn một số ít các tác phẩm đã xuất bản hay tái bản. Xin liên lạc để biết thêm chi tiết:
- Việt Nam: Đệ Ngũ Thiên Kỷ (Một nhóm Thức Giả, sách dầy 274 trang, giá 20 Mỹ kim)
- Cửa Khổng (của Giáo sư Triết gia Kim Định, do Vương Kỳ Sơn hiệu chính và tái bản, sách dầy 305 trang, giá 20 Mỹ kim)
- Sứ Điệp Trống Đồng (Giáo sư Triết gia Kim Định, sách dầy 415 trang, giá 18 Mỹ kim)
2. Vài hàng về “hành trạng” (biography) của Vương Kỳ-Sơn:
- Sinh ngày 24/6/45 tại Tùng Chính (cạnh: núi An Tiêm, cửa Thần Phù và động Từ Thức), Nga Sơn, Thanh Hóa.
- Di cư vào Nam tìm Tự Do năm 1954.
- Tỵ nạn sang Hoa Kỳ năm 1975. Hiện cư ngụ và làm việc tại New Orleans, Louisiana.
- Chuyên biên khảo Triết học, Văn hóa, Giáo dục, Cổ sử, Truyền thống v.v...;
- Từ 1976 đến nay: Hoạt động Văn hóa, Giáo dục, Chính trị, Xã hội; Cộng tác với rất nhiều báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại: Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Nhật, Úc... với các bản tin và biên khảo;
- Đặc Phái viên của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) từ 1993-1996;
- Member of Board of Zoning Adjustments, City of New Orleans (1996-1999);
- Giám đốc Thư viện Việt Học Lĩnh Nam (gồm gần 4000 sách và hàng chục ngàn tài liệu về Triết học, Văn hóa, Giáo dục, Huyền sử, Cổ sử, Truyền thống, Khảo cổ, Ngữ học v.v...);
- Chủ biên các Chương trình Việt Học với sự cộng tác của nhiều Học giả, Giáo sư, Nhân sĩ, Văn hữụ.. Đã xuất bản hai tác phẩm biên khảo: 1/ Việt Nam: Đệ Ngũ Thiên Kỷ (với sự cộng tác của 12 Thức giả...), 2/ Cửa Khổng (hiệu chính và tái bản tác phẩm của Giáo sư Triết gia Kim Định);
- Giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại phát thanh 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần tại New Orleans (từ 12/97 đến nay);
- Giám đốc chương trình Những Cánh Chim Thiên Ngoại của đài Việt Nam Tự Do phát thanh về Việt Nam từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn (từ 30/4/99 đến nay);
- Tổng Giám đốc Đài Việt Nam Tự Do (Radio Free Vietnam), phát thanh về Việt Nam từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn (từ 12/99 đến nay).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.