Hôm nay,  

Mục Sư Bảo Từ Quận Cam Về Làm Từ Thiện

10/03/200100:00:00(Xem: 5005)
LITTLE SAIGON, Calif. (VB) - Dưới đây là toàn văn bản tin của Thánh Đường Sài Gòn về đợt 4 hoạt động từ thiện tại VN của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo.

March 8, 2001
Kính thưa quí đồng hương,
Thưa quí vị, như quí vị biết Thánh Đường Sàigòn chúng tôi đã hoàn tất công cuộc cứu trợ và lợp nhà Đợt 4 do sự đóng góp cuả quí đồng hương. Tất cả những tặng phẩm tole do bà con đóng góp đã được đem đến tận tay đồng bào nẩn nhân bão lụt và nghèo khổ tẩi Đồng Bằng Sông Cửu Long mà không qua trung gian của chính quyền Trong Đợt 4 vừa qua chúng tôi đã lợp được 547 căn nhà, sở dĩ có thêm 47 căn vì có những căn nhà nhỏ chỉ cần 18 tấm là đủ, số tole dư đó chúng tôi dùng cấp cho những trường hợp khẩn cấp. Sau đây là chi tiết về cuộc hành trình.

Chúng tôi rồi Los Angeles vào tối ngày Chúa Nhật 11 thặng 02, đến Việt-Nam ngày thứ 3 ngày 13 tháng 2, sáng 14 chúng tôi lên đường về Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Thặp, đến nơi khoảng 2 giờ chiều, sắp xếp kiếm nhà trọ xong, chúng tôi xuống tàu vào Xã Tân Công Chí thuộc huyện Tân Hồng để quan sát lần chót trước khi phát tole vào ngày hôm sau. Dọc theo bờ đê dài 6 cây số, dân chúng chen chúc rách nát trông thật đau lòng, vừa mới đi thăm hai ba căn nhà thì gặp một gia đình Anh Phẩm Văn Ni, tổ 6, ấp Thống Nhất, Xã Tân Công Chí, Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Thặp, gia đình anh có 5 đứa con, nhưng 4 đứa sanh ra bị tàn tật, một đứa không có hai bàn chân bình thường, một đứa bị liệt một tay, một đứa bị mây kéo mù cả hai mắt, và một đứa bị bướu mặu nơi cằm sưng bầm tím đau nhức, hỏi sao anh chị không đem các cháu đi chửa trị, anh chỉ trả lời cụt ngủn, tiền đâu đi, nên tôi quyết định đưa hai cháu mù và bứơu đi mổ trước, họ nói không thể được, dù các cháu có được nằm bệnh viện thì chúng tôi không có khả năng để thăm nuôi hai cháu, tôi lấy 700,000 đồng trao chị và nói, chị cứ an tâm đi theo hai chặu, thuốc men tôi lo, thiếu bao nhiêu tôi sẽ đưa thêm, tôi dự trù đưa ra tỉnh bằng đường tàu, nhưng cách đó mấy căn nhà lại gặp một chị Nguyễn Thị Phượng 27 tuổi bị tai biến liệt cả hai tay hai chân và mù luôn hai mắt, tôi dự trù đưa đi luôn, nhưng gia đình từ chối vì chồng chị ấy đi làm mướn ở xa chưa về kịp, thấy tôi dự định đưa số người đi cấp cứu, một bà chạy đến thưa Mục-Sư có một cô bé 21 tuổi, bị bệnh phù thủng đến nổi da đã nức chảy nước vàng, đang nằm chờ chết, thấy vậy tôi nhờ người liên lạc Bệnh Xá Huyện Tân Hồng xin xe Cứu Thương đưa đi, họ bằng lòng ngay, nhưng mình phải chịu xăng dầu khoản 300,000 đồng (20 dollars) tôi bằng lòng và bảo chở đi ngay, ra đến Bệnh Viện tình tại Cao Lãnh, tôi yêu cầu nhập viện, họ bảo phải trả tiền nhập viện và xét nghiệm, tôi bằng lòng, ngày hôm sau họ lại gọi cho tôi và nói trường hợp 2 đứa bé phải đưa đi Sàigòn để mổ, vì tỉnh không đủ phương tiện, nhưng mình phải chịu chi phí di chuyển, cuối cùng hai bé đưa lên Sàigòn, tại Saigon họ đòi mình phải trả tiền thủy tinh thể độ $100.00, tôi bằng lòng ngay, bé bị mù đã được giải phẩu trước một mắt, rất thành công, chặu đã thấy đường và có thể đi lại được, và con mắt thứ hai cũng đã giải phẩu xong; còn cháu bị bướu cằm phải cần giải phẩu 3 lần và cần tiếp máu, mọi chi phí thuốc men và máu mình phải chịu. Tôi bằng lòng và đã giải phẩu xong, nay đã xuất viện trở về quê.
Thưa quí vị. Khi ra Miền Trung khảo sát lợp nhà, một chị độ 25 tuổi, ẳm một đứa con 6 thặng rưởi, da, mắt vàng như một củ nghệ vậy, đến xin tôi giúp đỡ tiền, tôi hỏi cháu bị bệnh gì" Sao không đem đi chửa trị, chị ấy trả lời tiền không đủ ăn lấy gì đi nằm bệnh viện, tôi bảo chị về nhà lấy áo quần lên xe tôi chở đi Đà-Nẵng ngay, chổ nầy cách Đà nẵng 66 km; thưa quí vị tôi không thể tưởng tượng nổi cảnh nghèo của họ, đứa bé mặc cái quần và cái áo rách tả tơi leo lên xe, còn người mẹ tay không chẳng mang gì theo cả, tôi hỏi sao chị không mang áo quần cho chị và cho cháu, vì ra Đà-Nẳng phải ở lâu ngày, chị trả lời mẹ con chỉ có bộ đồ đó thôi, nước mắt tôi ràn rụa chảy, dân mình khổ như rứa ư! Khi ra đến Đà Nẳng đưa thẳng vào phòng cấp cứu, họ cho nhập viện ngay, nhưng phải đóng tiền nhập viện và xét nghiệm độ 50 dollars, tôi bằng lòng ngay, tôi cảm ơn anh em cùng đi trong đoàn, thấy hoàn cảnh đó ai ai cũng chảy nước mắt, thi nhau ra ngoài, người mua sửa cho cháu bé, áo quần khăn, người mua sữa cho bà mẹ để có sức nuôi con, người chẩy mua sô, tô chén, ly, bình sữa .v.v..

Thưa quí vị bên cảnh lợp nhà lại nảy sinh thêm một công việc còn quan trọng hơn nữa là cứu sinh mạng của những người cùng khốn (les miserable) họ là những kẻ bị xã hội quên lãng, họ là nạn nhân của bão táp và nhiều lũ khác nữa! người xưa nói: Dù tu mấy kiếp cũng không bằng cứu một mạng người. Tôi cũng có dịp ghé vào Bệnh Viện Huyện Đại-Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam, ôi còn thê thảm không bút mực nào tả xiết, những người nghèo khổ, già cả, tàn phế trong cặc vùng quê đến nằm điều trị, không một thân nhân nuôi dưỡng, bữa đói, bữa lót dạ, chứ không có bữa nào no cả! Tại Nha Trang tôi lại gặp một trường hợp khác thường, một đứa bé sanh ra không nhai được, khi ăn chỉ bỏ vô miệng và nuốt trộng như rắn vậy, quí vị Bác-Si Nha Khoa chuyên về răng hàm có lời khuyên nào xin cho tôi biết, có kỹ thuật nào ở Hoa-Kỳ có thể giải phẩu cho cháu không" Nếu có phương tiện tài chặnh mỗi chuyến đi tôi sẽ tìm những trường hợp hiểm nghèo, cô thế đưa ra tỉnh thành hay về Sàigòn dể chữa trị, lẽ dĩ nhiên những trường hợp thật bi đát như những trường hợp tôi kể trên.

Tôi đã trở lại xóm Hến, ấp Phước bình, xã Phú Quới, Tỉnh Vĩnh Long để thăm và khảo sát thêm những căn nhà chưa lợp, tôi gặp anh chị Trần Minh Tâm, hai vợ chồng lấy nhau hơn 20 năm, chưa có mùa mưa nào được ngủ yên cả, nhà lúc nào cũng dột, trong đợt III chúng tôi đã lợp nhà cho anh, anh chị thổ lộ: Thưa Mục-Sư, khi Mục-Sư về suốt ba đêm vợ chồng em cứ nằm ngó lên mặi nhà không ngủ được, vì quá vui, tưởng chừng như trúng số vậy; cụ Trần Thị Hoằng 90 tuổi, ở ấp Định Mỹ, Xã Định Môn, Huyện Ô-Môn, Cần thơ, lần đầu tiên cụ nhận tole lợp nhà, cụ nói: lợp xong, tôi chết cũng hả dạ, tôi nói cụ không chết đâu, cụ hãy vui vẽ sống vì từ nay trở đi không còn sợ mưa dột nữa. Tại Định Môn có đến 20% là người Khmer, những gia đình Khmer nhận tole họ mừng lắm vì họ tưởng chúng tôi chỉ lo cho người Việt, họ không ngờ họ cũng được cấp tole như bao nhiêu người khác, họ có nói tếng Khmer trong Video để gởi đến người Việt gốc Khmer bên Mỹ, tại Tân Công Chí, Chị Nguyễn Thị Thu Vân, gia đình anh Nguyễn văn Thuận vợ là Nguyễn Thị Hiền nói: Được tin gia đình nhận được tole lợp nhà, cả nhà suốt đêm không ngủ được; chỉ có $100.00 mà cả đời họ không dặm mơ ước đến! tôi phát tole cho cả trăm gia đình tại Tân Công Chí tôi hỏi thử có ai là Công Giáo hay Tin-Lành" không ai cả, chỉ có một vị Đại Đức tên là Thích Thiện Hoà cũng đi nhận tole, đứng ra nói khu nầy là Phật Giáo và Hoà Hảo không hà. Thưa quí vị, Khi đi làm xã hội mà còn có ý tưởng phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, màu da hay tiếng nói thì không còn tính cách xã hội nữa, và việc làm xã hội đó không còn ý nghĩa chi cả. Tư tưởng đạo nào giúp đạo nấy, dân tộc nào giúp dân tộc nấy không phải là tinh thần của Ki-Tô Giáo và các Quốc gia Tây phương. Chúng ta nhớ là các quốc gia Tây Phương giang tay đón tiếp chúng ta họ có hỏi chúng ta theo tôn giáo nào đâu, và họ cũng chẳng quan tâm chúng ta thuộc sắc dân nào! Họ chỉ biết một điều chúng ta khổ họ giúp. Ngày nay khi trở về Việt-Nam làm xã hội, chúng ta cũng phải có tinh thần đó, cũng vì lý do đó mà tôi phải cố gắng đi, để những tặng phẩm bà con đóng góp được phân phát tận tay, đồng đều, đúng đối tượng mà không qua trung gian, không bị thất thoặt dọc đường.


Thưa quí đồng hương, trước sự đau khổ ngút ngàn của đồng bào mình, niềm mơ ước của họ chỉ có 20 tấm tole che mưa che nắng giá $100.00, trong khi đó chúng ta bên nầy dư ăn dư mặc, chúng ta dẫn gia đình đi ăn bỏ tiền tip cũng hết $5; $10. không nhẽ chúng ta không thể cho bà con mình được một tấm tole che mưa che nắng giá có $5.00. Ăn uống sẽ hết, nhưng giúp đồng bào mình một tấm tole, nó sẽ còn tồn tại trên nóc nhà và trong lòng họ từ 20 -30 năm tới, chắc chắn họ không bao giờ quên ơn quí vị, họ sẽ luôn cầu nguyện cho công ăn, việc làm và sức khoẻ của quí vị luôn dồi dào để tiếp tục làm việc nghĩa nữa. Riêng tỉnh Đồng Tháp có trên 200,000 căn nhà dột nát tả tơi, còn Vĩnh Long, Rách Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Bình, Bến tre, Mỹ Tho, Long An, Đồng Nai .v.v.. nhưng vì tài chánh có giới hạn, nên chúng tôi chỉ ưu tiên cho những tình trạng tệ nhất để cấp phát, mỗi chuyến đi chỉ mong được 10,000 tấm tole để lợp cho 500 căn nhà.

Như quí vị biết, mỗi chuyến đi đều học hỏi được những kinh nghiệm rất quí giá, Cứu Trợ Đợt I, chúng tôi phát mì gói & nhu yếu phẩm cho 2600 gia đình, sau đó nghe đồng bào nói gói mì ăn không no, nhưng lon gạo ăn no nê, nên Cứu Trợ Đợt II chúng tôi phặt gạo cho 3030 gia đình, sau đó được biết nhà cầm quyền Việt-nam bắt đầu phặt gạo cho dân chúng vùng lũ lụt; qua Cứu Trợ Đợt III chúng tôi phát tole 577 gia đình, và phát 25 tấn gạo cho đồng bào bị lũ ở Phan Rang và Cam Ranh; qua biến cố tại Xã An Hải Cam Ranh, Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tỉnh ra lịnh nộp gạo vào kho, tôi cự tuyệt và chở gạo ra Cam Ranh phát, từ đó tôi quyết định không xin đi cứu trợ nữa, nhưng chính quyền cáëc tỉnh phải đánh văn thơ yêu cầu tôi tới giúp cho đồng bào, và cho phép phái đoàn chúng tôi tự do chụp hình và tuyển chọn đối tượng cấp phát tole. Nên Đợt IV vừa qua chúng tôi cấp tole và lợp nhà cho 547 gia đình, công việc trôi chảy tốt đẹp; Tuy thế tôi cũng phải đề phòng bất trắc xảy ra , nên số lượng tole, cũng như thực phẩm chúng tôi chỉ đặt cọc thôi, khi phát xong mới thanh toán tiền, nên nếu địa phương nào muốn làm khó dễ là làm khó dễ Hãng Cung Cấp, nếu có tịch thu thì tịch thu của hãng, nhưng hãng làm ăn có môn bài đóng thuế rõ ràng làm sao tịch thu của họ được. Cũng vì vậy tôi mới mạnh tay tại Phan Rang, không cho phát thì đi phát chổ khác, thế thôi, phát tận tay chứ không giao cho ai cả. Tại một địa điểm phát tole, địa phương đề nghị giao cho họ phát, tôi trả lời ngay : ý kiến đó tốt lắm, xin quí vị đề nghị Huyện và Xã xuất tiền trả cho chủ hãng, tôi về sẽ mua tole khác, vì số tole nầy chúng tôi mua chưa trả tiền! Thế là họ đơ cán cuốc ngay. Người Việt-Nam thường nói: Vỏ quít dày gặp móng tay nhọn; hay ‘Cáo già gặp cọp về hưu’. Việc lợp nhà cho đồng bào nghèo, giúp chửa trị cho những người bị bệnh nan y không có phương tiện chạy chửa, mua thực phẩm cho người đói v.v.. là việc làm hoàn toàn nhân đạo và từ thiện, nếu không giúp chổ nầy thì giúp chổ khác, tỉnh nào welcome thì mình đến, tỉnh nào khó dể thì mình đi, tội tình gì phải chùi lòn, chẩy chọt hay xin xỏ, trên thế giới đâu phải chỉ có Việt-Nam nghèo đâu, Cambốt, Lào còn tệ hại gấp nhiều lần hơn. Nhưng tại mình còn mang giòng máu Việt nên về giúp thế thôi, mình giúp với tinh thần tương thân tương trợ, chứ không phải bố thí, chúng ta trở về với đồng bào mình như trở về với lòng dân tộc, với những người thân yêu kém may mắn, vì không có người đi vượt biên hay HO, cũng không có người tham gia hay có công với chế độ, nên họ chẳng được hưỏng gì. Mình đến với họ như người thân yêu ruột thịt, người Việt-Nam nói của cho không bằng cặch cho, nên tôi huấn luyện những anh em tình nguyện trong đoàn rất kỷ lưởng, từ cách ăn nói, đối sử, ngay cả những người giả mạo lãnh hai lần mình cũng phải thật nhỏ nhẹ, tế nhị, đừng làm cho họ mất mặt : ‘Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt’ kia mà! vì quá nghèo khổ nên mới nông nổi.

Thưa quí vị, như tôi đã trình bày trên, việc cứu trợ lợp nhà cho đồng nghèo và lũ lụt tại Việt-Nam là việc làm nhân đạo, đến tận nơi nhìn tận mắt mới thấy cảnh khổ triền miên của họ, nên không thể nào ngưng được, tôi khẩn thiết kêu gọi quí đồng hương của ít lòng nhiều, xin quí vị giúp đồng bào mình có mặi nhà che mưa che nắng, nếu quí vị không giúp dược một căn nhà giá $100.00, xin giúp nửa căn $50.00, hay 1/4 căn $25.00, nếu không được nhiều xin giúp cho một tấm tole giá $5.00 góp gió thành bão, ăn một tô phở cũng hết, nhưng mổi tuần mình nhịn một lần có chết chóc gì đâu, nhưng trái lại khoẻ hơn, để tiết kiệm giúp bà con mình một tấm tole che mưa che nắng, quí vị thể gọi điện thoại về những địa phương chúng tôi lợp nhà, tất cả đều công khai và kiểm chứng dể dàng, tôi nói như vậy để bà con cô bác an tâm, chẳng có gì phải úp úp mở mở cả. Nếu quí vị chưa có cuốn Video Cứu Trợ Đợt I,II và III, xin quí vị cho biết chúng tôi sẽ gởi biếu quí vị, để có thể xem những công tác chúng tôi đã thực hiện. Quí vị Ki-Tô Hửu, trong Mùa Chay chúng ta kiêng cử không ăn thịt, kiêng ăn, chuyên đọc Thánh Kinh và cầu nguyện, và Thánh Kinh, Chúa phán dạy chúng ta: ‘Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ trinh những kẻ cốt nhục mình hay sao" (Tiên Tri Ê-Sai 58:7) Trong mùa chay chúng ta hãy tích cực làm vơi đi bớt sự thống khổ của dân tộc mình, đó là việc làm hợp theo ý của Thiên Chúa, lời Chúa cũng viết tiếp, nếu chúng ta thực thi như vậy thì ‘Tấm lòng bác ái, từ thiện của quí vị sẽ như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chửa lành lập tức.. Bây giờ quí vị cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ đặp lại, quí vị kêu cầu, Ngài sẽ phán có ta đây ( Êsai 58: 8-9). Việc lợp nhà cho đồng bào nghèo khổ và lũ lụt là công tặc từ thiện phước hạnh nhất trong Muà Chay năm nay, chúng ta đừng ai làm ngơ hay bỏ qua cơ hội làm việc thiện hiếm có nầy; Xin quí vị gởi giúp đở khẩn cấp ngay hôm nay để kịp thời đặt mua tole.

Quí vị giúp đở xin đề trên chi phiếu hay money order: Thánh Đường Sàigòn và gởi về : Thánh Đường Sàigòn, P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842. Mọi chi tiết khác xin liên lạc về: Thánh Đường Sàigòn Tel. (714) 775-8852, Fax. (714) 636-0285

Email: saigonchurch@yahoo.com; website: www.saigonchurch.com.

Nguyện xin Thiên Chúa chúc phước lành trên tấm lòng vàng và đầy bác ái của quí vị, Kính Chú Quí vị Một Mùa Chay và Lễ Phục-Sinh tràn đầy Hồng Ân của Cứu Chúa Phục Sinh.

Trân Trọng
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo
Thánh Đường Sàigòn
5321 West McFadden Ave, Santa Ana, CA. 92704

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.